BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Hà Nội, ngày 30 tháng 01 năm 2012 |
Kính gửi: |
- Cục Thuế các tỉnh thành phố trực
thuộc trung ương; |
Ngày 11/11/2011 Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 152/2011/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 8/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế bảo vệ môi trường và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2012. Tuy nhiên, qua chương trình phổ biến pháp luật cho doanh nghiệp Bộ Tài chính nhận được một số kiến nghị. Để triển khai thực hiện chính sách thuế bảo vệ môi trường, Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
1. Về đối tượng kê khai, nộp thuế:
- Tại Điều 3 Thông tư số 152/2011/TT-BTC quy định: “Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tại Điều 1 của Thông tư này …”
- Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Thông tư số 152/2011/TT-BTC quy định: “1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2012 …
2. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xăng dầu không phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với lượng xăng dầu đã kê khai, nộp phí xăng dầu từ trước ngày 01/01/2012.”
Do đó, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường thực hiện nhập khẩu, bán ra, trao đổi, tặng cho … hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường kể từ ngày 01/01/2012 thì phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp xăng dầu đã kê khai nộp phí xăng dầu từ trước ngày 01/01/2012). Riêng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân làm đầu mối thu mua than khai thác nhỏ, lẻ thì phải xuất trình chứng từ chứng minh hàng hóa đã nộp thuế bảo vệ môi trường đối với lượng than thực tế thu mua từ ngày 01/01/2012, trường hợp không có chứng từ chứng minh đã nộp thuế bảo vệ môi trường thì tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thu mua là người kê khai, nộp thuế.
2. Về dầu nhờn, mỡ nhờn nhập khẩu khi nhập vật tư phụ tùng máy bay hoặc máy móc, thiết bị nhập khẩu:
- Tại Điều 3 và Điều 5 Luật thuế bảo vệ môi trường quy định:
“Điều 3. Đối tượng chịu thuế
1. Xăng, dầu, mỡ nhờn, bao gồm:
…
e) Dầu nhờn;
g) Mỡ nhờn.”
“Điều 5. Người nộp thuế
1. Người nộp thuế bảo vệ môi trường là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế quy định tại Điều 3 của Luật này.”
- Tại tiết b Khoản 1.2, Điều 7, Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính quy định: “b) Đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp xăng dầu nhập khẩu để bán), người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan.”
Căn cứ các quy định nêu trên thì dầu nhờn, mỡ nhờn thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp các doanh nghiệp nhập khẩu vật tư, phụ tùng cho máy bay hoặc trường hợp nhập khẩu máy móc, thiết bị mà có cung cấp dầu nhờn, mỡ nhờn đi kèm (được đóng riêng) thì phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Đối với các trường hợp xăng, dầu, mỡ nhờn nhập khẩu về sử dụng cho mục đích khác không phải để bán thì cơ quan Hải quan căn cứ hồ sơ khai thuế của người nộp thuế để thực hiện việc thu thuế bảo vệ môi trường cùng với thuế nhập khẩu như các loại hàng hóa nhập khẩu chịu thuế bảo vệ môi trường khác.
Riêng đối với xăng, dầu của các Công ty xăng, dầu đầu mối nhập khẩu để bán không thực hiện việc kê khai thuế bảo vệ môi trường cùng với thời điểm kê khai và nộp thuế nhập khẩu mà kê khai và nộp thuế tại thời điểm xuất bán hoặc xuất tiêu dùng.
3. Về Thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu vào khu phi thuế quan:
- Tại điểm 2.4, khoản 2, Điều 2 Thông tư số 152/2011/TT-BTC quy định đối tượng không phải nộp thuế bảo vệ môi trường như sau:
“2.4. Hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài do cơ sở sản xuất (bao gồm cả gia công) trực tiếp xuất khẩu hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh xuất khẩu để xuất khẩu, trừ trường hợp tổ chức, hộ gia đình, cá nhân mua hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường để xuất khẩu”.
- Tại tiết b điểm 1.2 và tiết b điểm 1.3, Khoản 1, Điều 7, Thông tư số 152/2011/TT-BTC quy định:
“1.2. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế: …
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu (trừ trường hợp xăng dầu nhập khẩu để bán), người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan.
