BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 118/PVTM-P1 |
Hà Nội, ngày 02 tháng 03 năm 2022 |
Kính gửi: Tổng cục Hải quan
Cục Phòng vệ thương mại (PVTM) - Bộ Công Thương nhận được công văn số 5846/TCHQ-GSQL ngày 13 tháng 12 năm 2021 của Tổng cục Hải quan về việc sử dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với các hàng hóa áp dụng biện pháp chống bán phá giá. Liên quan đến vấn đề này, Cục PVTM có ý kiến như sau:
1. Việc nộp chứng từ chứng nhận xuất hàng hóa nhập khẩu thuộc diện áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa (Nghị định 31/2018/NĐ-CP).
Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa bao gồm Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), Giấy chứng nhận hàng hóa không thay đổi xuất xứ (CNM) và Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (theo quy định tại các khoản từ khoản 4 đến khoản 8 Điều 3 Nghị định 31/2018/NĐ-CP).
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); hoặc
- Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại một trong các Hiệp định sau:
(i) Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean (ATIGA);
(ii) Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP);
(iii) Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA);
(iv) Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA);
(v) Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP).
4. Việc kiểm tra, xác minh xuất xứ hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo quy định của pháp luật về hải quan (Điều 28 Nghị định 31/2018/NĐ-CP).
Trân trọng./.
|
CỤC TRƯỞNG |
CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TỰ CHỨNG NHẬN XUẤT
XỨ THEO CÁC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI TỰ DO MÀ VIỆT NAM LÀ THÀNH VIÊN
(Kèm theo công văn số 118/PVTM-P1)
1. Hiệp định Thương mại hàng hóa Asean (ATIGA)
Hiện nay, quy định về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo Hiệp định ATIGA được hướng dẫn tại Thông tư số 28/2015/TT-BCT ngày 20 tháng 08 năm 2015 quy định việc thực hiện thí điểm tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN, được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư số 19/2020/TT-BCT ngày 14 tháng 8 năm 2020. Theo đó, Việt Nam chấp nhận cả hai hình thức i) C/O đối với Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc các nước ASEAN và ii) Tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với Thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thuộc các nước thành viên ASEAN thực hiện cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa AWSC.
Thông tư chỉ quy định điều kiện để nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa Việt Nam xuất khẩu. Đối với hàng hóa từ các nước ASEAN nhập khẩu vào Việt Nam, Thông tư không có quy định hướng dẫn; điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với trường hợp này phụ thuộc vào quy định pháp luật của các nước thành viên ASEAN.
2. Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BCT ngày 22 tháng 01 năm 2019 quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Thông tư chưa quy định nội dung về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do Việt Nam bảo lưu chỉ áp dụng hình thức nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ sau 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực (đến hết ngày 01 tháng 01 năm 2024).
3. Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với hàng hóa nhập khẩu được quy định tại Điều 19 Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2020 của Bộ Công Thương quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu. Theo đó, đối với hàng hóa từ EU nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan khi nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp:
“a) C/O được phát hành theo quy định từ Điều 20 đến Điều 23 Thông tư này.
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 24 Thông tư này do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Liên minh châu Âu phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ; hoặc nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 EUR (sáu ngàn ơ-rô).
c) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử phù hợp quy định của Liên minh châu Âu và đã được thông báo với Việt Nam. Thông báo có thể gồm quy định Liên minh châu Âu ngừng áp dụng điểm a và điểm b khoản này.”
Ủy ban châu Âu EC đã có công thư thông báo về cơ chế chứng nhận xuất xứ mà EU áp dụng trong Hiệp định EVFTA. Theo thông báo chính thức của EC, EU sẽ áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ theo quy định tại khoản 1(c), Điều 15, Nghị định thư 1 của Hiệp định EVFTA, cụ thể là tự chứng nhận xuất xứ theo hệ thống REX (Registered Exporter System). Quy định này được hướng dẫn tại khoản 1 (c), Điều 19, Thông tư số 11/2020/TT-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định EVFTA. EU đồng thời thông báo không áp dụng cơ chế chứng nhận xuất xứ được quy định tại khoản 1 (a) và khoản 1 (b), Điều 15, Nghị định thư 1 của Hiệp định EVFTA (được hướng dẫn tại khoản 1 (a) và khoản 1 (b), Điều 19, Thông tư số 11/2020/TT-BCT).
Với thông báo này của EC, Việt Nam sẽ cho hưởng ưu đãi thuế quan đối với lô hàng có xuất xứ từ EU trên cơ sở chứng từ tự chứng nhận xuất xứ được phát hành bởi nhà xuất khẩu đã đăng ký mã số REX hoặc bởi bất kỳ nhà xuất khẩu nào chứng nhận cho lô hàng trị giá không quá 6.000 euro.
- Quy định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa thực hiện theo Điều 24 Thông tư số 11/2020/TT-BCT:
“+ Nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi hàng hóa có xuất xứ từ Liên minh châu Âu và đáp ứng quy định khác của EVFTA.
+ Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung lời văn khai báo xuất xứ hàng hóa trên chứng từ. Nhà xuất khẩu sử dụng Mẫu lời văn khai báo xuất xứ bằng một trong các phiên bản ngôn ngữ được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này và phù hợp với quy định pháp luật của Liên minh châu Âu. Trường hợp nhà xuất khẩu khai báo bằng cách viết tay, lời văn khai báo được viết bằng mực và chữ cái in hoa.
