BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 701/TCT-TTr |
Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2016 |
Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Năm 2015, tăng trưởng kinh tế nước ta tuy được phục hồi nhưng chưa thực sự bền vững. Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015; Quyết định số 02/QĐ-BTC ngày 05/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành kế hoạch hành động của Bộ Tài chính thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03/01/2015 của Chính phủ; Nghị quyết số 19/NQ-CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2015-2016; Ngành Thuế đã triển khai đồng bộ và toàn diện công tác thanh tra, kiểm tra, chống các hành vi vi phạm về thuế, trốn thuế, gian lận thuế, vi phạm hoàn thuế, khai thác nguồn thu, chống thất thu NSNN. Theo đó, kết quả thanh tra, kiểm tra đã có những chuyển biến rõ rệt, các hành vi vi phạm về thuế được phát hiện và ngăn chặn kịp thời.
Kết quả, năm 2015, toàn ngành thực hiện thanh tra, kiểm tra được 79.297 doanh nghiệp, bằng 118,26% so với năm 2014. Tổng số tiền thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra là: 12.350,83 tỷ đồng, bằng 116,94% so với năm 2014; Giảm khấu trừ: 1.239,1 tỷ đồng, bằng 118,83% so với năm 2014 và giảm lỗ qua thanh tra, kiểm tra là: 23.044,45 tỷ đồng, bằng 116,90% so với năm 2014, số đã nộp NSNN: 9.136,62 tỷ đồng, đạt 73,97% số thuế tăng thu qua thanh tra, kiểm tra và bằng 118% so với cùng kỳ năm 2014. Kết quả nêu trên đã khẳng định sự nỗ lực và những chuyển biến tích cực trong công tác thanh tra, kiểm tra của toàn ngành thuế. Tuy nhiên, toàn ngành chưa hoàn thành được kế hoạch thanh tra, nhiệm vụ kiểm tra năm 2015 (đạt 97,04% kế hoạch thanh tra, nhiệm vụ kiểm tra).
Năm 2016, với dự báo nền kinh tế nước ta tiếp tục gặp nhiều khó khăn thách thức, tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp; tốc độ phục hồi kinh tế chậm và tiềm ẩn nhiều rủi ro, biến động khó lường trên thị trường tài chính, tiền tệ, giá dầu thô.... Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2016 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2016. Theo đó, Tổng cục Thuế đã có Quyết định số 76/QĐ-TCT ngày 14/01/2016 về việc giao cho Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp năm 2016, Quyết định số 77/QĐ-TCT ngày 14/1/2016 về việc phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế tại doanh nghiệp năm 2016, yêu cầu các Cục Thuế phấn đấu thực hiện thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp đạt tối thiểu tỷ lệ 18% số doanh nghiệp đang hoạt động, nhằm tăng cường công tác chống thất thu ngân sách; đồng thời tiếp tục triển khai hiện đại hóa công tác thanh tra, kiểm tra thuế; nâng cao năng lực cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra.
Để hoàn thành toàn diện mục tiêu nêu trên, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện một số các giải pháp sau:
- Chú trọng công tác chuẩn bị thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, theo đó triển khai phân tích chuyên sâu để lựa chọn các nội dung trọng tâm cần thanh tra, kiểm tra; Yêu cầu người nộp thuế cung cấp các thông tin theo quy định qua hòm thư điện tử (trừ các thông tin, tài liệu mà người nộp thuế đã gửi đến cơ quan thuế)... để đảm bảo rút ngắn thời gian thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, công tác thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cao.
- Tiếp tục triển khai các ứng dụng kiểm tra hồ sơ khai thuế GTGT và hồ sơ khai thuế TNDN.
- Trong quá trình thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế kết hợp với việc đẩy mạnh tuyên truyền, hỗ trợ tư vấn pháp luật về thuế cho người nộp thuế, tháo gỡ vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách về thuế nói chung và chính sách pháp luật thanh tra, kiểm tra nói riêng.