1.3. Khai thuế bảo vệ môi trường:
b) Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu ủy thác thuộc diện chịu thuế bảo vệ môi trường thì người nộp thuế thực hiện khai thuế, tính thuế và nộp thuế theo từng lần phát sinh (trừ trường hợp xăng dầu nhập khẩu để bán).
Việc khai thuế, tính thuế, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu được thực hiện cùng thời điểm với việc khai thuế và nộp thuế nhập khẩu, trừ mặt hàng xăng dầu nhập khẩu được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
Thời hạn nộp thuế bảo vệ môi trường trong trường hợp này là thời hạn nộp thuế nhập khẩu theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành”.
- Tại Khoản 3, Điều 6, Thông tư số 152/2011/TT-BTC quy định:
“3. Đối với hàng hóa nhập khẩu, thời điểm tính thuế là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trừ xăng dầu nhập khẩu để bán quy định tại khoản 4 điều này”.
Căn cứ quy định nêu trên thì:
- Đối với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan hoặc hàng hóa trong nước xuất bán vào khu phi thuế quan tiêu dùng trong khu phi thuế quan không phải xuất khẩu ra nước ngoài thuộc đối tượng phải nộp thuế bảo vệ môi trường theo quy định tại Điều 3 Luật thuế bảo vệ môi trường phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường theo quy định.
Cơ quan Hải quan căn cứ vào hồ sơ hải quan của hàng hóa để xác định hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường. Trường hợp phải nộp thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu thì hồ sơ hải quan là hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường.
- Đối với hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế nhập khẩu nhưng thuộc đối tượng phải nộp thuế bảo vệ môi trường thì hồ sơ khai thuế bảo vệ môi trường là hồ sơ hải quan và thời hạn kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường là thời hạn kê khai nộp thuế nhập khẩu của hàng hóa đó thuộc diện chịu thuế nhập khẩu theo quy định của Luật Quản lý thuế và Luật thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Các trường hợp hàng hóa nhập khẩu để gia công sau đó xuất khẩu ra nước ngoài thì thuộc đối tượng không phải nộp thuế BVMT như quy định tại điểm 2.4 Thông tư số 152/2011/TT-BTC nêu trên. Cơ quan hải quan không thu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công sau đó xuất khẩu ra nước ngoài khi nhập khẩu. Đối với hàng hóa là nguyên liệu tiêu hao thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, sau khi thực hiện thanh khoản hàng gia công theo quy định tại Thông tư 117/2011/TT-BTC ngày 15/8/2011 của Bộ Tài chính thì thực hiện thu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa này theo quy định.
4. Về chứng từ thu thuế bảo vệ môi trường cấp cho người nộp thuế:
- Tại khoản 1 và khoản 3 Điều 44 Luật Quản lý thuế quy định: “1. Người thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước:
a) Tại Kho bạc nhà nước;
b) Tại cơ quan quản lý thuế nơi tiếp nhận hồ sơ khai thuế;” và “3. Cơ quan, tổ chức khi nhận tiền thuế hoặc khấu trừ tiền thuế phải cung cấp cho người nộp thuế chứng từ thu tiền thuế”
- Căn cứ khoản 4 Điều 20 Thông tư 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính thì cơ quan Hải quan có trách nhiệm cấp biên lai thu cho người nộp thuế theo mẫu quy định của Bộ Tài chính trong trường hợp thu thuế bằng tiền mặt.
- Tại Điểm 2.2 và điểm 2.4 Mục I, Phần B, Thông tư số 128/2008/TT-BTC ngày 24/12/2008 hướng dẫn thu và quản lý các khoản thu ngân sách nhà nước qua Kho bạc nhà nước quy định:
“2.2. Giấy nộp tiền vào NSNN:
- Giấy nộp tiền vào NSNN là chứng từ thu NSNN, do Bộ Tài chính quy định mẫu thống nhất;
- Giấy nộp tiền vào NSNN được sử dụng trong các trường hợp:
+ Các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác (sau đây gọi chung là người nộp thuế) nộp tiền vào KBNN, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và cơ quan được ủy nhiệm thu NSNN;
+ Cơ quan thu hoặc tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu, nộp số tiền đã thu vào KBNN hoặc ngân hàng nơi KBNN mở tài khoản.
