BỘ
CÔNG THƯƠNG |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2464/BCT-CN |
Hà Nội, ngày 25 tháng 4 năm 2023 |
Kính gửi: Bộ Tài chính
Trả lời Công văn số 3346/BTC-CST ngày 10/4/2023 của Bộ Tài chính về việc thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 07/3/2023 của Chính phủ về Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 02/2023, sau khi nghiên cứu nội dung Công văn số 2914/BTC-CST ngày 30/3/2023, Bộ Công Thương có ý kiến như sau:
1. Về chính sách điều chỉnh giảm 50% mức thu lệ phí trước bạ (LPTB) đối với ô tô sản xuất trong nước
Trong các năm 2020 và 2022, trước sự sụt giảm của thị trường ô tô do tác động của đại dịch COVID-19, theo đề nghị của Bộ Tài chính, Chính phủ đã áp dụng chính sách giảm 50% mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước thông qua việc ban hành Nghị định số 70/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 28/6/2020 đến hết ngày 31/12/2020) và Nghị định số 103/2021/NĐ-CP (có hiệu lực từ 01/12/2021 đến hết ngày 31/5/2022). Các chính sách trên được ban hành kịp thời đã mang lại hiệu quả tích cực, giúp các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô phục hồi sản xuất, từng bước mở rộng quy mô đầu tư, nội địa hóa sản phẩm nhằm thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, góp phần đảm bảo an sinh xã hội trong bối cảnh khó khăn chung do đại dịch gây nên.
Tuy nhiên, bước vào đầu năm 2023, trong khi doanh nghiệp vẫn chưa hoàn toàn phục hồi sau đại dịch thì nguy cơ suy thoái kinh tế ngày càng hiện hữu đang gây nhiều tác động nghiêm trọng đến các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung khi phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức đến từ cả yếu tố trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, sức ép lạm phát, tỷ giá, lãi suất gia tăng...làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, dẫn đến xu hướng thắt chặt chi tiêu đối với những mặt hàng có giá trị cao.
Căn cứ thực tế thị trường ô tô các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023, doanh số toàn thị trường ô tô 03 tháng đầu năm 2023 (bao gồm cả xe du lịch và xe thương mại) sụt giảm đáng kể. Theo báo cáo bán hàng của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Hyundai Thành Công và Vinfast, doanh số bán hàng tháng 01/2023 của toàn thị trường đạt 17.852 xe, giảm 60% so với tháng 12/2022 và giảm 54% so với cùng kỳ năm 2022; doanh số bán hàng tháng 02/2023 của toàn thị trường đạt 26.419 xe, tăng 48% so với tháng 01/2023 và ngang với cùng kỳ năm 2022. Mặc dù doanh số bán hàng tháng 3/2023 của toàn thị trường đạt 32.819 xe, tăng 24% so với tháng 02/2023 nhưng giảm tới 28% so với cùng kỳ năm 2022. Tính chung 03 tháng đầu năm 2023, doanh số bán hàng toàn thị trường đạt 77.090 xe, giảm 31% so với cùng kỳ năm 2022.