3. Tăng cường triển khai thanh tra, kiểm tra người nộp thuế có dấu hiệu rủi ro cao về thuế:
- Trên cơ sở danh sách doanh nghiệp thuộc kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2016 đã được phê duyệt, tiến hành rà soát, tập trung thanh tra, kiểm tra ngay đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế, hoàn thuế; về sử dụng hóa đơn, chứng từ bất hợp pháp; về ưu đãi thuế. Lưu ý, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trong việc kiểm tra chặt chẽ các hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại Công văn số 10024/BTC-TCT ngày 22/7/2014; Công văn số 10492/BTC-TCT ngày 30/7/2015; Công văn số 13822/BTC-TCT ngày 02/10/2015; Công văn số 18832/BTC-TCT ngày 17/12/2015; Công văn số 4226/TCT-KK ngày 12/10/2015; Sử dụng các thông tin liên quan đến tờ khai Hải quan và các thông tin hải quan khác làm dữ liệu đối chiếu trong công tác giải quyết hồ sơ kiểm tra trước hoàn thuế sau; Thanh tra, kiểm tra sau hoàn thuế và công tác thanh tra, kiểm tra thuế khác theo quy định tại Công văn số 164/TCT-KK ngày 14/1/2016 của Tổng cục Thuế;
- Triển khai công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong việc chấp hành chế độ hóa đơn, chứng từ kế toán và chấp hành chính sách thuế đối với các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng miếng; Các doanh nghiệp thuộc ngành nghề, lĩnh vực có khả năng có số thu lớn như: Dầu khí; Xăng dầu; Điện lực; Viễn thông và kinh doanh vật tư, thiết bị viễn thông; Công ty kinh doanh bất động sản lớn; Công ty có dự án nhà ở xã hội; Chuyển nhượng vốn, thương hiệu; Chuyển nhượng dự án; Quảng cáo truyền hình; Liên kết đào tạo quốc tế; Bệnh viện; Hàng không; Ngân hàng; Vận tải Taxi; Dược phẩm; Kinh doanh khách sạn, nhà hàng; Công ty xổ số kiến thiết; kinh doanh thương mại điện tử, ... Các tập đoàn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam: Honda, Yamaha, Toyota,...; Các tập đoàn bán buôn, bán lẻ quốc tế: Pakson, Central Việt Nam (Robbins); Các doanh nghiệp chưa được thanh tra, kiểm tra từ 5 năm trở lên, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn; các doanh nghiệp được hưởng ưu đãi miễn giảm thuế; Các tập đoàn, tổng công ty có doanh thu và số nộp Ngân sách nhà nước lớn.
- Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận về thuế, chiếm đoạt tiền hoàn thuế.
- Chuyển ngay các hồ sơ thanh tra, kiểm tra người nộp thuế có dấu hiệu trốn thuế, chiếm đoạt tiền thuế từ NSNN khi phát hiện trong quá trình thanh tra, kiểm tra sang cơ quan công an để xử lý hình sự theo quy định của pháp luật; Đề nghị cơ quan công an xử lý đối với những hồ sơ cơ quan thuế đã chuyển cơ quan công an nhưng quá thời hạn quy định chưa xử lý hoặc đã có kết quả giải quyết nhưng chưa rõ để tiếp tục phối hợp, điều tra xử lý theo quy định;
- Đề nghị cơ quan ban ngành địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan Thuế triển khai thực hiện có hiệu quả công tác khai thác nguồn thu, chống thất thu ngân sách trên địa bàn trong các ngành, lĩnh vực có rủi ro cao về thuế.
- Tổ chức sắp xếp, sớm bổ sung nguồn nhân lực cho công tác thanh tra, kiểm tra tối thiểu đạt khoảng 35% tổng số cán bộ công chức của đơn vị.
- Tập trung xây dựng hệ thống giáo trình, tài liệu đào tạo chức năng thanh tra, kiểm tra theo quyết định số 731/QĐ-TCT ngày 16/4/2015 của Tổng cục Thuế. Có biện pháp khuyến khích động viên đối với các thành viên tham gia biên soạn tài liệu nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng hệ thống thanh tra, kiểm tra;
- Đẩy mạnh công tác đào tạo, tập huấn, trao đổi nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra thuế nâng cao năng lực và kỹ năng cho công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra thuế trong việc phát hiện phương thức, thủ đoạn, hành vi gian lận mới đảm bảo đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đặc biệt chú trọng kỹ năng thanh tra, kiểm tra người nộp thuế hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, thương mại điện tử và thanh tra giá chuyển nhượng; Triển khai việc sát hạch kiến thức và kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế đối với công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra.
- Phân công nhập dữ liệu vào phần mềm ứng dụng TTR đến từng phòng, bộ phận, từng cán bộ và phải có đầu mối theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc nhập dữ liệu, đảm bảo việc nhập dữ liệu thanh tra, kiểm tra chính xác, kịp thời để có đủ dữ liệu phục vụ công tác báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất, công tác phân tích rủi ro trong thanh tra, kiểm tra.
- Đánh giá xếp loại thi đua, khen thưởng đối với Lãnh đạo Cục, Lãnh đạo bộ phận thanh tra, kiểm tra; Lãnh đạo đầu mối theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc nhập dữ liệu trong trường hợp nhập dữ liệu thanh tra, kiểm tra thuế vào ứng dụng TTR không chính xác, đầy đủ, kịp thời.
Tổng cục Thuế yêu cầu Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc triển khai thực hiện.
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG |
Công văn 701/TCT-TTr năm 2016 về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế do Tổng cục Thuế ban hành
Số hiệu: | 701/TCT-TTr |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tổng cục Thuế |
Người ký: | Phi Vân Tuấn |
Ngày ban hành: | 24/02/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 701/TCT-TTr năm 2016 về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế do Tổng cục Thuế ban hành
Chưa có Video