BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1799/BTC-TCT |
Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2022 |
Kính gửi: |
- Đồng chí Bí thư tỉnh, thành ủy trực thuộc trung ương; |
Thời gian qua, được sự quan tâm, giúp đỡ và sự phối hợp chỉ đạo của Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, công tác quản lý thu của ngành thuế đã đạt được những kết quả tích cực. Ngành thuế đã từng bước thực hiện có kết quả công cuộc cải cách và hiện đại hoá ngành thuế. Bộ Tài chính xin trân trọng cảm ơn đồng chí đã thường xuyên dành thời gian quan tâm, giúp đỡ cũng như phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong chỉ đạo điều hành công tác thu trên địa bàn, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế xã hội của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Ngày 13 tháng 06 năm 2019, Quốc hội khoá XIV đã thông qua Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 với hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
Để triển khai Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, ngày 19 tháng 10 năm 2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ. Điểm mới quan trọng nhất của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP là quy định về việc quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử: kể từ ngày 01/07/2022, toàn bộ doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện hóa đơn điện tử (trừ một số trường hợp không đủ điều kiện theo quy định), khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn điện từ trước ngày 01/07/2022.
Ngày 17 tháng 9 năm 2021, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 13 tháng 6 năm 2019, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn, chứng từ.
Đây là các văn bản có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chuyển đổi phương thức quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử và giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, cho xã hội, cụ thể:
(i) Đối với Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, dịch vụ:
- Giúp người mua dễ dàng tra cứu và đối chiếu được hóa đơn điện tử do người bán cung cấp.
- Sử dụng hóa đơn điện tử giúp doanh nghiệp giảm chi phí hơn so với sử dụng hóa đơn giấy (giảm chi phí giấy in, mực in, vận chuyển, lưu trữ hóa đơn, không cần không gian lưu trữ hóa đơn,...).
- Giúp doanh nghiệp giảm chi phí tuân thủ thủ tục hành chính thuế.
- Khắc phục rủi ro làm mất, hỏng, cháy khi sử dụng hóa đơn giấy.
- Sử dụng hóa đơn điện tử tạo sự yên tâm cho người mua hàng hóa, dịch vụ: sau khi nhận hóa đơn điện tử, người mua hàng hóa, dịch vụ có thể kiểm tra ngay trên hệ thống của cơ quan thuế để biết chính xác thông tin về hóa đơn người bán gửi cơ quan thuế.
(ii) Đối với Tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
- Việc thực hiện đúng các quy định về hóa đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân sẽ giúp tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN được thuận lợi.
- Giảm thủ tục hành chính liên quan tới hóa đơn; giảm chi phí liên quan tới việc gửi, bảo quản, lưu trữ hóa đơn và giảm rủi ro về việc mất hóa đơn.
(iii) Đối với xã hội:
- Góp phần chuyển đổi cách thức phục vụ người dân, phương thức quản lý, tổ chức thực hiện của cơ quan thuế theo hướng tự động nhằm cải cách thủ tục hành chính, tạo thuận lợi, giảm chi phí, tăng năng suất hoạt động của doanh nghiệp
- Việc thực hiện đúng các quy định về hóa đơn, chứng từ của các tổ chức, cá nhân giúp tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng giữa các tổ chức, cá nhân nộp thuế, từ đó giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp được thuận lợi.
- Đẩy mạnh sự phát triển thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số phù hợp với xu hướng phát triển chung của thế giới
- Triển khai hóa đơn điện tử là một trong các nội dung quan trọng nhằm thúc đẩy trong chuyển đổi số tại các doanh nghiệp, chuyển đổi số đối với cơ quan tài chính cũng như trong các cơ quan nhà nước khác.
- Mang nhiều lợi ích chung cho xã hội, như: tiết kiệm chi phí, tài nguyên, nguồn lực và bảo vệ môi trường.
(iv) Đối với cơ quan thuế và các cơ quan nhà nước có liên quan:
- Sử dụng hóa đơn điện tử giúp cơ quan thuế xây dựng cơ sở dữ liệu về hóa đơn; kết hợp với các thông tin quản lý thuế khác để xây dựng cơ sở dữ liệu đầy đủ về NNT đáp ứng yêu cầu phân tích thông tin phục vụ điều hành, dự báo, hỗ trợ NNT tuân thủ luật về thuế và quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
- Góp phần thay đổi phương thức quản lý trên cơ sở ứng dụng CNTT, cải tiến các quy trình nghiệp vụ theo hướng xử lý, kiểm soát dữ liệu tự động giúp cơ quan thuế sử dụng hiệu quả nguồn lực, chi phí,...