Trước thực tế thị trường ô tô giảm sút mạnh, các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đều đưa ra nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ nhằm khuyến khích người tiêu dùng mua sắm ô tô. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào nguồn lực và các giải pháp kích cầu riêng lẻ của từng doanh nghiệp thì sẽ không đủ để tạo ra sức bật giúp thị trường ô tô tăng trưởng trở lại một cách ổn định và bền vững. Trong thời gian qua, Bộ Công Thương đã nhận được kiến nghị của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam (VAMI), Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công, UBND tỉnh Quảng Nam, UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành chính sách giảm LPTB cho khách hàng mua ô tô để kích cầu tiêu dùng một cách mạnh mẽ và hiệu quả, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì ổn định sản xuất và kinh doanh, đảm bảo duy trì nguồn thu ngân sách nhà nước từ lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ô tô.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới tiếp tục có nhiều biến động phức tạp và bất ổn (lạm phát toàn cầu vẫn ở mức cao; sự phục hồi chậm về nhu cầu tiêu dùng tại nhiều nước, xu thế tiếp tục tăng lãi suất và áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ; giá năng lượng tăng cao; chiến sự Nga - U-crai-na kéo dài...), Chính phủ đã và đang quyết tâm thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp nhằm hạn chế tác động xấu và tạo động lực phát triển kinh tế trong nước. Nhằm tiếp tục triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội (thời gian thực hiện đến hết năm 2023 theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ), bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp cũng như các chính sách hỗ trợ khác mà Bộ Tài chính đã và đang đề xuất với Chính phủ (gia hạn nộp thuế giá trị gia tăng; gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước; giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước trong năm 2023...), việc tiếp tục áp dụng chính sách hỗ trợ giảm mức thu LPTB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước trong một khoảng thời gian thích hợp là cần thiết và phù hợp với tinh thần chung, góp phần kích cầu tiêu dùng ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô, các nhà phân phối tiêu thụ được lượng xe tồn kho do tình hình kinh tế khó khăn, tăng doanh thu, bù đắp chi phí, góp phần giúp ngành sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước sớm vượt qua khủng hoảng và phát triển. Có thể cân nhắc thời gian áp dụng chính sách này đến hết năm 2023 (thời điểm kinh tế toàn cầu được kỳ vọng sẽ có những tín hiệu khởi sắc). Bên cạnh đó, trong thời gian áp dụng chính sách giảm mức thu LPTB theo Nghị định số 70/2020/NĐ-CP và Nghị định số 103/2021/NĐ-CP, ta chưa nhận được bất kỳ ý kiến hay phản đối của các thành viên WTO cũng như các đối tác thương mại trong các khuôn khổ mà ta tham gia.
Bộ Công Thương đề nghị Bộ Tài chính sớm báo cáo Chính phủ xem xét thông qua chính sách để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước, thúc đẩy sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
2. Về gia hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
Theo quy định tại Điều 63 Luật Quản lý thuế năm 2019, “Chính phủ quyết định việc gia hạn nộp thuế cho các đối tượng, ngành, nghề kinh doanh gặp khó khăn đặc biệt trong từng thời kỳ nhất định. Việc gia hạn nộp thuế không dẫn đến điều chỉnh dự toán thu ngân sách nhà nước đã được Quốc hội quyết định”. Bộ Công Thương ủng hộ đề xuất của Bộ Tài chính về phương án gia hạn nộp thuế TTĐB đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo Điều 63 Luật Quản lý thuế. Tuy nhiên, đề nghị Bộ Tài chính nghiên cứu, bổ sung phương án gia hạn thuế TTĐB cho tháng 10 của năm 2023 (thời hạn nộp thuế TTĐB phải nộp phát sinh của kỳ tính thuế tháng 10 năm 2023 chậm nhất là ngày 20/12/2023) để hỗ trợ doanh nghiệp (tại Công văn số 2914/BTC-CST ngày 30/3/2023, Bộ Tài chính mới chỉ đề xuất gia hạn cho các tháng 6, 7, 8, 9 của năm 2023).
Trên đây ý kiến của Bộ Công Thương, đề nghị Bộ Tài chính tổng hợp./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF INDUSTRY AND TRADE OF VIETNAM |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No: 2464/BCT-CN |
Hanoi, April 25, 2023 |
To: The Ministry of Finance.
In response to Official Dispatch No. 3346/BTC-CST dated April 10, 2023 of the Ministry of Finance on implementation of Government’s Resolution No. 31/NQ-CP dated March 07, 2023 on the Government’s Regular Meeting in February, 2023, the Ministry of Industry and Trade gives some opinions after studying Official Dispatch No. 2914/BTC-CST dated March 30, 2023. To be specific:
1. Regarding 50% reduction in registration fees for domestically manufactured automobiles
In 2020-2022, in the face of the decline of the auto market due to the impact of the COVID-19 pandemic, at the request of the Ministry of Finance, the Government has applied 50% reduction in registration fees for domestically manufactured and assembled automobiles by promulgating Decree No. 70/2020/ND-CP, which comes into force from June 28, 2020 to the end of December 31, 2020 and Decree No. 103/2021/ND-CP, which comes into force from December 01, 2021 to the end of May 31, 2022. This policy has brought positive effects that assist automobile manufacturing and assembling enterprises to restore production, gradually expand the scale of investment, and localize products in order to promote development of supporting industries, thereby promoting economic development, creating jobs, and contributing to assurance of social security in the context of difficulties caused by the pandemic.