+ Người nộp thuế nộp tiền vào tài khoản tạm thu, tạm giữ của cơ quan thu (trước khi xử lý nộp NSNN theo quy định)”.
“2.4. Biên lai thu NSNN:
2.4.1. Các trường hợp sử dụng biên lai:
- Cơ quan thu được giao nhiệm vụ trực tiếp thu NSNN bằng tiền mặt; tổ chức, cá nhân được cơ quan thu ủy nhiệm thu thuế, phí, lệ phí, thu phạt;
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trực tiếp thu tiền phạt;
- KBNN trực tiếp thu đối với một số khoản phí, lệ phí, thu phạt; các tổ chức được KBNN ủy nhiệm thu phí, lệ phí, thu phạt.”
Căn cứ quy định nêu trên thì người nộp thuế bảo vệ môi trường khi nộp tiền vào ngân sách nhà nước sử dụng “Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước”, chứng từ này với nội dung thuế bảo vệ môi trường theo mục lục ngân sách quy định và chi tiết cho kỳ tính thuế được Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng xác nhận đã nộp tiền là chứng từ xác định việc nộp thuế bảo vệ môi trường của người nộp thuế.
Đối với hàng hóa nhập khẩu phải thu thuế bảo vệ môi trường trong trường hợp người nộp thuế nộp trực tiếp cho cơ quan Hải quan bằng tiền mặt thì cơ quan Hải quan có trách nhiệm phải cấp biên lai thu thuế cho người nộp thuế. Về biên lai thu thuế bảo vệ môi trường đối với hàng hóa nhập khẩu thực hiện theo hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
5. Về giá tính thuế GTGT đối với xăng dầu đã được kê khai, nộp phí xăng dầu trước ngày 01/01/2012:
Tại khoản 4 Điều 7 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP về thuế bảo vệ môi trường hướng dẫn:
“Đối với các tổ chức, cá nhân bán hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường thì giá tính thuế giá trị gia tăng là giá đã bao gồm thuế bảo vệ môi trường.”
Tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Thông tư số 152/2011/TT-BTC quy định:
“1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2012 …
2. Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh xăng dầu không phải kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường đối với lượng xăng dầu đã kê khai, nộp phí xăng dầu trước ngày 01/01/2012.
Tại điểm 2 Công văn số 18080/BTC-CST ngày 30 tháng 12 năm 2011 hướng dẫn giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường kể từ ngày 01/01/2012 như sau:
“Đối với hàng hóa do cơ sở sản xuất, kinh doanh bán ra thuộc đối tượng chịu thuế bảo vệ môi trường, giá tính thuế GTGT là giá bán đã có thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) và thuế bảo vệ môi trường nhưng chưa có thuế giá trị gia tăng”.
Căn cứ vào hướng dẫn nêu trên, đối với lượng xăng dầu đã được cơ sở kinh doanh xăng dầu nộp phí xăng dầu trước ngày 01/01/2012 thì kể từ ngày 01/01/2012 giá tính thuế GTGT là giá bán đã có phí xăng dầu nhưng chưa có thuế GTGT.
Từ ngày 01/01/2012, đối với hàng hóa chịu thuế bảo vệ môi trường và xăng dầu đã kê khai nộp phí xăng dầu trước ngày 01/01/2012, trên hóa đơn chỉ ghi dòng giá bán là giá chưa có thuế GTGT, thuế suất, tiền thuế GTGT, giá thanh toán đã có thuế (không ghi tách riêng dòng thuế bảo vệ môi trường hoặc dòng phí xăng dầu đối với xăng dầu đã kê khai nộp phí xăng dầu trước ngày 01/01/2012) trên hóa đơn GTGT.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc đề nghị Cục Thuế và Cục Hải quan các tỉnh, thành phố phản ánh về Bộ Tài chính để nghiên cứu, giải quyết.
Nơi nhận: |
KT.