- Góp phần ngăn chặn kịp thời hóa đơn của các doanh nghiệp bỏ trốn, mất tích; góp phần ngăn chặn tình trạng gian lận thuế, trốn thuế.
Để thực hiện triển khai áp dụng hóa đơn điện tử, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định triển khai hóa đơn điện tử giai đoạn 2 tại 57 tỉnh, thành phố từ tháng 4/2022. Từ nay đến tháng 04/2022 chỉ còn hơn một tháng, trong khi các công việc triển khai còn rất nhiều và phức tạp, Bộ Tài chính kính đề nghị đồng chí quan tâm, phối hợp chỉ đạo một số công việc trọng tâm tại địa phương khi triển khai hóa đơn điện tử theo quy định, cụ thể:
1. Chỉ đạo Cục Thuế:
- Báo cáo thường trực Tỉnh ủy, Thành ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thành lập Ban Chỉ đạo triển khai áp dụng hóa đơn điện tử tại địa phương nêu tại Quyết định này do Lãnh đạo tỉnh, thành phố làm Trưởng Ban và thành viên là đại diện lãnh đạo của Cục Thuế và các Sở, ban, ngành có liên quan (sau đây gọi là Ban Chỉ đạo). Ban Chỉ đạo có Tổ thường trực triển khai do Cục trưởng Cục Thuế làm Tổ trưởng và thành viên là đại diện lãnh đạo, công chức các Chi cục, Phòng thuộc Cục Thuế và đại diện các Sở, ban, ngành và các đơn vị có liên quan trên địa bàn;
- Chủ động phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các báo đài, tổ chức truyền thông tại địa phương để tuyên truyền kịp thời lợi ích của việc thực hiện hóa đơn điện tử và những nội dung mới của hóa đơn điện tử theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC. Chuẩn bị và cung cấp nội dung tuyên truyền phù hợp từng đối tượng khác nhau và bằng các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng liên tục trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện;
- Rà soát, phân loại người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn là đối tượng sử dụng các loại hóa đơn điện tử theo quy định để thông báo đến từng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ, cá nhân kinh doanh những nội dung từ ngày bắt đầu triển khai thực hiện; chuẩn bị điều kiện về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin để thực hiện việc lập, chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế, gửi hóa đơn điện tử cho người mua và các nội dung khác về quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử;
- Rà soát và thông báo đến các tổ chức cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử trên địa bàn về việc triển khai hóa đơn điện tử để các tổ chức chuẩn bị cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng được việc cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử cho khách hàng theo quy định tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC;
- Tổ chức tập huấn cho người nộp thuế và cán bộ thuế quy định về hóa đơn điện tử tại Luật Quản lý thuế, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC để đảm bảo triển khai thực hiện hóa đơn điện tử có kết quả;
- Thành lập Trung tâm điều hành triển khai và công bố đường dây nóng tại Cục Thuế và Chi cục Thuế để tiếp nhận và hỗ trợ người nộp thuế triển khai hóa đơn điện tử. Thường xuyên rà soát, nắm bắt các vướng mắc trong quá trình chuẩn bị và trong thời gian đầu thực hiện hóa đơn điện tử để xử lý ngay các vướng mắc phát sinh tại địa phương. Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền, báo cáo Ủy ban nhân dân, Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính để tháo gỡ kịp thời.
2. Chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông, các đài, báo địa phương đẩy mạnh tuyên truyền ý nghĩa, lợi ích của việc áp dụng hóa đơn điện tử và các nội dung mới của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC.
3. Chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thông báo, tuyên truyền các doanh nghiệp mới khi cấp đăng ký kinh doanh biết quyền, nghĩa vụ của mình trong việc sử dụng hóa đơn điện tử kể từ ngày triển khai hóa đơn điện tử tại địa phương.
