Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2113/TCT-DNNCN
V/v xử lý hành vi bán hàng không xuất hóa đơn đối với HKD nộp thuế theo phương pháp khoán.

Hà Nội, ngày 27 tháng 5 năm 2019

 

Kính gửi: Cục Thuế tỉnh Nam Định

Tổng cục Thuế nhận được công văn số 650/CT-TTHT của Cục thuế tỉnh Nam Định về xử lý hành vi bán hàng không xuất hóa đơn đối với hộ kinh doanh. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Quy định đối tượng nộp thuế theo phương pháp khoán

- Tại điểm a, khoản 1, Điều 38, Luật số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 Luật Quản lý thuế của Quốc hội quy định:

“ Điều 38. Xác định mức thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế

1. Cơ quan thuế xác định số thuế phải nộp theo phương pháp khoán thuế (sau đây gọi là mức thuế khoán) đối với các trường hợp sau đây:

a) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ; ”

2. Quy định về nghĩa vụ khai thuế đối với hộ khoán

- Tại khoản 2, Điều 38, Luật số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 Luật Quản lý thuế của Quốc hội quy định:

“2. Cơ quan thuế căn cứ vào tài liệu kê khai của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế, ý kiến của hội đồng tư vấn thuế xã, phường, thị trấn để xác định mức thuế khoán. ”

- Tại điểm b, điểm c, khoản 4, Điều 6, Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“b) Cá nhân nộp thuế khoán tự xác định doanh thu tính thuế khoán trong năm để làm cơ sở xác định số thuế phải nộp trên tờ khai mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu khoán, không nộp hồ sơ khai thuế hoặc doanh thu tính thuế khoán xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoản theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Căn cứ hồ sơ khai thuế của cá nhân kinh doanh và cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế bao gồm: hệ thống thông tin tích hợp tập trung của ngành thuế; kết quả xác minh, khảo sát; kết quả kiểm tra, thanh tra thuế (nếu có) cơ quan thuế xác định doanh thu khoán và mức thuế khoán dự kiến của cá nhân để lấy ý kiến công khai, tham vấn ý kiến của Hội đồng tư vấn thuế và làm cơ sở cho Cục Thuế chỉ đạo, rà soát việc lập Sổ bộ thuế tại từng Chi cục Thuế.

c) Cá nhân nộp thuế khoán trong năm có thay đổi về hoạt động kinh doanh (ngành nghề, quy mô, địa điểm, ...) thì phải khai điều chỉnh, bổ sung để cơ quan thuế có cơ sở xác định lại doanh thu khoản, mức thuế khoán và các thông tin khác về cá nhân kinh doanh cho thời gian còn lại của năm tính thuế. Trường hợp cá nhân kinh doanh không thay đổi về ngành nghề kinh doanh thì cơ quan thuế chỉ xác định lại doanh thu khoán để áp dụng cho thời gian còn lại của năm tính thuế nếu qua số liệu xác minh, kiểm tra, thanh tra có căn cứ xác định doanh thu khoán thay đổi từ 50% trở lên so với mức doanh thu đã khoán. Trường hợp có thay đổi ngành nghề kinh doanh thì thực hiện điều chỉnh bổ sung theo thực tế của ngành nghề kinh doanh thay đổi. ”

3. Quy định về hộ khoán sử dụng hóa đơn

- Tại khoản 2, Điều 2, Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn:

“2. Căn cứ tính thuế

Căn cứ tính thuế đối với cá nhân nộp thuế khoán là doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế tính trên doanh thu.

Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hóa đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hóa đơn. ”

- Tại điểm b, khoản 2, Điều 12, Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính quy định về bán hóa đơn do Cục thuế đặt in:

“Trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh không có nhu cầu sử dụng hóa đơn quyển nhưng có nhu cầu sử dụng hóa đơn lẻ thì cơ quan thuế bán cho hộ, cá nhân kinh doanh hóa đơn lẻ (01 số) theo từng lần phát sinh và không thu tiền. ”

4. Quy định về sử dụng hóa đơn đối với người mua hàng

- Tại Điều 20, Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ quy định:

“Điều 20. Việc sử dụng hóa đơn của người mua hàng

1. Người mua được sử dụng hóa đơn hợp pháp theo quy định pháp luật để chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu hàng hóa, dịch vụ;... ” .

- Tại Điều 39, Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24/09/2013 của Chính Phủ quy định:

“Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua

1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho người mua) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn.

Trường hợp người mua tìm lại được hóa đơn đã mất khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền.

2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn.

- Tại khoản 1, khoản 8, khoản 14 Điều 21 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định:

“Điều 21. Hành vi vi phạm về kinh doanh hàng hóa quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

8. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.

14. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện là công cụ, máy móc hoặc vật khác được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này; ”

5. Quy định về xử phạt hộ khoán không thực hiện nghĩa vụ kê khai và hóa đơn

- Căn cứ khoản 4, Điều 103, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 có quy định:

“Điều 103. Hành vi vi phạm pháp luật về thuế của người nộp thuế

4. Trốn thuế, gian lận thuế”

- Căn cứ khoản 1, Điều 108, Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 có quy định:

“Điều 108. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây thì phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn:

1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 của Luật này hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật này; ”

- Tại điểm m, khoản 1, Điều 13, Thông tư số 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài chính quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế như sau:

“Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế

Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:

1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu (trừ các trường hợp bị xử phạt đối với hành vi khai sai dẫn đến thiếu thuế tại Khoản 1 Điều 12 Thông tư này) hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:

m) Hàng hóa vận chuyển trên đường không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. ”

Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, trường hợp hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán, không sử dụng hóa đơn quyển của cơ quan thuế, nếu người mua có yêu cầu xuất hóa đơn thì cơ quan thuế bán cho hộ kinh doanh hóa đơn lẻ 01 số theo từng lần phát sinh để giao cho người mua. Hộ khoán trong trường hợp này ngoài việc nộp thuế khoán còn phải nộp thuế theo phát sinh thực tế trên hóa đơn; Trường hợp người mua không yêu cầu xuất hóa đơn thì hộ khoán phải có trách nhiệm khai, điều chỉnh bổ sung để cơ quan thuế xác định lại doanh thu khoán, mức thuế khoán trong thời gian còn lại nếu phần doanh thu không xuất hóa đơn vượt quá doanh thu khoán từ 50% trở lên.

Cụ thể đối với trường hợp Ông Phạm Văn Tải nêu tại công văn số 650/CT-TTHT ngày 13/02/2019 của Cục thuế tỉnh Nam Định, đề nghị Cục thuế thực hiện kiểm tra đối với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh để xác định doanh thu thực tế, nếu doanh thu thực tế cao hơn mức doanh thu khoán thì điều chỉnh theo quy định và xử lý vi phạm về kê khai thuế, trốn thuế đối với hộ kinh doanh theo quy định hiện hành.

Tổng cục Thuế thông báo để Cục Thuế tỉnh Nam Định được biết./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ CS; PC; TT-KTT
- Website TCT;
- Lưu: VT, TNCN(2).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
KT. VỤ TRƯỞNG VỤ QLT DNNVV VÀ HKD,CN
PHÓ VỤ TRƯỞNG




Tạ Thị Phương Lan

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 2113/TCT-DNNCN năm 2019 về xử lý hành vi bán hàng không xuất hoá đơn đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu: 2113/TCT-DNNCN
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
Người ký: Tạ Thị Phương Lan
Ngày ban hành: 27/05/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [0]
Văn bản được căn cứ - [7]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 2113/TCT-DNNCN năm 2019 về xử lý hành vi bán hàng không xuất hoá đơn đối với hộ kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán do Tổng cục Thuế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…