Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4395/TCT-HTQT
V/v xác định nghĩa vụ thuế TNCN theo Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Nhật Bản.

Hà Nội, ngày 21 tháng 09 năm 2016

 

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Long An.

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 2145/CT-TNCN ngày 11/8/2016 của Cục Thuế tỉnh Long An đề nghị hỗ trợ xác định nghĩa nghĩa vụ thuế TNCN theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (sau đây gọi là Hiệp định thuế) giữa Việt Nam và Nhật Bản của 2 cá nhân người Nhật Bản làm việc tại Công ty TNHH Active Vietnam Factory. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Về các vướng mắc chung của Cục Thuế tỉnh Long An:

- Hiện nay, toàn bộ các thủ tục áp dụng Hiệp định thuế và Ưu đãi thuế theo Điều ước quốc tế (tổng số 15 TTHC) được hướng dẫn tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 và Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính.

Đồng thời, Bộ Tài chính cũng ban hành Thông tư số 205/2013/TT-BTC ngày 24/12/2013 (có hiệu lực thi hành từ ngày 06/02/2014) hướng dẫn thực hiện các Hiệp định thuế giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam. Theo đó, việc xác định nghĩa vụ thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương tiền công (hay thu nhập từ dịch vụ cá nhân phụ thuộc) được hướng dẫn tại Mục 10, Chương II, Thông tư số 205/2013/TT-BTC; việc xác định nghĩa vụ thuế TNCN đối với thu nhập từ thù lao giám đốc được hướng dẫn tại Mục 11, Chương II, Thông tư số 205/2013/TT-BTC.

- Đối với các hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế, Tổng cục Thuế đã có công văn số 2279/TCT-HTQT ngày 16/6/2008 (bản chụp gửi kèm) gửi các Cục Thuế yêu cầu các Cục Thuế tổ chức kiểm tra ngay các hồ sơ khai thuế nếu có kê khai miễn, giảm của nhà thầu nước ngoài, đảm bảo miễn, giảm đúng theo quy định tại Hiệp định không để thất thu cho NSNN. Đồng thời, đảm bảo quyền lợi của người kê khai khi đã nộp cho Cơ quan thuế hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp định (liệu hồ sơ thông báo miễn, giảm thuế theo Hiệp định của người kê khai đã đầy đủ hoặc có đủ điều kiện được áp dụng Hiệp định không).

- Về việc nhập thông tin vào ứng dụng TMS khi phát sinh hồ sơ miễn, giảm thuế TNCN theo Hiệp định thuế:

Hiện tại trên các mẫu biểu kê khai thuế TNCN đã hỗ trợ chỉ tiêu để xác định thu nhập miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế, bao gồm các tờ khai sau: 07/KK-TNCN, 09/KK-TNCN (đối với cá nhân) và 05/KK-TNCN (đối với tổ chức) và trên ứng dụng TMS đã hỗ trợ nhập đầy đủ các chỉ tiêu theo mẫu tờ khai và hạch toán nghĩa vụ thuế cuối cùng của người nộp thuế sau khi đã trừ đi số thuế miễn, giảm thuế theo Hiệp định thuế.

2. Về hồ sơ Thông báo miễn, giảm thuế thuế thu nhập cá nhân (TNCN) của 2 cá nhân người Nhật Bản:

- Điều 16 của Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Nhật Bản quy định:

“Các khoản thù lao cho giám đốc và các khoản thanh toán tương tự khác do một đối tượng cư trú của một Nước ký kết nhận được với tư cách là thành viên của ban giám đốc của một công ty là đối tượng cư trú của Nước ký kết kia có thể bị đánh thuế tại Nước ký kết kia.”

- Theo các thông tin, tài liệu do Cục Thuế tỉnh Long An cung cấp kèm theo công văn số 2145/CT-TNCN, trong giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015, hai cá nhân người Nhật Bản (Ông Kawaguchi Hiroyoshi và Ông Nishiyama Tetsuya) được cử sang Việt Nam làm việc tại Công ty TNHH Active Vietnam Factory với tư cách là thành viên của ban giám đốc Công ty TNHH Active Vietnam Factory (Ông Nishiyama Tetsuya Tổng Giám đốc; Ông Kawaguchi Hiroyoshi là Giám đốc điều hành).

Như vậy, căn cứ theo quy định của Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Nhật Bản, thu nhập 2 cá nhân người Nhật Bản (Ông Kawaguchi Hiroyoshi và Ông Nishiyama Tetsuya) thu được là thu nhập từ thù lao giám đốc, không phải thu nhập của người làm công theo quy định tại Điều 15 của Hiệp định thuế.

Theo quy định tại Điều 16 của Hiệp định thuế nêu trên, thu nhập 2 cá nhân người Nhật Bản (Ông Kawaguchi Hiroyoshi và Ông Nishiyama Tetsuya) (dù không phải là đối tượng cư trú của Việt Nam) thu được với tư cách là thành viên của ban giám đốc của Công ty TNHH Active Vietnam Factory (là đối tượng cư trú của Việt Nam) sẽ phải chịu TNCN tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam (Điều 18, Chương III, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính). Do vậy, đề nghị miễn, giảm thuế TNCN theo Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Nhật Bản của 2 cá nhân người Nhật Bản (Ông Kawaguchi Hiroyoshi và Ông Nishiyama Tetsuya) là không có cơ sở để xem xét.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế biết và hướng dẫn 02 cá nhân người Nhật Bản thực hiện. Yêu cầu Cục Thuế thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và hướng dẫn tại công văn này./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Các Vụ: CS, PC, TNCN, CNTT;
- Website TCT;
- Lưu: VT, HTQT (2b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Đặng Ngọc Minh

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 4395/TCT-HTQT năm 2016 xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân theo Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Nhật Bản do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu: 4395/TCT-HTQT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
Người ký: Đặng Ngọc Minh
Ngày ban hành: 21/09/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [6]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 4395/TCT-HTQT năm 2016 xác định nghĩa vụ thuế thu nhập cá nhân theo Hiệp định thuế giữa Việt Nam và Nhật Bản do Tổng cục Thuế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…