4. Chỉ đạo các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn tỉnh, thành phố có nhu cầu sử dụng thông tin hóa đơn điện tử như: cơ quan Quản lý thị trường, cơ quan Hải quan, cơ quan Công an,... chuẩn bị các điều kiện kỹ thuật cần thiết để sẵn sàng thực hiện kết nối, tra cứu thông tin hóa đơn điện tử phục vụ công tác quản lý theo quy định pháp luật ngay sau khi triển khai hóa đơn điện tử tại địa phương.
5. Chỉ đạo cơ quan Công an nắm bắt kịp thời các hình thức gian lận mới nhằm mục đích thu lợi bất chính hoặc chiếm đoạt tiền thuế của Nhà nước để có giải pháp ngăn chặn kịp thời.
Việc triển khai áp dụng hóa đơn điện tử là nhiệm vụ trọng tâm của ngành Tài chính trong chương trình chuyển đổi quốc gia và chiến lược Chính phủ điện tử được phê duyệt tại Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/06/2021 của Chính phủ. Thực hiện thành công áp dụng hóa đơn điện tử sẽ tạo tiền đề tốt để ngành Thuế nói riêng và ngành Tài chính nói chung hoàn thành nhiệm vụ góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của nước ta trong thời gian tới
Kính đề nghị đồng chí quan tâm giúp đỡ chỉ đạo và phối hợp chặt chẽ thường xuyên với Bộ Tài chính để xử lý kịp thời những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Trân trọng cảm ơn sự phối hợp công tác của đồng chí./.
|
BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
DANH
SÁCH 57 TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG TRIỂN KHAI ÁP DỤNG HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ
(Kèm theo Công văn số 1799/BTC-TCT
ngày 24/02/2022 của Bộ Tài chính)
STT |
Tỉnh, thành phố |
1 |
An Giang |
2 |
Bà rịa - Vũng tàu |
3 |
Bắc Giang |
4 |
Bắc Kạn |
5 |
Bạc Liêu |
6 |
Bắc Ninh |
7 |
Bến Tre |
8 |
Bình Dương |
9 |
Bình Phước |
10 |
Bình Thuận |
11 |
Cà Mau |
12 |
Cần Thơ |
13 |
Cao Bằng |
14 |
Đà Nẵng |
15 |
Đắk Lắk |
16 |
Đắk Nông |
17 |
Điện Biên |
18 |
Đồng Nai |
19 |
Đồng Tháp |
20 |
Gia Lai |
21 |
Hà Giang |
22 |
Hà Nam |
23 |
Hà Tĩnh |
24 |
Hải Dương |
25 |
Hậu Giang |
26 |
Hòa Bình |
27 |
Hưng Yên |
28 |
Khánh Hòa |
29 |
Kiên Giang |
30 |
Kon Tum |
31 |
Lai Châu |
32 |
Lâm Đồng |
33 |
Lạng Sơn |
34 |
Lào Cai |
35 |
Long An |
36 |
Nam Định |
37 |
Nghệ An |
38 |
Ninh Bình |
39 |
Ninh Thuận |
40 |
Phú Yên |
41 |
Quảng Bình |
42 |
Quảng Nam |
43 |
Quảng Ngãi |
44 |
Quảng Trị |
45 |
Sóc Trăng |
46 |
Sơn La |
47 |
Tây Ninh |
48 |
Thái Bình |
49 |
Thái Nguyên |
50 |
Thanh Hóa |
51 |
Thừa Thiên Huế |
52 |
Tiền Giang |
53 |
Trà Vinh |
54 |
Tuyên Quang |
55 |
Vĩnh Long |
56 |
Vĩnh Phúc |
57 |
Yên Bái |
THE MINISTRY OF
FINANCE OF VIETNAM |
THE SOCIALIST
REPUBLIC OF VIETNAM |
No.: 1799/BTC-TCT |
Hanoi, February 24, 2022 |
To:
- Secretaries of
provincial/municipal committees of Vietnamese Communist Party;
- Chairpersons of provincial People's Committees.
There are a lot of positive results of tax collection management achieved over the last period, thanks to the assistance and cooperation in giving guidelines of provincial/municipal committees of Vietnamese Communist Party as well as provincial People's Committees. Reform and modernization tasks in taxation sector have been gradually and efficiently performed. The Ministry of Finance of Vietnam would like to express a sincere gratitude to your assistance and close cooperation in directing and giving guidelines on tax collection in your provinces which are considered an important contribution to the successful completion of both provincial and national socio-economic tasks.
