Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP
HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1291/CT-TTHT
V/v Thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm nông sản

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 02 năm 2016

 

Kính gửi: Tổng cục Thuế
Đa chỉ: 18 Tam Trinh, Phường Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội

Cục Thuế TP có nhn được văn bản số 1301-16/CV-TT ngày 13/1/2016 của Công ty TNHH Nông sản Tâm Tùng hỏi về thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đi với các sản phẩm hạt đậu nành; Cục Thuế TP qua nghiên cứu vướng mc, kính trình Tổng cục Thuế như sau:

Căn cứ Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2014) quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT:

“Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, hải sản chưa chế biến thành các sn phẩm khác hoặc ch qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ.

Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này.

…”

Căn cứ Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2015) bổ sung khoản 3a vào Điều 4 quy định đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

“…

Thức ăn cho gia súc, gia cm, thủy sản và thức ăn cho vật nuôi khác, bao gm các loại sản phm đã qua chế biến hoặc chưa qua chế biến như cám, , khô dầu các loại, bột cá, bột xương, bột tôm, các loại thức ăn khác dùng cho gia súc, gia cầm, thủy sản và vật nuôi khác, các cht phụ gia thức ăn chăn nuôi (như premix, hoạt chất và chất mang) theo quy định tại khoản 1 Điu 3 Nghị định s 08/2010/NĐ-CP ngày 5/2/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi và khoản 2, khoản 3 Điều 1 Thông tư s 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

…”

Căn cứ công văn số 4583/TCT-CS ngày 4/11/2015 của Tổng cục Thuế về chính sách thuế GTGT:

“…

(i) Các sản phẩm thuộc đối tượng không chịu thuế:

- Sản phẩm trồng trọt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất bán ra (ví dụ như tm mì, cám mì, tấm gạo (gạo gẫy), cám gạo được tạo ra từ quá trình xay xát thóc hoặc xay xát lúa mì) theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư s 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại thì không phải kê khai tính nộp thuế GTGT theo hướng dẫn tại Khoản 5 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 ca Bộ Tài chính.

…”

Căn cứ các quy định trên: Từ ngày 1/1/2014 hạt đậu nành (hạt đậu tương) là sản phẩm trồng trọt chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường nếu các doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại thì thuộc trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT. Nhưng từ ngày 1/1/2015 nếu căn cứ theo công văn số 4583/TCT-CS ngày 4/11/2015 thì hạt đậu nành cũng được định danh cụ thể tại Danh mục tạm thời thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm được phép lưu hành tại Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BNNPTNT ngày 25/6/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Như vậy, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ mua sản phẩm hạt đậu nành bán lại cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì có phải phân biệt người mua về nếu không để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm thì thuộc trường hợp không phải tính kê khai nộp thuế GTGT, nếu để sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT?

Ý kiến của Cc Thuế TP:

Mặt hàng hạt đậu nành (không phân biệt có dùng làm thức ăn chăn nuôi hay không) là sản phẩm trng trọt chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường do doanh nghiệp, hợp tác xã mua về bán cho doanh nghiệp, hợp tác xã thì thuộc trường hợp không phi kê khai tính nộp thuế GTGT ở khâu kinh doanh thương mại.

Cục Thuế TP kính trình Tổng cục Thuế xem xét có văn bản hướng dẫn để Cục Thuế TP thực hiện.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- CCT Q. Tân Phú (Để biết và chờ hướng dẫn của TCT);
- Cty TNHH Nông sản Tâm Tùng (Để biết và chờ hướng dẫn của TCT);
- Lưu VT; TTHT.

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Trần Thị Lệ Nga

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 1291/CT-TTHT năm 2016 về thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm nông sản do Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu: 1291/CT-TTHT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Trần Thị Lệ Nga
Ngày ban hành: 17/02/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [3]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 1291/CT-TTHT năm 2016 về thuế suất thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm nông sản do Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…