Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11505/CT-TTHT
V/v trả lời chính sách thuế

Hà Nội, ngày 26 tháng 03 năm 2019

 

Kính gửi: Công ty Cho thuê tài chính TNHHMTV Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
(Địa chỉ: 16 Phan Đình Phùng, P.Quán Thánh, Q.Ba Đình, TP.Hà Nội - MST: 0101047075)

Trả lời công văn số 60/CTTC5 đề ngày 13/02/2019 (nhận ngày 19/02/2019) của Công ty Cho thuê tài chính TNHHMTV Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (sau đây gọi là Công ty) vướng mắc về chính sách thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:

- Căn cứ Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng.

+ Tại Điều 4 quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT

+ Tại Khoản 3 Điều 7 Mục 1 Chương II quy định giá tính thuế:

“Điều 7. Giá tính thuế

3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này...”

+ Tại Điều 9 quy định về thuế suất 0%

+ Tại Điều 10 quy định về thuế suất 5%

+ Tại Điều 11 quy định về thuế suất 10% như sau:

“Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này.

Các mức thuế suất thuế GTGT nêu tại Điều 10, Điều 11 được áp dụng thống nhất cho từng loại hàng hóa, dịch vụ ở các khâu nhập khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại...”

+ Tại Khoản 1, Khoản 5, Khoản 7 Điều 14 Mục 1 Chương III quy định nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào:

“Điều 14. Nguyên tắc khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất...

5. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ....

7. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này không được khấu trừ, trừ các trường hợp sau:

a) Thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở kinh doanh mua vào đ sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại hướng dẫn tại khoản 19 Điều 4 Thông tư này được khấu trừ toàn bộ;

b) Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí đến ngày khai thác đầu tiên hoặc ngày sản xuất đầu tiên được khấu trừ toàn bộ...

- Căn cứ Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/2/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

+ Tại Khoản 10 Điều 1 quy định:

“9. Sửa đổi, bổ sung Điều 14 như sau:

a) Sa đổi khoản 2 Điều 14 như sau:

"2. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.

Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân b số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý...

10. Sửa đổi, bổ sung Điều 15 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 và Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính) như sau:

“Điều 15. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào

1. Có hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài theo hướng dẫn của Bộ Tài chính áp dụng đối với các tổ chức nước ngoài không có tư cách pháp nhân Việt Nam và cá nhân nước ngoài kinh doanh hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

2. Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào (bao gồm cả hàng hóa nhập khu) từ hai mươi triệu đồng trở lên, trừ các trường hợp giá trị hàng hóa, dịch vụ nhập khu từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng, hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần theo hóa đơn dưới hai mươi triệu đồng theo giá đã có thuế GTGT và trường hợp cơ sở kinh doanh nhập khẩu hàng hóa là quà biếu, quà tặng của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt gồm chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác hướng dẫn tại khoản 3 và khoản 4 Điều này...”

+ Tại Khoản 7, Khoản 9 Điều 3 quy định:

“Điều 3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:

7. Sửa đổi, b sung Điều 16 như sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư s 119/2014/TT-BTC) như sau:

“b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hóa luân chuyn nội bộ, tiêu dùng nội bộ đ tiếp tục quá trình sản xuất)....

9. Sửa đổi, bổ sung điểm 2.4 Phụ lục 4 như sau:

"2.4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ đối với hàng hóa, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng đối với tổ chức kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:

a) Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi tên và số lượng hàng hóa, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu và thực hiện theo hướng dẫn của pháp luật về thuế GTGT

Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng."

- Căn cứ Điều 1 Thông tư s 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khổ thứ nhất khoản 3 Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT (đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính) như sau:

3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiu là có chứng từ chứng minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên bán mở tại các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua mang tên ch doanh nghiệp tư nhân sang tài khoản bên bán).”

- Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện luật thuế TNCN, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế TNCN và Nghị định số 65/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế TNCN và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.

+ Tại điểm g, khoản 2, Điều 2 quy định về các khoản không tính vào thu nhập chịu thuế như sau:

"...g) Không tính vào thu nhập chịu thuế đối với các khoản sau:

g.1) Khoản hỗ trợ của người sử dụng lao động cho việc khám chữa bệnh him nghèo cho bn thân người lao động và thân nhân của người lao động...."

- Căn cứ Khoản 5, Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/06/2015 của Bộ Tài chính bổ sung tiết g.10, Điểm g, Khoản 2, Điều 2 Thông tu số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính quy định về các khoản không tính vào thu nhập chịu thuế như sau:

“g.10) Khoản tiền nhận được do tổ chức, cá nhân trả thu nhập chi đám hiếu, chi cho bản thân và gia đình người lao động theo quy định chung của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp”

- Căn cứ Khoản 4, Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi đoạn thứ nhất của gạch đầu dòng thứ năm tại điềm 2.30, Khoản 2, Điều 6 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC) quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN như sau:

"- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi h trợ Điều trị; chi h trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ Khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động, bảo him hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những Khoản chi có tính cht phúc lợi khác. Tng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp."

Căn cứ các quy định trên, Cục thuế TP Hà Nội trả lời về nguyên tc như sau:

1. Trường hợp Công ty có phát sinh hoạt động mua hàng hóa dùng để cho, biếu, tặng khách hàng thì Công ty phải lập hóa đơn, kê khai, tính nộp thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa cho khách hàng theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính, giá tính thuế GTGT được xác định theo giá bán của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh hoạt động cho, biếu, tặng.

2. Đối với thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ mua vào để cho, biếu, tặng khách hàng:

- Trường hợp phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT và đáp ng điều kiện theo quy định tại Khoản 10, Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính thì Công ty được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

- Trường hợp phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì Công ty không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định tại Khoản 7, Điều 14 Mục 1 Chương III Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

3. Thuế suất thuế GTGT đối với bó/lẵng hoa tươi là 10% theo quy định tại Điều 11 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính.

4. Về thuế thu nhập cá nhân:

Các khoản chi có tính chất phúc lợi cho thân nhân người lao động nếu phù hợp với quy định tại Điểm g, Khoản 2, Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC, Khoản 5, Điều 11 Thông tư số 92/2015/TT-BTC và Khoản 4, Điều 3 Thông tư số 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018 của Bộ Tài chính thì không tính vào thu nhập chịu thuế TNCN của người lao động.

Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng mắc phát sinh cụ thể đề nghị đơn vị liên hệ với Phòng Kiểm tra thuế số 2 để được hướng dẫn và hỗ trợ.

Cục Thuế TP Hà Nội thông báo Công ty được biết và thực hiện.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng Kiểm tra
2;
- Phòng Pháp chế;
- Lưu: VT, TTHT(2).

KT. CỤC TRƯỞNG
PHÓ
CỤC TRƯỞNG




Mai Sơn

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 11505/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành

Số hiệu: 11505/CT-TTHT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Cục thuế thành phố Hà Nội
Người ký: Mai Sơn
Ngày ban hành: 26/03/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [8]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 11505/CT-TTHT năm 2019 về chính sách thuế giá trị gia tăng do Cục Thuế thành phố Hà Nội ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [6]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…