Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7957/CTTPHCM-TTHT
V/v chính sách thuế

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 05 tháng 7 năm 2022

 

Kính gửi: Công ty TNHH lyaku Partners
Địa chỉ: Tầng 1, Tòa Nhà Phương Tower, 31C Lý Tự Trọng, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Mã số thuế 0316960084

Trả lời văn bản số 012022/CV (Cục Thuế nhận được ngày 03/06/2022) của Công ty TNHH Iyaku Partners (Công ty) về chính sách thuế, Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh có ý kiến như sau:

Căn cứ Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC) quy định thu nhập từ tiền lương, tiền công:

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính cht tiền lương, tiền công dưới các hình thức bng tin hoặc không bng tin.

đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưng dưới mọi hình thức:

đ.1) Tin nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có), không bao gồm: khoản lợi ích về nhà ở, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng đcung cp min phí cho người lao động làm việc tại khu công nghiệp; nhà ở do người sử dụng lao động xây dựng tại khu kinh tế, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn cung cấp min phí cho người lao động làm việc tại đó.

Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn c vào tin thuê nhà hoặc chi phí khu hao, tin điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân s dụng với diện tích trụ sở làm việc.

Khoản tiền thuê nhà, điện nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có) đối với nhà ở do đơn vị sử dụng lao động trả thay tính vào thu nhập chịu thuế theo s thực tế trả thay nhưng không vượt quá 15% tng thu nhập chịu thuế phát sinh (chưa bao gồm tiền thuê nhà, điện nước và dịch vụ kèm theo (nếu có)) tại đơn vị không phân biệt nơi trả thu nhập

đ.2) Khoản tin do người sử dụng lao động mua bảo hiểm nhân thọ, bảo him không bắt buộc khác có tích lũy về phí bảo hiểm; mua bảo him hưu trí tự nguyện hoặc đóng góp Quỹ hưu trí tự nguyện cho người lao động.

Trường hợp người sử dụng lao động mua cho người lao động sn phm bảo him không bt buộc và không có tích lũy về phí bảo him (kể cả trường hợp mua bảo him của các doanh nghiệp bảo hiểm không thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam được phép bán bảo hiểm tại Việt Nam) thì khoản tiền phí mua sản phẩm bảo hiểm này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Bảo hiểm không bắt buộc và không có tích lũy về phí bảo hiểm gm các sản phm bảo hiểm như: bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tử kỳ (không bao gồm sản phẩm bảo hiểm t kỳ có hoàn phí), ... mà người tham gia bảo hiểm không nhận được tin phí tích lũy từ việc tham gia bảo hiểm, ngoài khoản tin bảo hiểm hoặc bi thường theo thỏa thuận tại hợp đng bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm trả.

đ.3) Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu như: chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, th thao, giải trí, thm mỹ, cụ thể như sau:

đ.3.1) Khoản phí hội viên (như thẻ hội viên sân gôn, sân quần vợt, thẻ sinh hoạt câu lạc bộ văn hóa nghệ thuật, th dục ththao...) nếu thẻ có ghi đích danh cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng. Trường hợp thẻ được sử dụng chung, không ghi tên cá nhân hoặc nhóm cá nhân sử dụng thì không tính vào thu nhập chịu thuế.

đ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khoẻ, vui chơi, giải trí thm mỹ... nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập th người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.

đ.5) Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động theo quy chế của đơn vị.

g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

g.1) Khon hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo cho bản thân người lao động và thân nhân của người lao động.

g.1.1) Thân nhân của người lao động trong trường hợp này bao gồm: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ hoặc chng: vợ hoặc chng; cha đẻ, mẹ đ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chng, mẹ chng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp.

g.1.2) Mức hỗ trợ không tính vào thu nhập chịu thuế là s tiền thực tế chi trả theo chứng từ trả tin viện phí nhưng tối đa không quá s tin trả viện phí của người lao động và thân nhân người lao động sau khi đã trừ s tin chi trả của tổ chức bảo hiểm.

g.1.3) Người sử dụng lao động chi tin hỗ trợ có trách nhiệm: lưu giữ bản sao chứng từ trả tin viện phí có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả phần còn lại sau khi tổ chức bảo hiểm trả trực tiếp với cơ sở khám chữa bệnh) hoặc bn sao chứng từ trả viện phí; bản sao chứng từ chi bảo hiểm y tế có xác nhận của người sử dụng lao động (trong trường hợp người lao động và thân nhân người lao động trả toàn bộ viện phí, tổ chức bảo hiểm trả tin bảo hiểm cho người lao động và thân nhân người lao động) cùng với chứng từ chi tin hỗ trợ cho người lao động và thân nhân người lao động mc bệnh him nghèo.

g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nu ăn, mua sut ăn, cấp phiếu ăn.

Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tin cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nêu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phn chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hưng dn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng ti đa không vượt q mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.

g.7) Khoản tin học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam, con của người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài học tại nước ngoài theo bậc học từ mm non đến trung học phthông do người sử dụng lao động tr hộ.

g.10) Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, hỉ cho bn thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hưng dn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.”

