Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 735/TCT-TNCN
V/v chính sách thuế đối với khoản lãi cho vay của cá nhân

Hà Nội, ngày 5 tháng 3 năm 2009

 

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc TW

Vừa qua, Tổng cục Thuế nhận được công văn của một số Cục Thuế phản ánh vướng mắc chính sách thuế đối với khoản lãi cho vay. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tại điểm 3, mục I, Thông tư số 81/2004/TT-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 147/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao quy định: “Tạm thời chưa thu thuế thu nhập cá nhân đối với các khoản thu nhập về lãi tiền gửi ngân hàng, lãi tiền gửi tiết kiệm, lãi tiền cho vay vốn, lãi mua tín phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu, cổ phiếu, thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, chênh lệch mua bán chứng khoán.”

Tại điểm 2, mục I, phần A Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp quy định đối tượng nộp thuế Thu nhập doanh nghiệp trong đó có bao gồm cá nhân kinh doanh.

Tại điểm 5, mục IV, phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp quy định các khoản thu nhập chịu thuế khác bao gồm: “5. Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi tiền cho vay (bao gồm cả lãi trả chậm, lãi quá hạn...), lãi bán hàng trả chậm, lãi bán hàng trả góp, lãi thu được do người mua thanh toán chậm so với quy định tại điều khoản thanh toán trong hợp đồng, lãi trái phiếu (trừ các loại trái phiếu được miễn thuế theo quy định).”

Căn cứ vào những quy định trên đây thì thời điểm áp dụng văn bản pháp luật về thuế đối với vấn đề này như sau:

- Từ 31/12/2008 trở về trước: nếu cá nhân chỉ có thu nhập từ lãi tiền cho vay tạm thời chưa thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Trường hợp cá nhân kinh doanh (có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ) nếu có thu nhập từ lãi tiền cho vay thì phải cộng khoản thu nhập này vào thu nhập chung của kinh doanh để tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.

- Từ năm 2009, đối với thu nhập từ lãi tiền cho vay thực hiện theo quy định tại Luật thuế Thu nhập cá nhân. Đối với thu nhập từ lãi tiền vay phát sinh từ ngày 01/01/2009 đến hết ngày 31/05/2009 thuộc đối tượng được giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Thông tư số 27/2009/TT-BTC ngày 06/2/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc giãn thời hạn nộp thuế thu nhập cá nhân.

Tổng cục Thuế hướng dẫn để các Cục Thuế được biết và thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ Pháp chế;
- Ban PC, TT-TĐ, HT;
- Lưu: VT; TNCN.Hiền

KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Duy Khương

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn số 735/TCT-TNCN về việc chính sách thuế đối với khoản lãi cho vay của cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu: 735/TCT-TNCN
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
Người ký: Phạm Duy Khương
Ngày ban hành: 05/03/2009
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn số 735/TCT-TNCN về việc chính sách thuế đối với khoản lãi cho vay của cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…