BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1100/BNN-VPĐP |
Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2021 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) giai đoạn 2018-2020, đến hết năm 2020 đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xây dựng và triển khai Đề án/Kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP của tỉnh, 4.451 sản phẩm OCOP của 2.491 chủ thể đã được các địa phương đánh giá, phân hạng từ 3 sao trở lên. Chương trình OCOP đã tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế và nâng cao thu nhập của người dân nông thôn, trên cơ sở phát huy tiềm năng, thế mạnh về sản vật, ngành nghề nông thôn và dịch vụ du lịch của các địa phương.
Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị liên quan chuẩn bị tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình OCOP giai đoạn 2018-2020 và xây dựng Dự thảo Đề án Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 (dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt ngay sau khi chủ trương đầu tư Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 được Quốc hội XV thông qua và Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của Chương trình).
Căn cứ Nghị quyết số 129/2020/QH14 ngày 13/11/2020 của Quốc hội về việc cho phép tiếp tục thực hiện các chế độ, chính sách thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020 cho đến khi nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn tiếp theo có hiệu lực. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị:
1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Đề nghị tiếp tục chủ động cân đối để bố trí nguồn vốn từ ngân sách nhà nước và các nguồn lực huy động hợp pháp khác ngoài ngân sách để thực hiện Chương trình OCOP trong năm 2021 theo các cơ chế, chính sách và quy định hiện hành1 cho đến khi Đề án Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Tập trung các giải pháp nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của địa phương, đặc biệt là về nguồn nguyên liệu, lao động, ngành nghề và du lịch nông thôn nâng để cao chất lượng sản phẩm OCOP, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập của người dân nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững. Đồng thời, tiếp tục tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2021 theo các quy định đã được ban hành.
2. Các Bộ, ngành Trung ương có liên quan:
Căn cứ nhiệm vụ được giao, tiếp tục hỗ trợ các hoạt động truyền thông, quảng bá, xúc tiến thương mại trong Chương trình OCOP; hướng dẫn các địa phương và chủ thể OCOP có giải pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, an toàn thực phẩm và sở hữu trí tuệ... đáp ứng các quy định của pháp luật.
Trong quá trình thực hiện nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, địa chỉ: Số 2 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội để tổng hợp, đề xuất giải pháp tháo gỡ trình cấp có thẩm quyền quyết định./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
1 Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018; Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 và Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.
Công văn 1100/BNN-VPĐP về tiếp tục thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trong năm 2021 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 1100/BNN-VPĐP |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Trần Thanh Nam |
Ngày ban hành: | 24/02/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 1100/BNN-VPĐP về tiếp tục thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm trong năm 2021 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video