BỘ TRƯỞNG |
MINISTRY OF
FINANCE |
SOCIALIST
REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 1199/BTC-TCT |
Ha Noi, January 30, 2012 |
To:
- Provincial-level Tax Departments;
- Provincial-level Customs Departments
On November 11, 2011, the Ministry of Finance issued Circular No. 152/2011/TT-BTC to guide the implementation of Government’s Decree No. 67/2011/ND-CP of August 8, 2011, detailing and guiding the implementation of a number of articles of the Law on Environmental Protection Tax, which took effect on January 1, 2012. However, the Ministry of Finance has received some recommendations through the program on law dissemination among enterprises. In order to implement the environmental protection tax policies, the Ministry of Finance provides the following guidance:
1. Regarding tax declarers and payers:
- Article 3 of Circular No. 152/2011/TT-BTC stipulates: “Environmental protection tax payers are organizations, households and individuals that produce or import goods liable to the tax specified in Article 1 of this Circular…”
- Clauses 1 and 2, Article 10 of Circular No. 152/2011/TT-BTC stipulate: “1. This Circular takes effect on January 1, 2012…
2. Organizations and individuals that produce or trade in petrol and oil are not required to declare and pay environmental protection tax for petrol and oil volumes for which they have declared and paid the petrol and oil charge before January 1, 2012.”
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
2. Regarding lubricating oil and grease imported together with imported aircraft supplies and spare parts or imported machinery and equipment:
- Articles 3 and 5 of the Law on Environmental Protection Tax stipulate:
“Article 3. Tax-liable objects
1. Petrol, lubricating oil and grease, including:
…
f/ Lubricating oil;
g/ Lubricating grease.”
“Article 5. Taxpayers
1. Environmental protection tax payers are organizations, households and individuals that produce or import goods liable to the tax specified in Article 3 of this Law.”
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
According to the above provisions, lubricating oil and grease are liable to environmental protection tax. Enterprises that import aircraft supplies and spare parts or machinery and equipment, which are accompanied by lubricating oil and grease (in separate boxes), shall declare and pay environmental protection tax in accordance with law.
For petrol, lubricating oil and grease imported not for sale, customs offices shall base themselves on tax declaration dossiers of taxpayers to collect environmental protection tax and import duty on these goods like other environmental protection tax-liable imported goods.
Particularly for petrol and oil imported by major petrol and oil companies for sale, these companies do not have to declare environmental protection tax at the same time with declaring and paying import duty but shall declare and pay the tax at the time of delivery for sale or consumption.
3. Regarding environmental protection tax on goods imported into non-tariff zones:
- Point 2.4, Clause 2, Article 2 of Circular No. 152/2011/TT-BTC specifies objects not liable to environmental protection tax as follows:
“2.4. Goods exported abroad directly by their producers (including processors) or by export businesses as entrusted by their producers, except for organizations, households or individuals that purchase goods liable to environmental protection tax for export.”
- Item b, Point 1.2 and Item b, Point 1.3, Clause 1, Article 7 of Circular No. 152/2011/TT-BTC stipulate:
“1.2. Place for submission of tax declaration dossiers:…
b/ For imported goods (except petrol and oil imported for sale), taxpayers shall submit their tax declaration dossiers to customs offices where they carry out customs procedures.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
b/ For imported goods and goods imported under import entrustment which are liable to environmental protection tax, taxpayers shall make declare, calculate and pay tax for each time of importation (except petrol and oil imported for sale).
The declaration, calculation and payment of environmental protection tax shall be made at the same time with the declaration and payment of import duty for imported goods, except imported petrol and oil which comply with Clause 2, Article 7 of this Circular.
The time limit for payment of environmental protection tax in this case is that for payment of import duty prescribed in the Law on Tax Administration and guiding documents.”
- Clause 3, Article 6 of Circular No. 152/2011/TT-BTC stipulates:
“3. For imported goods, the time of tax calculation is the time of registration of the customs declaration, except petrol and oil imported for sale specified in Clause 4 of this Article.”
Accordingly:
- For goods imported from abroad into non-tariff zones and domestic goods exported into non-tariff zones for consumption in these zones without being exported abroad which are liable to environmental protection tax in accordance with Article 3 of the Law on Environmental Protection Tax, environmental protection tax shall be declared and paid in accordance with regulations.
Customs offices shall base themselves on customs dossiers of goods to determine whether these goods are liable to environmental protection tax. In case imported goods are liable to environmental protection tax, customs dossiers are their environmental protection tax declaration dossiers.
