Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 2240/TCT-CS
V/v: Xử lý thuế GTGT đầu vào của tài sản tổn thất

Hà Nội, ngày 12 tháng 06 năm 2008

 

Kính gửi: Cục thuế tỉnh Nam Định

Trả lời công văn số 1398/CT-THNVDT ngày 25/3/2008 của Cục thuế tỉnh Nam Định về chính sách thuế, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

Tại điểm 2, Mục II, Phần C Thông tư số 120/2003/TT-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính về thuế GTGT hướng dẫn:

“- Đối với tài sản cố định, vật tư, hàng hóa mua vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT đã được khấu trừ thuế đầu vào nay chuyển sang sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc sử dụng cho mục đích khác (kể cả trường hợp dùng TSCĐ, vật tư, hàng hóa để thế chấp, nhưng bị xử lý bán để thu hồi nợ cho các tổ chức tài chính, tín dụng thì cơ sở phải hoàn lại thuế GTGT của TSCĐ đã khấu trừ. Số thuế GTGT hoàn lại được tính trên giá trị còn lại (chưa có thuế GTGT) của TSCĐ. Đối với vật tư, hàng hóa thì cơ sở phải hoàn lại toàn bộ số thuế GTGT đã khấu trừ.”

Tại điểm 2.2, Mục III, Phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 về thuế thu nhập doanh nghiệp hướng dẫn khoản không được tính vào chi phí hợp lý: “Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý, bị tổn thất hoặc bị hư hỏng đã được các tổ chức, cá nhân bồi thường.”

Căn cứ vào hướng dẫn nêu trên, trường hợp tháng 1 năm 2006, Công ty TNHH vận tải và thương mại Tràng An mua 01 phương tiện vận tải làm tài sản cố định, Công ty đã khấu trừ thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định. Tháng 3 năm 2007, phương tiện vận tải bị đắm và Công ty được Công ty bảo hiểm bồi thường thiệt hại thì Công ty phải hoàn lại thuế GTGT đầu vào của phương tiện vận tải đã khấu trừ tính trên giá trị còn lại của phương tiện. Trường hợp giá trị còn lại của tài sản lớn hơn số tiền công ty bảo hiểm bồi thường thì phần chênh lệch giữa giá trị còn lại của tài sản và số tiền Công ty bảo hiểm bồi thường được tính vào chi phí hợp lý khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Tổng cục Thuế trả lời để Cục thuế được biết và căn cứ theo kết quả kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp để xem xét giải quyết theo quy định./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ Pháp chế;
- Ban HT, PC, TTTĐ;
- Lưu: VT, CS (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Duy Khương

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn số 2240/TCT-CS về việc xử lý thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản tổn thất do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu: 2240/TCT-CS
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
Người ký: Phạm Duy Khương
Ngày ban hành: 12/06/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn số 2240/TCT-CS về việc xử lý thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản tổn thất do Tổng cục Thuế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…