On June 13, 2019, the 14th National Assembly of Vietnam has ratified the Law on tax administration No. 38/2019/QH14 which comes into force from July 01, 2020.
In order to implement the Law on tax administration No. 38/2019/QH14, the Government has also promulgated the Decree No. 123/2020/ND-CP prescribing invoices and records on October 19, 2020. Regulations on management and use of electronic invoices are considered the most important contents of the Decree No. 123/2020/ND-CP. It stipulates that all enterprises, business entities, household and individual businesses are required to use electronic invoices from July 01, 2022 (except cases where eligibility requirements to use electronic invoices are not yet satisfied), and authorities, organizations and individuals that meet IT infrastructure requirements are encouraged to apply regulations on electronic invoices before July 01, 2022.
On September 17, 2021, the Ministry of Finance of Vietnam has promulgated the Circular No. 78/2021/TT-BTC providing guidance on the Law on Tax Administration dated June 13, 2019, and the Government’s Decree No. 123/2020/ND-CP dated October 19, 2020 prescribing invoices and records.
These legislative documents have enormous significance in adopting new methods of management and use of electronic invoices and saving costs for enterprises and society. To be specific:
(i) For buyers of goods/services:
...
...
...
- Costs incurred from use of electronic invoices are smaller than those incurred from use of physical invoices (enterprises must not incur costs of printing paper, ink, transport and storage of invoices, and space for invoice storage is not required, etc.).
- Costs incurred from following administrative procedures in tax sector are reduced.
- Risks of loss, damage or burning of physical invoices are eliminated.
- Buyers of goods/services feel safe when using electronic invoices because they may check information on the electronic invoice on the tax authority's system after receiving it from the seller.
(ii) For goods sellers/service providers:
- Strict compliance with regulations on invoices and records by organizations and individuals will create a healthy and fair business environment for taxpayers, and thus facilitate enterprises’ business operations.
- Administrative procedures in connection with invoices are minimized; costs incurred from sending, storage and retention of invoices as well as risks of invoice loss are reduced.
(iii) For society:
- Methods of serving the people, management and organization methods of tax authorities are changed towards automation in order to reform administrative procedures, facilitate, reduce costs and improve profits of enterprises.
...
...
...
- E-commerce and digital platform-based business models are developed to meet global development trends.
- Use of electronic invoices aims to promoting digital transformation by enterprises, finance authorities and other regulatory authorities.
- Common interests are brought to the society such as saving of costs, natural resources, human resources and environmental protection.
(iv) For tax authorities and relevant regulatory authorities:
- Use of electronic invoices helps tax authorities build invoice database; combine invoice information with other tax administration information for building a complete taxpayer database to serve the performance of information analysis tasks which aim to serving management, forecasting and assisting taxpayers in complying with tax laws and managing risks in tax administration.
- Management methods are changed with a view to applying information technology and improving operational processes towards automatic data processing and control to facilitate efficient use of resources and costs, etc. by tax authorities.
- Use of invoices by enterprises of which owners have made getaway or been missing as well as tax fraud or tax evasion are promptly prevented.
In order to use electronic invoices, the Ministry of Finance has promulgated a decision to apply electronic invoices in the 2nd period in 57 provinces and cities since April, 2022. There is not more than a month left from now till April, 2022, but there are still a lot of works and complex issues that need to be resolved, so you are requested to cooperate in giving guidelines for performing the following key tasks regarding use of electronic invoices in your provinces. To be specific:
1. Direct Provincial Departments of Taxation to:
...
...
...