- For imported goods which are exempt from import duty but liable to environmental protection tax, environmental protection tax declaration dossiers are their customs dossiers and the time limit for declaration and payment of environmental protection tax is that for declaration and payment of import duty for these goods which are liable to import duty in accordance with the Law on Tax Administration and the Law on Import Duty, Export Duty.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
4. Regarding environmental protection tax receipts to be issued to taxpayers
- Clauses 1 and 3, Article 44 of the Law on Tax Administration stipulate: “1. Taxpayers shall remit tax amounts into the state budget:
a/ At the State Treasury;
b/ At tax administration agencies which receive tax declaration dossiers;” and “3. When receiving or deducting tax amounts, agencies and organizations shall issue tax payment receipts to taxpayers.”
- Pursuant to Clause 4, Article 20 of the Ministry of Finance’s Circular No. 194/2010/TT-BTC of December 6, 2010, customs offices shall issue receipts, made according to the form set by the Ministry of Finance, to duty payers in case of collecting duty in cash.
- Points 2.2 and 2.4, Section I, Part B of Circular No. 128/2008/TT-BTC of December 24, 2008, guiding the collection and management of state budget revenues through the State Treasury, stipulate:
“2.2. State budget remittance papers:
- State budget remittance papers are state budget revenue receipts, made according to a form set by the Ministry of Finance;
- State budget remittance papers are used in the following cases:
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
+ Collecting agencies or authorized organizations or individuals collect and remit collected money amounts into the State Treasury or banks where the State Treasury opens accounts.
+ Taxpayers remit money amounts into temporary collection and custody accounts of collecting agencies (before making state budget remittances as prescribed).”
“2.4. State budget revenue receipts:
2.4.1. Cases in which state budget revenue receipts are used:
- Collecting agencies are assigned to directly collect state budget revenues in cash; organizations and individuals are authorized by collecting agencies to collect taxes, charges, fees and fines;
- Competent state agencies that issue decisions on sanctioning administrative violations directly collect fines;
- The State Treasury directly collect some charges, fees and fines; organizations are authorized by the State Treasury to collect charges, fees and fines.”
Accordingly, environmental protection tax payers, when remit tax amounts into the state budget shall use state budget remittance papers. These papers, with contents on environmental protection tax according to the state budget index, the tax period and the certification of the State Treasury or bank or credit institution of the permitted tax amount, serve as written evidence of environmental protection tax payment by taxpayers.
For imported goods for which environmental protection tax is paid in cash directly to customs offices, customs offices shall issue tax receipts to taxpayers. Receipts of environmental protection tax on imported goods comply with the General Department of Customs’ guidance.
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Clause 4, Article 7 of the Ministry of Finance’s Circular No. 152/2011/TT-BTC of November 11, 2011, guiding the implementation of Decree No. 67/2011/ND-CP, on environmental protection tax, guides as follows:
“For organizations and individuals that sell goods liable to environmental protection tax, value-added tax calculation prices are those inclusive of environmental protection tax.”
Clauses 1 and 2, Article 10 of Circular No. 152/2011/TT-BTC stipulate:
“1. This Circular takes effect on January 1, 2012…
2. Organizations and individuals that produce or trade in petrol and oil are not required to declare and pay environmental protection tax for petrol and oil volumes for which they have declared and paid the petrol and oil charge before January 1, 2012.
Point 2 of Official Letter No. 18080/BTC-CST of December 30, 2011, guiding value-added tax calculation prices of goods liable to environmental protection tax from January 1, 2012, as follows:
“For goods liable to environmental protection tax and sold by their producers or traders, value-added tax calculation prices are sale prices inclusive of excise tax (if any) and environmental protection tax but exclusive of value-added tax.”
According to the above guidance, for petrol and oil volumes for which the petrol and oil charge has been paid by petrol and oil traders before January 1, 2012, VAT calculation prices from January 1, 2012, are sale prices inclusive of the petrol and oil charge but exclusive of VAT.
6. Regarding the method of writing value-added invoices for goods liable to environmental protection tax
...
...
...
Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66
Any problems arising in the course of implementation should be reported by provincial-level Tax Departments and Customs Departments to the Ministry of Finance for study and settlement.
FOR THE
MINISTER OF FINANCE
DEPUTY MINISTER
Do Hoang Anh Tuan
;
Công văn 1199/BTC-TCT về thuế bảo vệ môi trường do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 1199/BTC-TCT |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Đỗ Hoàng Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 30/01/2012 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 1199/BTC-TCT về thuế bảo vệ môi trường do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video