Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THU TP HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 51438/CTHN-TTHT
V/v chính sách thuế TNCN

Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2021

 

Kính gửi: Công ty TNHH MTV DVMĐ sân bay Việt Nam - CN Nội Bài
(Đ/c: Xã Phú Minh, Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội - MST: 0313587386-003)

Ngày 12/11/2021, Cục Thuế TP Hà Nội nhận được công văn số 237/VIAGS-NBA ngày 09/11/2021 của Công ty TNHH MTV DVMĐ sân bay Việt Nam - CN Nội Bài (sau đây gọi là Công ty) hỏi về chính sách thuế TNCN. Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 ngày 20/06/2012 của Quốc hội:

+ Tại Điều 26 quy định về tài chính công đoàn:

“Tài chính công đoàn gồm các nguồn thu sau đây:

1. Đoàn phí công đoàn do đoàn viên công đoàn đóng theo quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam;

2. Kinh phí công đoàn do cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng bằng 2% quy tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động;

3. Ngân sách nhà nước cấp hỗ trợ;

4. Nguồn thu khác từ hoạt động văn hóa, thể thao, hoạt động kinh tế của Công đoàn; từ đề án, dự án do Nhà nước giao; từ viện trợ, tài trợ của tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài.”

+ Tại Điều 27 quy định về quản lý, sử dụng tài chính công đoàn

1. Công đoàn thực hiện quản lý, sử dụng tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật và quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

2. Tài chính công đoàn được sử dụng cho hoạt động thực hiện quyền, trách nhiệm của Công đoàn và duy trì hoạt động của hệ thống công đoàn, bao gồm các nhiệm vụ sau đây:

a) Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường li, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động;

b) T chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;

c) Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn vững mạnh;

d) T chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;

đ) Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức công đoàn;

e) T chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động;

g) Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;

h) Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên công đoàn và người lao động khi m đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;

i) Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;

k) Trả lương cho cán bộ công đoàn chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ công đoàn không chuyên trách;

l) Chi cho hoạt động của bộ máy công đoàn các cấp;

m) Các nhiệm vụ chi khác.”

- Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 (được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015) của Bộ Tài chính hướng dẫn thu nhập từ tiền lương, tiền công:

“2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.

b) Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

...d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.

đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:

...đ.3) Phí hội viên và các khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân theo yêu cầu như: chăm sóc sức khỏe, vui chơi, thể thao, giải trí, thẩm mỹ, cụ thể như sau:

...đ.3.2) Khoản chi dịch vụ khác phục vụ cho cá nhân trong hoạt động chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí thẩm mỹ... nếu nội dung chi trả ghi rõ tên cá nhân được hưởng. Trường hợp nội dung chi trả phí dịch vụ không ghi tên cá nhân được hưởng mà chi chung cho tập thể người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế.

...đ.4) Phần khoán chi văn phòng phẩm, công tác phí, điện thoại, trang phục,... cao hơn mức quy định hiện hành của Nhà nước. Mức khoán chi không tính vào thu nhập chịu thuế đối với một số trường hợp như sau:

...đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

...g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

g.5) Khoản tiền ăn giữa ca, ăn trưa do người sử dụng lao động t chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn.

Trường hợp người sử dụng lao động không tổ chức bữa ăn gia ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động thì không tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân nếu mức chi phù hợp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trường hợp mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

Mức chi cụ thể áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước và các tổ chức, đơn vị thuộc cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, Đoàn thể, các Hội không quá mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đối với các doanh nghiệp ngoài Nhà nước và các tổ chức khác, mức chi do thủ trưởng đơn vị thống nhất với chủ tịch công đoàn quyết định nhưng tối đa không vượt quá mức áp dụng đối với doanh nghiệp Nhà nước.”

- Căn cứ khoản 4 Điều 22 Thông tư số 26/2016/TT-BLĐTBXH ngày 01/09/2016 của Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội:

“4. Công ty thực hiện mức tiền chi bữa ăn giữa ca cho người lao động tối đa không vượt quá 730.000 đng/người/tháng. Việc thực hiện chế độ ăn giữa ca theo hướng dẫn tại Thông tư số 22/2008/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ ăn giữa ca trong công ty nhà nước.”

Căn cứ quy định nêu trên, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Trường hợp Công ty TNHH MTV DVMĐ sân bay Việt Nam - CN Nội Bài có chính sách chi ngh mát, phụ cấp ăn trưa, ăn giữa ca cho người lao động (được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty) thì:

+ Đối với chi phí tiền ăn trưa, ăn giữa ca:

Trường hp Công ty tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa cho người lao động dưới các hình thức như trực tiếp nấu ăn, mua suất ăn, cấp phiếu ăn thì khoản chi này không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động. Trường hợp Công ty không tổ chức bữa ăn giữa ca, ăn trưa mà chi tiền cho người lao động theo mức chi phù hp với hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, nếu mức chi cao hơn mức hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì phần chi vượt mức phải tính vào thu nhập chịu thuế của cá nhân.

+ Đối với khoản chi nghỉ mát:

Trường hợp khoản chi nghỉ mát do Công ty chi cho người lao động mà khoản chi ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì khoản tiền này tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động. Trường hợp khoản chi chung cho tập th người lao động không ghi rõ tên cá nhân được hưởng thì khoản thu nhập này không tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.

Trường hợp cá nhân thực tế nhận được khoản chi nghỉ mát từ Công ty thì khoản thu nhập này tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính.

- Trường hợp TNHH MTV DVMĐ sân bay Việt Nam - CN Nội Bài phát sinh các khoản chi cho người lao động, mà các khoản chi này được trích từ Quỹ Công đoàn, đáp ứng các nhiệm vụ quy định tại Điều 27 Luật Công đoàn số 12/2012/QH13 thì người lao động khi nhận được các khoản chi này, không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công.

- Về nội dung vướng mắc của Công ty về chính sách thuế TNCN đối với khoản chi phí liên quan đến dịch Covid-19 đã được Tổng cục Thuế hướng dẫn tại công văn số 4110/TCT-DNNCN ngày 27/10/2021 (Bản photo đính kèm). Đề nghị Công ty nghiên cứu văn bản hướng dẫn nêu trên và căn cứ tình hình thực tế phát sinh tại đơn vị để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

Trong quá trình thực hiện chính sách thuế, trường hợp còn vướng mắc, đơn vị có thể tham khảo các văn bản hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội được đăng tải trên website http://hanoi.gdt.gov.vn hoặc liên hệ với Phòng Thanh tra kiểm tra số 3 để được hỗ trợ giải quyết.

Cục Thuế TP Hà Nội trả lời để Công ty TNHH MTV DVMĐ sân bay Việt Nam - CN Nội Bài được biết và thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng TTKT3;
- Phòng NVDTPC
;
- Website Cục Thuế;
- Lưu: VT, TTHT(2).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Tiến Trường

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 51438/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu: 51438/CTHN-TTHT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
Người ký: Nguyễn Tiến Trường
Ngày ban hành: 01/12/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [4]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 51438/CTHN-TTHT năm 2021 về chính sách thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…