TỔNG CỤC THUẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
VIỆT NAM |
Số: 88128/CT-TTHT |
Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 2019 |
Kính gửi: Công ty Cổ phần VIWACO
(Đ/c: Tầng 1
nhà 17 T7 Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, P.Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội - MST: 0101624050)
Trả lời công văn số 1675/VIWACO-TCKH đề ngày 28/10/2019 của Công ty Cổ phần VIWACO (sau đây gọi là Công ty) hỏi về xuất hóa đơn bán hàng, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Điều 2 Nghị định số 117/2007/NĐ-CP ngày 11/7/2007 của Chính phủ về sản xuất, cung cấp và tiêu thụ nước sạch, quy định:
“…
4. Đơn vị cấp nước bán buôn là đơn vị cấp nước thực hiện việc bán nước sạch cho một đơn vị cấp nước khác để phân phối, bán trực tiếp đến khách hàng sử dụng nước.
5. Đơn vị cấp nước bán lẻ là đơn vị cấp nước thực hiện việc bán nước sạch trực tiếp đến khách hàng sử dụng nước.”
- Căn cứ Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
+ Tại Điều 2 quy định về đối tượng chịu phí:
“1. Đối tượng chịu phí bảo vệ môi trường theo quy định tại Nghị định này là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt, trừ trường hợp miễn thu phí theo quy định tại Điều 5 Nghị định này.
2. Nước thải công nghiệp là nước thải từ:
…
3. Nước thải sinh hoạt là nước thải từ:
…”
+ Tại Khoản 2 Điều 3 quy định về cơ quan thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân sử dụng nước sạch:
“Điều 3. Cơ quan thu phí
Cơ quan thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải gồm:
...2. Đơn vị cung cấp nước sạch thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân sử dụng nước sạch.”
+ Tại Khoản 1 Điều 4 quy định về người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải:
“Điều 4. Người nộp phí
1. Tổ chức, cá nhân (bao gồm cả chủ hộ gia đình) xả nước thải quy định tại Điều 2 Nghị định này là người nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
…”
+ Tại Điều 5 quy định các trường hợp miễn phí:
“Miễn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải trong các trường hợp sau:
1. Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các cơ sở sản xuất, chế biến mà không thải ra môi trường dưới bất kỳ hình thức nào (chất rắn, chất lỏng, chất khí);
…
3. Nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá để có giá nước phù hợp với đời sống kinh tế - xã hội;
4. Nước thải sinh hoạt của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình ở các xã thuộc vùng nông thôn và những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;
5. Nước làm mát thiết bị, máy móc không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng;
…
8. Nước thải sinh hoạt tập trung do đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước tiếp nhận và đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định xả thải ra môi trường.”
+ Tại Khoản 1 Điều 7 hướng dẫn xác định số phí phải nộp đối với nước thải sinh hoạt:
“1. Đối với nước thải sinh hoạt:
Số phí bảo vệ môi trường phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được xác định như sau:
Số phí phải nộp (đồng) |
= |
Số lượng nước sạch sử dụng (m3) |
x |
Giá bán nước sạch (đồng/m3) |
x |
Mức thu phí |
Trong đó:
a) Số lượng nước sạch sử dụng được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí. Trường hợp người nộp phí chưa lắp được đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ thì áp dụng theo định mức khoán lượng nước sạch tiêu thụ đối với từng loại đối tượng sử dụng nước sạch do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định phù hợp với từng loại đối tượng sử dụng.
Trường hợp tự khai thác nước thì số lượng nước sạch sử dụng được xác định căn cứ vào số người theo sổ hộ khẩu gia đình (đối với gia đình) hoặc bảng chấm công, bảng lương, hợp đồng lao động (đối với tổ chức không sản xuất, chế biến) và lượng nước sạch bình quân theo đầu người trong xã, phường, thị trấn.
Đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ tự khai thác nước để sử dụng thì số lượng nước sạch sử dụng được xác định căn cứ vào quy mô hoạt động kinh doanh, dịch vụ do cơ sở tự kê khai và thẩm định của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
b) Giá bán nước sạch là giá bán nước của đơn vị cung cấp nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
c) Mức thu phí được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định này.”
- Căn cứ Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:
“7. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất)…”
- Căn cứ Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT.
+ Tại Khoản 3 Điều 7 quy định về giá tính thuế:
“Điều 7. Giá tính thuế
…
3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này…”
+ Tại Điều 10 quy định thuế suất 5%:
“1. Nước sạch phục vụ sản xuất và sinh hoạt, không bao gồm các loại nước uống đóng chai, đóng bình và các loại nước giải khát khác thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 10%. ”
- Căn cứ điểm a Khoản 2 Điều 16 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính quy định về tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn như sau:
“…
Ngày lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp điện sinh hoạt, nước sinh hoạt, dịch vụ viễn thông, dịch vụ truyền hình thực hiện chậm nhất không quá bảy (7) ngày kế tiếp kể từ ngày ghi chỉ số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ hoặc ngày kết thúc kỳ quy ước đối với việc cung cấp dịch vụ viễn thông, truyền hình.... ”
Căn cứ các quy định nêu trên và Công văn của đơn vị, Cục Thuế TP Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:
Trường hợp Công ty có phát sinh hoạt động cho, tặng nước trong kỳ xảy ra sự cố cấp nước sạch cho khách hàng thì Công ty phải lập hóa đơn GTGT khi cho, tặng khách hàng theo hướng dẫn tại Khoản 7 Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính.
Giá tính thuế GTGT được xác định là giá tính thuế GTGT của hàng hóa cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động này theo quy định tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.
Trường hợp khối lượng nước sạch đã cho, tặng khách hàng để sử dụng có phát sinh phí bảo vệ môi trường và các loại thuế, phí khác (nếu có) thì Công ty thực hiện nghĩa vụ theo quy định.
Nội dung Công ty hỏi về hạch toán kế toán trường hợp cung cấp nước sạch miễn phí cho khách hàng không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan thuế. Đề nghị đơn vị liên hệ với Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán - Bộ Tài chính để được hướng dẫn.
Trong quá trình thực hiện, trường hợp còn vướng mắc, đề nghị Công ty liên hệ với Phòng Thanh tra - kiểm tra số 7 - Cục Thuế TP Hà Nội để được hướng dẫn cụ thể.
Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty Cổ phần VIWACO được biết./.
|
KT. CỤC TRƯỞNG |
Công văn 88128/CT-TTHT năm 2019 về xuất hóa đơn bán hàng do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
Số hiệu: | 88128/CT-TTHT |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục thuế thành phố Hà Nội |
Người ký: | Nguyễn Tiến Trường |
Ngày ban hành: | 22/11/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 88128/CT-TTHT năm 2019 về xuất hóa đơn bán hàng do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành
Chưa có Video