Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THU TP HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 29727/CT-HTr
V/v trả lời chính sách thuế

Hà Nội, ngày 12 tháng 05 năm 2016

 

Kính gửi: Công ty TNHH Tư vấn Seiv Việt Nam
(Đ/c: Tầng 10, Pacific Place, 83 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
MST: 0102854579)

Trả lời công văn số 2016.03/SEIV-OL ngày 19/4/2016 của Công ty TNHH Tư vấn Sei Việt Nam (Sau đây gọi tắt là “Công ty”) hỏi về chính sách thuế, Cục thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập cá nhân (TNCN):

- Tại Điều 1 quy định phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế:

“...Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt i trả và nhận thu nhập.

Đối với cá nhân không cư trú, thu nhập chịu thuế thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập...”

- Tại Điểm e.1 Khoản 2 Điều 26 quy định về khai thuế, quyết toán thuế:

“Trường hợp cá nhân cư trú có thu nhập phát sinh tại nước ngoài đã tính và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của nước ngoài thì được trừ số thuế đã nộp ở nước ngoài. S thuế được trừ không vượt quá s thuế phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân b cho phn thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tng thu nhập chịu thuế.”

- Căn cứ Khoản 1 Điều 22 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Nhật Bản quy định về việc đánh thuế hai lần sẽ được xóa bỏ tại Việt Nam như sau:

“Khi một đối tượng cư trú của Việt Nam nhận được thu nhập, lợi tức hay các khoản lợi tức từ chuyn nhượng tài sản mà những khoản này, theo luật của Nhật Bản và phù hợp với Hiệp định này, có thể bị đánh thuế tại Nhật Bản, Việt Nam sẽ cho phép đối tượng đó được khấu trừ vào thuế Việt Nam tính trên thu nhập, lợi tức hay các khoản li tức từ chuyn nhượng tài sản một khoản tiền tương đương với s tiền thuế đã nộp tại Nhật Bản. Tuy nhiên, số tiền thuế được khấu trừ sẽ không vượt quá phần thuế Việt Nam được tính trên thu nhập, lợi tức hay các khoản lợi tức từ chuyển nhượng tài sản theo các luật và quy định thuế của Việt Nam.”

Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty có giám đốc người Nhật Bản là cá nhân cư trú tại Việt Nam, trong năm tính thuế đầu tiên kể từ tháng đến Việt Nam (từ tháng 12/2013 đến tháng 11/2014) theo diện cá nhân cư trú Việt Nam đã nộp thuế TNCN tại Nhật Bản trong tháng 12/2013 thì sẽ được khấu trừ vào tiền thuế TNCN phải nộp tại Việt Nam, nếu có chứng từ chứng minh số thuế TNCN đã nộp ở Nhật Bản. Số thuế TNCN được trừ không vượt quá số thuế TNCN phải nộp tính theo biểu thuế của Việt Nam tính phân bổ cho phn thu nhập phát sinh tại nước ngoài. Tỷ lệ phân bổ được xác định bằng tỷ lệ giữa số thu nhập phát sinh tại nước ngoài và tổng thu nhập chịu thuế.

Cục thuế TP Hà Nội thông báo Công ty Tư vấn Seiv Việt Nam được biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng Kiểm tra 1;
- Phòng Pháp chế;
- Lưu: VT, HTr
(2).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Mai Sơn

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 29727/CT-HTr năm 2016 trả lời chính sách thuế về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế Thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu: 29727/CT-HTr
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
Người ký: Mai Sơn
Ngày ban hành: 12/05/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [2]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 29727/CT-HTr năm 2016 trả lời chính sách thuế về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do Cục Thuế Thành phố Hà Nội ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…