Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3637/BTC-CST
V/v chính sách thuế GTGT đối với mặt hàng phân bón.

Hà Nội, ngày 18 tháng 03 năm 2016

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.

Ngày 21/1/2016, Bộ Tài chính nhận được công văn số 472/VPCP-KTTH ngày 19/1/2016 của Văn phòng Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kiến nghị của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam về việc chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) sang đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 0% tại văn bản số 22/HCVN-KHKD ngày 6/1/2016 của Tập đoàn Hóa Chất Việt Nam. Về vấn đề này, Bộ Tài chính xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ như sau:

Trước 01/01/2015, theo Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 và Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế GTGT thì phân bón thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5%.

Từ ngày 1/1/2015, theo Luật số 71/2014/QH13 sửa đổi, bổ sung một số Điều tại các Luật về thuế, phân bón thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Theo đó, giá bán phân bón là giá không có thuế GTGT; doanh nghiệp sản xuất phân bón không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào (kể cả thuế GTGT của hàng hóa mua vào hoặc nhập khẩu để tạo tài sản cố định) dùng cho sản xuất phân bón.

Khi Luật số 71/2014/QH13 có hiệu lực, có một số ý kiến đề nghị chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 0% hoặc áp dụng thuế suất 5% như trước đây.

Bộ Tài chính đã cùng Hiệp hội Phân bón Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Bộ Công Thương và phần lớn các doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước: Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, Công ty cổ phần DAP - VINACHEM, công ty TNHH MTV Đạm Ninh Bình, Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao... thảo luận về chính sách phân bón không chịu thuế GTGT. Mặc dù có một số doanh nghiệp sản xuất phân bón kiến nghị khó khăn nhưng qua rà soát, tổng hợp, đánh giá tình hình thực tế, sau khi tham khảo ý kiến các bộ, ngành, tổ chức liên quan, Bộ Tài chính thấy rằng chính sách phân bón không chịu thuế GTGT phù hợp với thực tế, thông lệ quốc tế, đã góp phần giảm giá mua cho người nông dân. Cụ thể:

Để khuyến khích và giảm chi phí sản xuất nông nghiệp, từ 1/1/2015, theo quy định của Luật số 71/2014/QH13, phân bón không chịu thuế ở tất cả các khâu: nhập khẩu, sản xuất, bán buôn và bán lẻ. Tại khâu bán buôn và bán lẻ, trước ngày 01/01/2015 thuế GTGT phải nộp mỗi khâu là 1% trên giá bán (bao gồm cả thuế GTGT) theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, tổng cộng cả 02 khâu bán buôn và bán lẻ là Khoảng 2% trên giá bán của thương nhân. Từ ngày 01/01/2015, do không chịu thuế nên giá bán của thương nhân không có thuế GTGT, người nông dân được giảm giá thanh toán bằng đúng mức 2% trên giá bán của thương nhân. Trong khi đó, giá bán của doanh nghiệp sản xuất phân bón sau ngày 01/01/2015 so với giá đã có thuế GTGT trước ngày 01/01/2015 tăng do thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ ở khâu sản xuất chỉ ở mức 0,71% (theo số liệu thống kê của cơ quan thuế tính cho cả giai đoạn từ năm 2009 đến hết 6 tháng đầu năm 2014), thấp hơn nhiều so với mức người nông dân được giảm 2% ở khâu bán buôn, bán lẻ. Vì vậy dù cộng hết thuế GTGT đầu vào vào giá bán của doanh nghiệp sản xuất phân bón và doanh nghiệp vẫn giữ mức lợi nhuận tuyệt đối như trước ngày 01/01/2015 thì người nông dân vẫn được lợi nhiều.

Thực tế giá phân bón từ ngày 01/01/2015 ổn định và giảm. So với Quý I năm 2014 thì giá phân bón Quý I năm 2015 giảm Khoảng 500 đồng/kg. Xét cả năm 2015, giá phân bón giảm 200 - 500 đồng/kg so với năm 2014.

Qua tham khảo quy định của 79 quốc gia và vùng lãnh thổ thì có 12 quốc gia đưa mặt hàng phân bón vào diện không chịu thuế VAT, có 10 quốc gia có mức thuế suất 0%, mức thuế suất dưới 10% có 50 quốc gia, và từ 10% trở lên có 19 quốc gia. Mức thuế suất trung bình là 13%, thuế suất cao nhất đối với mặt hàng này là 27%.

Như vậy phân bón không chịu thuế GTGT là thực hiện Mục tiêu ưu đãi cho nông nghiệp.

Ngày 08/6/2015 Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề xuất giữ chính sách phân bón không chịu thuế GTGT do chính sách này phù hợp với thực tế, phù hợp với thông lệ quốc tế và đã góp phn giảm giá mua cho người nông dân. Nội dung đề xuất của Bộ Tài chính đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý.

Mặt khác đề xuất chuyển phân bón từ đối tượng không chịu thuế GTGT sang đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 0% hoặc áp dụng thuế suất 5% nêu trên đã được Bộ Tài chính nghiên cứu trong quá trình soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế GTGT, Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật quản lý thuế và cũng là ý kiến của một số Đại biểu Quốc hội đề xuất trong quá trình tham gia ý kiến vào dự thảo Luật.

Tại kỳ họp thứ 10 của Quốc hội tháng 10/2015, thay mặt Chính phủ, Bộ Tài chính đã báo cáo Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội về chính sách phân bón không chịu thuế GTGT. Tại Phiên họp thứ 44 ngày 16/1/2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng ý báo cáo Quốc hội giữ chính sách này.

Bộ Tài chính xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- TCT; TCHQ
; Vụ PC;
- Lưu: VT, CST (9b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Vũ Thị Mai

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 3637/BTC-CST năm 2016 về chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 3637/BTC-CST
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Vũ Thị Mai
Ngày ban hành: 18/03/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [5]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 3637/BTC-CST năm 2016 về chính sách thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng phân bón do Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [9]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…