Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2696/BGDĐT-KHTC
V/v hướng dẫn thực hiện Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ

Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2022

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các cơ sở giáo dục.

Thời gian vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) nhận được kiến nghị của một số địa phương và cử tri tỉnh Lào Cai đề nghị Bộ GDĐT ban hành Thông tư hướng dẫn Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo để áp dụng từ năm học 2021-2022 (Nghị định 81), có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/10/2021, Bộ GDĐT đề nghị như sau:

Giai đoạn 2015-2020, chính sách học phí được quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 (Nghị định 86). Do Nghị định 86 trước đây không quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện miễn giảm học phí; phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập; không quy định cụ thể quy trình lập dự toán, phân bổ và quyết toán nguồn kinh phí thực hiện chính sách; không quy định cụ thể mẫu đơn xin miễn giảm học phí... Chính vì vậy Bộ GDĐT, Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/03/2016 hưng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 86 (Thông tư liên tịch số 09), trong đó quy định cụ thể các nội dung: Quy định về hồ sơ, thủ tục thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; Quy định về cơ chế miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; Quy định về phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; Quy định về quy trình lập, phân bổ, quản lý và quyết toán kinh phí thực hiện chế độ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; Quy định các mẫu đơn xin miễn, giảm học phí.

Tuy nhiên khi Bộ GDĐT chủ trì xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định 81 thay thế Nghị định 86, các Bộ ngành đều thống nhất ban hành Nghị định chi tiết, tích hợp, sửa đổi, bổ sung các nội dung trước đây quy định tại Thông tư liên tịch số 09 vào Nghị định 81 để không phải ban hành thông tư liên tịch giữa các Bộ hướng dẫn chi tiết Nghị định, vì theo quy định tại khoản 8a Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020) thì không còn hình thức thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.

Do đó, các nội dung trước đây quy định tại Thông tư liên tịch số 09 đã được rà soát, sửa đổi, bổ sung và tích hp vào Nghị định 81, cụ thể như sau:

- Quy định về hồ sơ, thủ tục thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí chi tiết tại Điều 19 Nghị định 81.

- Quy định về cơ chế miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ đóng học phí chi tiết tại Điều 20 Nghị định 81.

- Quy định về phương thức chi trả tiền miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập chi tiết tại Điều 21 (đối với cơ sở giáo dục công lập), Điều 22 (đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục) Nghị định 81.

- Quy trình về lập, phân bổ, quản lý và quyết toán kinh phí thực hiện chế độ miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và hỗ trợ đóng học phí tại Điều 23, Điều 24, Điều 25 Nghị định số 81.

- Các biểu mẫu chi tiết theo Phụ lục số I đến số X kèm theo Nghị định 81.

Vì thế, Nghị định 86 trước đây chỉ có 5 Chương, 17 Điều nhưng Nghị định 81 có 6 Chương, 33 Điều do quy định chi tiết, đầy đủ các nội dung của Thông tư liên tịch số 09 hướng dẫn trước đây. Như vậy, quy định của Nghị định 81 đã đảm bảo đầy đủ các nội dung hướng dẫn cụ thể để triển khai thực hiện.

Ngoài ra, tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 81 quy định “Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan hướng dẫn tổ chức thực hiện Nghị định này”: Quy định này là để phân công trách nhiệm cho Bộ GDĐT và Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện và giải đáp trả lời kiến nghị, vướng mắc trong quá trình triển khai, thực hiện.

Vì vậy, Bộ GDĐT đề nghị các cơ quan, đơn vị nghiên cứu Nghị định số 81/2021/NĐ-CP và thực hiện theo đúng quy định. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị gửi văn bản về Bộ GDĐT, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội theo thẩm quyền quản lý nhà nước để được hướng dẫn, giải đáp.

Trân trọng./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Văn phòng Chính phủ (để báo cáo);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng;
- Bộ LĐTBXH;
- Bộ Tài chính;
- Lưu: VT, KHTC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Ngọc Thưởng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 2696/BGDĐT-KHTC năm 2022 hướng dẫn thực hiện Nghị định 81/2021/NĐ-CP do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Số hiệu: 2696/BGDĐT-KHTC
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Người ký: Phạm Ngọc Thưởng
Ngày ban hành: 27/06/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [5]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 2696/BGDĐT-KHTC năm 2022 hướng dẫn thực hiện Nghị định 81/2021/NĐ-CP do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…