- Proactively cooperate with Provincial Departments of Information and Communications and provincial press and broadcasting agencies to promptly disseminate information on benefits of the use of electronic invoices and new regulations on electronic invoices set out in the Law on tax administration, Decree No. 123/2020/ND-CP and Circular No. 78/2021/TT-BTC. Contents of information dissemination appropriate to each group of entities should be prepared and provided adopting various methods of information dissemination during implementation of this document;
- Review and classify taxpayers that are local enterprises, business entities, household and individual businesses, and eligible to use electronic invoices as prescribed, and inform them of relevant regulations from the starting date of use of electronic invoices; prepare information technology facilities to issue and transmit data on electronic invoices to tax authorities, send electronic invoices to buyers, and other regulations on management and use of electronic invoices;
- Review and inform local electronic invoice service providers of use of electronic invoices so that they can establish information technology facilities that are qualified to provide electronic invoice services in accordance with regulations of the Law on tax administration, Decree No. 123/2020/ND-CP and Circular No. 78/2021/TT-BTC;
- Organize training for taxpayers and tax officials in use of electronic invoices in accordance with regulations of the Law on tax administration, Decree No. 123/2020/ND-CP and Circular No. 78/2021/TT-BTC so as to ensure the efficient use of electronic invoices;
- Establish management centers and publish their hotline numbers at the premises of Provincial Departments of Taxation and Tax Sub-departments to receive and assist taxpayers in using electronic invoices. Frequently review and promptly deal with difficulties that arise during the preparation and starting period of use of electronic invoices in provinces. Issues that beyond the authority of Provincial Departments of Taxation shall be submitted to Provincial People’s Committees, General Department of Taxation, and Ministry of Finance for consideration.
2. Direct Provincial Departments of Information and Communications and provincial press and broadcasting agencies to intensify dissemination of information on significance and benefits of the use of electronic invoices and new regulations on electronic invoices set out in Decree No. 123/2020/ND-CP and Circular No. 78/2021/TT-BTC.
3. Director Provincial Departments of Planning and Investment to notify and disseminate information to new enterprises when issuing business registration certificates to them on their rights and obligations to use electronic invoices from the day on which such electronic invoices are compulsorily used in provinces.
4. Direct provincial regulatory authorities that have demand for use of electronic invoices such as market surveillance authorities, customs authorities, public security authorities, etc. to prepare technical conditions necessary for connecting and searching information on electronic invoices to serve their management tasks in accordance with regulations of law immediately after application of regulations on use of electronic invoices in provinces.
5. Direct public security authorities to promptly learn about new forms of fraudulent acts for obtaining illegal profits or appropriating tax amounts, and work out appropriate preventive measures.
...
...
...
Your assistance and cooperation with the Ministry of Finance are requested to promptly deal with difficulties that arise during the application of regulations on use of electronic invoices.
We really appreciate your assistance./.
MINISTER
Ho Duc Phoc
APPENDIX
LIST OF 57 PROVINCES
AND CENTRAL-AFFILIATED CITIES APPLYING REGULATIONS ON ELECTRONIC INVOICES
(Enclosed with the Official Dispatch No. 1799/BTC-TCT dated February 24,
2022 of the Ministry of Finance)
No.
...
...
...
1
An Giang
2
Ba ria - Vung tau
3
Bac Giang
4
Bac Kan
5
...
...
...
6
Bac Ninh
7
Ben Tre
8
Binh Duong
9
Binh Phuoc
10
...
...
...
11
Ca Mau
12
Can Tho
13
Cao Bang
14
Da Nang
15
...
...
...
16
Dak Nong
17
Dien Bien
18
Dong Nai
19
Dong Thap
20
...
...
...
21
Ha Giang
22
Ha Nam
23
Ha Tinh
24
Hai Duong
25
...
...
...
26
Hoa Binh
27
Hung Yen
28
Khanh Hoa
29
Kien Giang
30
...
...
...
31
Lai Chau
32
Lam Dong
33
Lang Son
34
Lao Cai
35
...
...
...
36
Nam Dinh
37
Nghe An
38
Ninh Binh
39
Ninh Thuan
40
...
...
...
41
Quang Binh
42
Quang Nam
43
Quang Ngai
44
Quang Tri
45
...
...
...
46
Son La
47
Tay Ninh
48
Thai Binh
49
Thai Nguyen
50
...
...
...
51
Thua Thien Hue
52
Tien Giang
53
Tra Vinh
54
Tuyen Quang
55
...
...
...
56
Vinh Phuc
57
Yen Bai
;
Công văn 1799/BTC-TCT năm 2022 về phối hợp triển khai hóa đơn điện tử theo quy định tại Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 1799/BTC-TCT |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Hồ Đức Phớc |
Ngày ban hành: | 24/02/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 1799/BTC-TCT năm 2022 về phối hợp triển khai hóa đơn điện tử theo quy định tại Luật Quản lý thuế 38/2019/QH14 và Nghị định 123/2020/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video