+ Nội dung tự chứng nhận xuất xứ không được thực hiện trên một mẫu riêng biệt. Nội dung tự chứng nhận xuất xứ được phép thực hiện trên một trang khác của chứng từ thương mại với điều kiện nhận biết được trang đó là một phần của chứng từ thương mại.
+ Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký viết tay của nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định Liên minh châu Âu được phép không ký tên với điều kiện nhà xuất khẩu cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu văn bản cam kết rằng nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm toàn bộ về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
+ Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ có thể phát hành sau khi xuất khẩu hàng hóa với điều kiện được xuất trình tại Nước thành viên nhập khẩu không muộn hơn 2 năm hoặc theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu kể từ khi hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Nước thành viên nhập khẩu.”
4. Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Anh (UKVFTA)
- Cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong UKVFTA thực hiện theo Điều 19 Thông tư số 02/2021/TT-BCT ngày 11 tháng 6 năm 2021. Đối với hàng hóa có xuất xứ từ Vương quốc Anh nhập khẩu vào Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan theo UKVFTA khi nộp một trong những chứng từ chứng nhận xuất xứ sau:
“a) C/O.
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo quy định tại Điều 24 Thông tư này do nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định của Vương quốc Anh phát hành đối với lô hàng có trị giá bất kỳ; hoặc nhà xuất khẩu bất kỳ phát hành đối với lô hàng không quá 6.000 EUR (sáu ngàn ơ-rô).
c) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phát hành bởi nhà xuất khẩu đăng ký tại cơ sở dữ liệu điện tử theo quy định của Vương quốc Anh sau khi Vương Quốc Anh thông báo với Việt Nam về cơ chế chứng nhận đối với hàng hóa có xuất xứ từ Vương Quốc Anh. Thông báo này có thể bao gồm cả nội dung về việc Vương quốc Anh ngừng áp dụng điểm a và điểm b nêu trên.”
Vương quốc Anh đã có Công hàm gửi Bộ Công Thương về việc áp dụng tự chứng nhận xuất xứ.
- Quy định về tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Vương quốc Anh thực hiện theo Điều 24 Thông tư số 02/2021/TT-BCT, cụ thể như sau:
“+ Nhà xuất khẩu được phép tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa khi hàng hóa có xuất xứ từ Vương quốc Anh và đáp ứng quy định khác của UKVFTA.
+ Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên hóa đơn, phiếu giao hàng hoặc chứng từ thương mại khác có đủ thông tin về hàng hóa, bằng cách đánh máy, đóng dấu hoặc in nội dung lời văn khai báo xuất xứ hàng hóa trên chứng từ. Nhà xuất khẩu sử dụng Mẫu lời văn khai báo xuất xứ bằng một trong các phiên bản ngôn ngữ được quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này và phù hợp với quy định pháp luật của Vương quốc Anh. Trường hợp nhà xuất khẩu khai báo bằng cách viết tay, lời văn khai báo được viết bằng mực và chữ cái in hoa.
- Nội dung tự chứng nhận xuất xứ không được thực hiện trên một mẫu riêng biệt. Nội dung tự chứng nhận xuất xứ được phép thực hiện trên một trang khác của chứng từ thương mại với điều kiện nhận biết được trang đó là một phần của chứng từ thương mại.
+ Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ phải có chữ ký viết tay của nhà xuất khẩu. Tuy nhiên, nhà xuất khẩu đủ điều kiện theo quy định Vương quốc Anh được phép không ký tên với điều kiện nhà xuất khẩu cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền của Nước thành viên xuất khẩu văn bản cam kết rằng nhà xuất khẩu chịu trách nhiệm toàn bộ về chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
+ Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ có thể phát hành sau khi xuất khẩu hàng hóa với điều kiện được xuất trình tại Nước thành viên nhập khẩu không muộn hơn 2 năm hoặc theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu kể từ khi hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Nước thành viên nhập khẩu.”
5. Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP)
Điều 19 Thông tư số 05/2022/TT-BCT ngày 18 tháng 02 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực. Cụ thể:
“2. Hàng hóa có xuất xứ của các nước thành viên nhập khẩu vào Việt Nam được xem xét cho hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định RCEPT khi nộp một trong các chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa sau:
a) C/O được cấp bởi cơ quan, tổ chức cấp C/O theo quy định tại Điều 21 và Điều 22 Thông tư này.
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa do nhà xuất khẩu đủ điều kiện phát hành theo quy định tại Điều 20 và Điều 22 Thông tư này.
3. Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này:
a) Được phát hành dưới dạng văn bản hoặc các hình thức khác bao gồm dạng điện tử.
b) Bao gồm các thông tin tối thiểu theo quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Có hiệu lực trong vòng 01 năm kể từ ngày phát hành.
d) Sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh, có chữ ký và tên của người tự chứng nhận và thời điểm phát hành.”
Công văn 118/PVTM-P1 năm 2022 về sử dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá do Cục Phòng vệ thương mại ban hành
Số hiệu: | 118/PVTM-P1 |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục Phòng vệ thương mại |
Người ký: | Lê Triệu Dũng |
Ngày ban hành: | 02/03/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 118/PVTM-P1 năm 2022 về sử dụng chứng từ chứng nhận xuất xứ đối với hàng hóa nhập khẩu bị áp dụng biện pháp chống bán phá giá do Cục Phòng vệ thương mại ban hành
Chưa có Video