Căn cứ Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài chính (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 và Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018) quy định về chi phí được trừ, chi phí không được trừ khi tính thu nhập chịu thuế TNDN:

“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng ln có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuê GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tin mặt.

Chng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuê giá trị gia tăng.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tin mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phn giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tin mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bng tin mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.6. Chi tin lương, tin công, tin thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Chi tin lương, tin công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong k nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

b) Các Khon tin lương, tin thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể Điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tng công ty, Tập đoàn: Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đng quản trị, Tng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tng công ty.

- Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đng lao động với người nước ngoài trong đó có ghi khoản chi về tin học cho con của người nước ngoài học tại Việt Nam theo bậc học từ mm non đến trung học phổ thông được doanh nghiệp trả có tính cht tiền lương, tin công và có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động với người lao động trong đó có ghi khoản chi về tin nhà do doanh nghiệp tr cho người lao động, khoản chi trả này có tính chất tin lương, tin công và có đy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định thì được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đng với doanh nghiệp nước ngoài trong đó nêu rõ doanh nghiệp Việt Nam phải chịu các chi phí về ch ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do doanh nghiệp Việt Nam chi trả được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhp chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.11. Phần chi vượt mức 03 triệu đồng/tháng/người để: Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, mua bo him hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động; Phn vượt mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế đ trích nộp các quỹ có tính cht an sinh xã hội (bảo hiểm xã hội, bảo him hưu trí bổ sung bt buộc), qu bảo hiểm y tế và quỹ bảo hiểm tht nghiệp cho người lao động.

Khoản chi trích nộp qu hưu trí tự nguyện, quỹ có tính cht an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bo hiểm nhân thọ cho người lao động được tính vào chi phí được trừ ngoài việc không vượt mức quy định tại điểm này còn phải được ghi cụ thể Điều kiện hưởng và mức hưng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đng lao động; Thỏa ước lao động tập th: Quy chế tài chính của Công ty, Tng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng qun trị Tng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tng công ty.

Doanh nghiệp không được tính vào chi phí đối với các Khoản chi cho Chương trình tự nguyện nêu trên nếu doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về bo him bt buộc cho người lao động (k cả trường hợp nợ tiền bảo hiểm bt buộc

2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ Điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, m đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày l, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những Khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

…”

Căn cứ khoản 4 Điều 22 Thông tư số 26/2016/TT- BLĐTBXH ngày 01/09/2016 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định:

“4. Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước”.

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp Công ty theo thỏa thuận tại hợp đng có chi trả cho nhân viên người nước ngoài các khoản lương, thưởng và phụ cấp (bao gồm tin thuê nhà, học phí, tiền ăn giữa ca,...) thì Công ty xác định như sau:

1./ Về thuế TNCN:

- Đối với tin nhà do Công ty trả thay cho nhân viên thì khoản thuê nhà này tính vào thu nhập chịu thuế TNCN theo s thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tng thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công của cá nhân này (chưa bao gồm tin thuê nhà) theo quy định tại điểm d1 khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC).

- Đi với tin ăn giữa ca: trường hợp Công ty có chi tiền ăn trưa cho người lao động nếu mức chi không vượt quá 730.000 đồng/người/tháng thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

- Đối với mua bảo hiểm: Công ty nghiên cứu thực hiện theo điểm đ2 khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC (đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư số 92/2015/TT-BTC).

- Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động theo quy chế của Công ty.

- Đối với khoản lợi ích khác do Công ty trả thêm cho người lao động như: chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí..nêu các khoản lợi ích này có nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì phải tính vào thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công để kê khai nộp thuê TNCN theo quy định. Trường hợp nội dung chi trả không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

- Đối với khoản chi cho thân nhân người lao động:

+ Khoản tiền Công ty hỗ trợ cho việc khám chữa bệnh hiểm nghèo của thân nhân người lao động không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN theo quy định tại tiết g1 điểm g khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC.

+ Khoản tin học phí cho con của người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam học tại Việt Nam theo bậc học từ mm non đến trung học phổ thông do người sử dụng lao động trả hộ, nếu khoản chi này được quy định cụ thể tại hợp đng lao động và có đy đ hóa đơn chứng từ hợp pháp mang tên địa chỉ, mã số thuế Công ty thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

+ Khoản tin do Công ty chi đám hiếu, hỉ cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của Công ty và không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

+ Các khoản chi khác cho người thân người lao động được xem như khoản lợi ích khác mà người lao động nhận được và được tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.

2.1 Về thuế TNDN: việc xác định khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thực hiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC và Thông tư số 25/2018/TT-BTC).

Cc Thuế Thành phố Hồ Chí Minh thông báo Công ty biết và căn cứ tình hình thực tế để thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng NVDTPC;
- Phòng TTKT số 6;
- Lưu: VT, TTHT (nthphuong.5b)
1647/0906/2022/152984

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Tiến Dũng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 7957/CTTPHCM-TTHT năm 2022 về chính sách thuế do Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu: 7957/CTTPHCM-TTHT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Nguyễn Tiến Dũng
Ngày ban hành: 05/07/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [6]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 7957/CTTPHCM-TTHT năm 2022 về chính sách thuế do Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…