However, at the beginning of 2023, while enterprises still have not fully recovered after the pandemic, the risk of economic recession is increasing, and causing serious impacts on automobile manufacturing and assembling enterprises in particular and the whole economy in general when facing many difficulties and challenges posed by both domestic and foreign factors. Besides, the pressure of inflation, exchange rate and interest rate increase also affect consumer behavior, thereby reducing spending on high-value items.
According to the actual auto market at the end of 2022 and the beginning of 2023, the sales of the whole market in the first 3 months of 2023 decreased significantly (including tourist and commercial automobiles). According to reports from the Vietnam Automobile Manufacturers Association, Hyundai Thanh Cong and Vinfast, total market sales in January 2023 reached 17.852 units, down 60% compared to December 2022 and down 54% compared to January 2022; total market sales in February 2023 reached 26.419 units, up 48% compared to January 2023 and equal to that of February 2022. Total market sales in March 2023 reached 32.819 units, up 24% compared to February 2023 but down 28% compared to March in 2022. In the first 3 months of 2023, total market sales reached 77.090 units, down 31% compared to the first 3 months of 2022.
In face of the fact that the auto market has plummeted, automobile manufacturing and assembling enterprises have offered many incentive and support programs to encourage consumers to buy automobiles. Resources and promotion solutions of each enterprise will, however, fail to leverage/give a lift to the auto market so that it can again thrive in a steady and sustainable way. Over the past time, the Ministry of Industry and Trade has received recommendations from the Vietnam Automobile Manufacturers Association (VAMA), Vietnam Association of Mechanical Industry (VAMI), Thanh Cong Group Joint Stock Company, the People's Committee of Quang Nam Province and the People's Committee of Ninh Binh Province on issuance of the policy of reduction in registration fees for customers in order to encourage them to buy automobiles in a strong and effective manner and help enterprises stabilize production and trade and maintain budget revenues from production and trade in automobiles.
The Ministry of Industry and Trade requests the Ministry of Finance to report to the Government for consideration and approval for the policy to remove difficulties for domestic automobile manufacturing and assembling enterprises, promote production and create jobs.
...
...
...
Article 63 of 2019 Law on Tax administration: “the Government shall decide tax deferral for entities or business lines facing special difficulties in specific periods of time. Tax deferral must not lead to changes to the estimated state budget revenues decided by the National Assembly”.
The Ministry of Industry and Trade advocates the proposal of the Ministry of Finance on the plan to defer excise tax on domestically manufactured and assembled automobiles according to Article 63 of Law on Tax administration.
However, the Ministry of Industry and Trade requests the Ministry of Finance to also consider deferring excise tax for October 2023 (the deadline for payment of tax of October 2023 is December 20, 2023) to support enterprises (currently, the Ministry of Finance only proposes tax deferral for June, July, August, September 2023 in Official Dispatch No. 2914/BTC-CST dated March 30, 2023).
For your information and consideration./.
PP. THE MINISTER
DEPUTY MINISTER
Phan Thi Thang
;
Công văn 2464/BCT-CN năm 2023 thực hiện Nghị quyết 31/NQ-CP do Bộ Công Thương ban hành
Số hiệu: | 2464/BCT-CN |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Công thương |
Người ký: | Phan Thị Thắng |
Ngày ban hành: | 25/04/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 2464/BCT-CN năm 2023 thực hiện Nghị quyết 31/NQ-CP do Bộ Công Thương ban hành
Chưa có Video