TỔNG CỤC THUẾ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4380/CT-TTHT |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 6 năm 2012 |
Kính gửi: |
Chi nhánh Công ty TNHH Tiếp Vận Altus Việt Nam |
Trả lời văn thư số 01AC052012 ngày 30/5/2012 của Chi nhánh về chính sách thuế, Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
1) Về thuế GTGT:
- Căn cứ khoản 1c, mục I Thông tư số 108/TT-PC ngày 19/5/1990 của Trọng Tài kinh tế Nhà nước hướng dẫn kí kết và thực hiện hợp đồng kinh tế:
“Hợp đồng được ký kết bằng văn bản hoặc bằng tài liệu giao dịch. Hợp đồng ký kết bằng văn bản tức là hai bên cùng ký hoặc một bên ký trước, bên khác ký sau nhưng cùng ký trên một văn bản. Hợp đồng ký kết bằng tài liệu giao dịch chỉ bao gồm những loại tài liệu như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn dặt hàng. (Các hình thức giao dịch khác như thư từ, điện thoại, giấy giới thiệu, giấy biên nhận, biên lai, hoá đơn, vé tàu xe , sổ tiết kiệm v.v... không được xem là tài liệu giao dịch để ký kết hợp đồng kinh tế, mà chỉ có ý nghĩa làm chứng cứ trong quan hệ hợp đồng kinh tế, đã được ký kết bằng văn bản hoặc bằng tài kiệu giao dịch, công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng).”
- Căn cứ khoản 2 Điều 73 Bộ Luật hàng hải số 40/2005/QH11 ngày 14/6/2005 của Quốc hội quy định về hàng hải quy định:
“ Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận hàng hoá với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hoá dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.”
- Căn cứ khoản 2c Điều 9 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/012012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT) (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2012):
“Điều kiện áp dụng thuế suất %:
...
Đối với vận tải quốc tế:
Có hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam hoặc cả điểm đi và điểm đến ở nước ngoài theo các hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Đối với vận chuyển hành khách, hợp đồng vận chuyển là vé. Cơ sở kinh doanh vận tải quốc tế thực hiện theo các quy định của pháp luật về vận tải.
Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng. Đối với trường hợp vận chuyển hành khách là cá nhân, có chứng từ thanh toán trực tiếp.”
Căn cứ quy định nêu trên thì chỉ có đơn chào hàng, đơn đặt hàng (có thể qua email) xác nhận các thông tin mua bán quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ kinh tế mua bán thì mới được xem là một hình thức của hợp đồng kinh tế. Vận đơn (Bill of loading) được xem là chứng từ liên quan đến việc thực hiện hợp đồng kinh tế nên vận đơn không được sử dụng để thay thế hợp đồng vận chuyển để được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% như quy định nêu trên.
2) Về chi phí thuê nhân công:
- Căn cứ khoản 1, khoản 2.4 Mục IV phần B Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hường dẫn về thuế TNDN:
Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 Mục này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
“Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.”
“Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hoá, dịch vụ không có hoá đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ mua vào (theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho cơ sở, người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp: mua hàng hoá là nông sản, lâm sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi của người dân tự khai thác trực tiếp bán ra; mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt; mua đồ dùng, tài sản của hộ gia đình, cá nhân đã qua sử dụng trực tiếp bán ra và một số dịch vụ mua của cá nhân không kinh doanh.
Bảng kê thu mua hàng hoá, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực. Trường hợp giá mua hàng hoá, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế.”
- Căn cứ Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày 10/2/2011 của Bộ Tài chính hướng d6ãn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 130/2008/TT-BTC hướng dẫn về thuế TNDN;
- Căn cứ Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN);
- Căn cứ Điều 1 Thông tư số 113/2011/TT-BTC ngày 04/8/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn sửa đổi, bổ sung về thuế TNCN:
“Sửa đổi Điều 5 Thông tư 62/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính như sau:
Các tổ chức, cá nhân chi trả tiền hoa hồng đại lý bán hàng hoá; tiền lương, tiền công, tiền dịch vụ khác, tiền chi khác cho cá nhân thực hiện các dịch vụ có tổng mức trả thu nhập từ 1.000.000 đồng/lần trở lên thì thực hiện khấu trừ thuế trước khi trả thu nhập cho cá nhân theo hướng dẫn sau:
- Áp dụng mức khấu trừ theo tỷ lệ 10% trên thu nhập trả cho các cá nhân có mã số thuế và 20% đối với cá nhân không có mã số thuế, trừ các trường hợp Bộ Tài chính đã có văn bản hướng dẫn mức tạm khấu trừ riêng (như tiền hoa hồng đại lý bảo hiểm, tiền hoa hồng đại lý xổ số).”
