BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 15888/BTC-CST |
Hà Nội, ngày 07 tháng 11 năm 2016 |
Kính gửi: Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Bộ Tài chính nhận được kiến nghị của một số doanh nghiệp và cơ quan thuế đề nghị hướng dẫn chính sách thuế nhà thầu đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu của doanh nghiệp nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam phải trả tiền cho việc sử dụng nhãn hiệu này, sau khi có ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ (tại công văn số 4220/BKHCN-SHTT ngày 12/10/2016), Bộ Công thương (tại công văn số 10128/BCT-TC ngày 24/10/2016), Bộ Tư pháp (tại công văn số 3561/BTP-PLDSKT ngày 12/10/2016), Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1. Về hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ thì việc cho phép bên Việt Nam sử dụng nhãn hiệu kèm theo việc thu tiền chuyển quyền sử dụng của bên nước ngoài không phải là hoạt động nhượng quyền thương mại (thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại), cũng không phải là hoạt động cung cấp dịch vụ khoa học và công nghệ liên quan đến sở hữu trí tuệ (thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Khoa học và công nghệ) mà là hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ nhưng không phải là hoạt động chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ.
2. Về chính sách thuế nhà thầu
Về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
- Tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2014) quy định: “Thu nhập từ tiền bản quyền là khoản thu nhập dưới bất kỳ hình thức nào được trả cho quyền sử dụng, chuyển quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm (bao gồm: các khoản tiền trả cho quyền sử dụng, chuyển giao quyền tác giả và quyền chủ sở hữu tác phẩm; chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp: chuyển giao công nghệ, bản quyền phần mềm).”.
- Tại Điểm a Khoản 2 Điều 13 Thông tư số 103/2014/TT-BTC quy định: Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với thu nhập bản quyền là 10%.
Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp doanh nghiệp nước ngoài có phát sinh khoản thu nhập được trả cho quyền sử dụng nhãn hiệu mà phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì khoản thu nhập này thuộc đối tượng chịu thuế TNDN và tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế là 10%.
Về thuế giá trị gia tăng (GTGT)
Căn cứ quy định tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT, Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế GTGT và Thông tư số 103/2014/TT-BTC, trường hợp doanh nghiệp nước ngoài nhận tiền từ hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu mà phù hợp với quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ thì phải chịu thuế GTGT và thuế suất thuế GTGT là 10% (nếu áp dụng theo phương pháp khấu trừ) hoặc tỷ lệ (%) thuế GTGT tính trên doanh thu tính thuế là 5% (nếu áp dụng theo phương pháp trực tiếp).
Bộ Tài chính thông báo để Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được biết và hướng dẫn đơn vị thực hiện. Đối với các trường hợp phát sinh trước thời điểm ban hành công văn này mà đã kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TNDN khác với nội dung hướng dẫn tại công văn này thì không điều chỉnh lại; trường hợp chưa kê khai hoặc đã kê khai nhưng chưa nộp thuế GTGT, thuế TNDN thì thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT, thuế TNDN theo hướng dẫn tại công văn này.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ Tài chính để được nghiên cứu, hướng dẫn./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF FINANCE |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
No.:
15888/BTC-CST |
Hanoi, November 07, 2016 |
To: Tax departments of provinces or central-affiliated cities
In response to requests submitted by enterprises and tax departments for guidance on implementation of policies on withholding tax on income from licensing of trademarks between a foreign enterprise and a Vietnamese enterprise that must pay fees for use this trademark, and based on written opinions from the Ministry of Science and Technology (at the Official Dispatch No. 4220/BKHCN-SHTT dated October 12, 2016), the Ministry of Industry and Trade (at the Official Dispatch No. 10128/BCT-TC dated October 24, 2016) and the Ministry of Justice (at the Official Dispatch No. 3561/BTP-PLDSKT dated October 12, 2016), the Ministry of Finance gives the guidance as follows:
1. Guidance on licensing of trademarks
Pursuant to the Law on Intellectual Property, the fact that a foreign party permits a Vietnamese party to use the trademark in connection with specific products and receives a certain amount of money or royalty is neither a franchise (under the governing scope of the Law on commerce) nor a provision of science and technology service relating intellectual property (under the governing scope of the Law on Science and Technology). This is the licensing of trademark as regulated in the Law on intellectual property but not the assignment of intellectual property rights.
2. Guidance on withholding tax policies
Guidance on corporate income tax (CIT)
- Clause 3 Article 7 of the Circular No. 103/2014/TT-BTC dated August 06, 2014 by the Ministry of Finance providing guidance on fulfillment of tax liability of foreign entities doing business in Vietnam or earning income in Vietnam (which comes into force from October 01, 2014) stipulates that: “Royalty income means payments made in any forms for the right to use, transfer of intellectual property rights and transfer or technology and software copyright (including payments for the right to use or transfer of copyright, transfer of industrial property rights, transfer of technologies and software copyright)”.
- Point a Clause 2 Article 13 of the Circular No. 103/2014/TT-BTC stipulates that: The CIT rate (%) on taxable revenue from royalty income is 10%.Pursuant to these regulations, if a foreign enterprise earns income from the licensing of trademark which is made in conformity with regulations of the Law on intellectual property, this income is considered CIT object. And in such case CIT rate (%) on taxable revenue is 10%.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Pursuant to regulations of the Circular No. 219/2013/TT-BTC dated December 31, 2013 by the Ministry of Finance providing guidance on implementation of the Law on value-added tax and the Government’s Decree No. 209/2013/ND-CP dated December 18, 2013 elaborating and guiding the implementation of certain articles of the Law on value-added tax and the Circular No. 103/2014/TT-BTC, income earned by a foreign enterprise from the licensing of trademark which is made in conformity with regulations of the Law on intellectual property is subject to VAT and the VAT rate is 10% (if calculated by adopting the deduction method) or 5% (if calculated by adopting the direct method) of taxable revenue.
This is the Ministry of Finance’s guidance given to tax departments of provinces or central-affiliated cities for understanding and implementing. In case VAT and CIT on licensing of trademarks have been declared and paid before the date of promulgation of this Official Dispatch inconsistently with guidance herein, no adjustment is made. In case VAT and CIT on licensing of trademarks are not yet paid, declaration and/or payment of VAT and CIT must be made in accordance with guidance herein.
Difficulties that arise during the implementation of this Official Dispatch should be reported to the Ministry of Finance for consideration./.
PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
Vu Thi Mai
;
Công văn 15888/BTC-CST năm 2016 hướng dẫn chính sách thuế nhà thầu đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 15888/BTC-CST |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Vũ Thị Mai |
Ngày ban hành: | 07/11/2016 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 15888/BTC-CST năm 2016 hướng dẫn chính sách thuế nhà thầu đối với hoạt động chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video