Trường hợp Chi nhánh có phát sinh chi phí thuê lao động bên ngoài để đóng gói hàng hoá (cá nhân không kinh doanh) khi thanh toán tiền thù lao Chi nhánh khấu trừ, kê khai, nộp thuế TNCN theo quy định nêu trên, đồng thời lập bảng kê 01/TNDN mẫu kèm theo Thông tư số 18/2011/TT-BTC theo hướng dẫn trên. Căn cứ bảng kê, biên lai khấu trừ thuế TNCN kèm chứng từ chi tiền để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập tính thuế TNDN.
3) Về các khoản thu hộ thuế nhà thầu:
- Căn cứ tiết b4 khoản 2.1.1, tiết b7 khoản 3.1 mục III, phần B Thông tư số 134/2008/TT-BTC ngày 31/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi tắt là thuế Nhà thầu) (có hiệu lực đến hết ngày 26/5/2012): thì đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế (không phân biệt từ Việt Nam đi nước ngoài hay từ nước ngoài về Việt Nam) doanh thu tính thuế GTGT, thuế TNDN không bao gồm cước vận chuyển quốc tế trả cho hãng vận chuyển.
- Căn cứ tiết b khoản 1 Điều 12, tiết b khoản 1 Điều 13 Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (gọi tắt là thuế Nhà thầu) (có hiệu lực từ ngày 27/5/2012): thì đối với dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài doanh thu tính thuế GTGT, thuế TNDN không bao gồm cước vận chuyển quốc tế trả cho hãng vận chuyển.
- Căn cứ khoản 6d Điều 5 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/012012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT) (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/3/2012) quy định các trường hợp không phải kê khai, nộp thuế GTGT:
“Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá, dịch vụ của cơ sở kinh doanh.”
Căn cứ quy định nêu trên , trước ngày 27/5/2012 dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế từ Việt Nam đi nước ngoài và ngược lại đều phải chịu thuế nhà thầu, Chi nhánh khi chi trả tiền thu hộ cho các nhà thầu nước ngoài phải có trách nhiệm khấu trừ thuế nhà thầu để nộp vào NSNN theo quy định nêu trên. Từ ngày 27/5/2012 dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế từ nước ngoài về Việt Nam không thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu, khi thu hộ phí dịch vụ giao nhận, kho vận quốc tế từ khách hàng của hãng vận chuyển Chi nhánh lập hoá đơn GTGT giao cho khách hàng trên hoá đơn ghi rõ là khoản thu hộ cho hãng tàu (hoặc hãng hàng không) nước ngoài, dòng thuế suất và tiền thuế GTGT trên hoá đơn không ghi, gạch chéo, hoá đơn này Chi nhánh không phải kê khai vào bảng kê 01-2/GTGT.
4) Về đồng tiền ghi trên hoá đơn:
Căn cứ khoản 2.e Điều 14 Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
“Đồng tiền ghi trên hoá đơn
Đồng tiền ghi trên hoá đơn là đồng Việt Nam.
Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.
Ví dụ: 10.000 USD - Mười nghìn đô la Mỹ.
Người bán đồng thời ghi trên hoá đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hoá đơn.
Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.”
Trường hợp Chi nhánh mua hàng hoá, dịch vụ ở trong nước và người cung cấp không được phép thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật nhưng trên hoá đơn ghi thêm số tiền ngoại tệ và tỷ giá ngoại tệ thì các hóa đơn này được xác định là không hợp pháp, không được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Cục Thuế TP thông báo Chi nhánh biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này../.
Nơi nhận: |
TUQ. CỤC TRƯỞNG |
Công văn 4380/CT-TTHT về chính sách thuế do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 4380/CT-TTHT |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Trần Thị Lệ Nga |
Ngày ban hành: | 13/06/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 4380/CT-TTHT về chính sách thuế do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chưa có Video