TÒA ÁN NHÂN DÂN
TỐI CAO |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/TANDTC-KHTC |
Hà Nội, ngày 30 tháng 3 năm 2021 |
Kính gửi: |
- Các Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương; |
Nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động tài chính trong triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 16/2021/NĐ-CP ngày 03/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp, việc quản lý, sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án và thù lao Hòa giải viên tại Tòa án (sau đây gọi tắt là Nghị định số 16/2021/NĐ-CP) và Thông tư số 92/2020/TT-BTC ngày 13/11/2020 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án (sau đây gọi tắt là Thông tư số 92/2020/TT-BTC) như sau:
1. Về mức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1.1. Về tổng mức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
Căn cứ tình hình thực tế của mỗi vụ việc hòa giải, đối thoại tại Tòa án, các Tòa án xác định tổng mức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án căn cứ vào các khoản chi phí quy định tại Điều 3 Nghị định số 16/2021/NĐ-CP.
1.2. Về mức thu quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 16/2021/NĐ-CP
1.2.1. Đối với điểm a khoản 2 Điều 4
Các Tòa án căn cứ Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 của Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị; Quy chế chi tiêu nội bộ của Tòa án để tính mức chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng nghỉ của Hòa giải viên.
1.2.2. Đối với điểm b khoản 2 Điều 4
Các Tòa án căn cứ theo thực tế phát sinh với hóa đơn chứng từ hợp pháp và thực hiện theo Quyết định số 17/2019/QĐ-TTg ngày 08/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về một số gói thầu, nội dung mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên được áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu; Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để tính chi phí thuê địa điểm và các chi phí khắc phục vụ việc hòa giải, đối thoại; thuê trang thiết bị, máy móc; thuê đơn vị, tổ chức có chức năng phục vụ xem xét hiện trạng tài sản.
2. Về mức tạm ứng quy định tại Điều 7 Nghị định số 16/2021/NĐ-CP
2.1. Đối với khoản 1 Điều 7
Các bên tham gia hòa giải tại Tòa án đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch nộp tạm ứng 1.500.000 đồng/01 vụ việc.
2.2. Đối với khoản 2 Điều 7
Sau khi Tòa án nơi giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại xác định được mức thu, các bên tham gia hòa giải nộp tạm ứng chi phí bằng 70% mức thu đó.
3. Về thù lao Hòa giải viên quy định tại Điều 9 Nghị định số 16/2021/NĐ-CP
3.1. Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
a) Hòa giải viên được hưởng mức thù lao là 1.000.000 đồng/01 vụ việc khi hòa giải thành, đối thoại thành các vụ việc không thuộc trường hợp nêu tại điểm b và c tiểu mục này.
b) Hòa giải viên được hưởng mức thù lao là 1.300.000 đồng/01 vụ việc khi hòa giải thành, đối thoại thành các vụ việc thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vụ việc cần tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn hoặc cần mời người có uy tín tham gia;
- Tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở;
- Số lượng phiên hòa giải, đối thoại từ 02 phiên trở lên, có xác nhận của Tòa án nơi tiến hành hòa giải, đối thoại.
c) Hòa giải viên được hưởng mức thù lao là 1.500.000 đồng/01 vụ việc khi hòa giải thành, đối thoại thành các vụ việc thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hòa giải đoàn tụ thành vụ việc hôn nhân và gia đình;
- Hòa giải thành tranh chấp đất đai hoặc tranh chấp khác đã qua hòa giải ngoài Tòa án;
- Hòa giải thành tranh chấp kinh doanh, thương mại và lao động;
- Đối thoại thành khiếu kiện hành chính;
- Những trường hợp khác do Chánh án Tòa án nơi tiến hành hòa giải, đối thoại quyết định và thông báo công khai tại Tòa án.
3.2. Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 6 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
a) Mức thù lao của Hòa giải viên là 500.000 đồng/01 vụ việc nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c tiểu mục này.
b) Hòa giải viên được hưởng mức thù lao là 800.000 đồng/01 vụ việc khi người nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu rút đơn khởi kiện, đơn yêu cầu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Vụ việc cần tham khảo ý kiến của cơ quan chuyên môn hoặc cần mời người có uy tín tham gia;
- Tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở;
- Số lượng phiên hòa giải, đối thoại từ 02 phiên trở lên, có xác nhận của Tòa án nơi tiến hành hòa giải, đối thoại.
c) Hòa giải viên được hưởng mức thù lao là 950.000 đồng/01 vụ việc khi người nộp đơn khởi kiện, đơn yêu cầu rút đơn khởi kiện, đơn yêu cầu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Hòa giải tranh chấp đất đai hoặc tranh chấp khác đã qua hòa giải ngoài Tòa án;
- Hòa giải tranh chấp kinh doanh, thương mại và lao động;
- Đối thoại khiếu kiện hành chính;
- Những trường hợp khác do Chánh án Tòa án nơi tiến hành hòa giải, đối thoại quyết định và thông báo công khai tại Tòa án.
3.3. Đối với vụ việc chấm dứt hòa giải, đối thoại theo quy định tại khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án: Hòa giải viên được hưởng mức thù lao 500.000/01 vụ việc.
3.4. Thời hạn thanh toán chi phí thù lao Hòa giải viên
Thù lao Hòa giải viên được thanh toán theo tháng. Căn cứ tình hình thực tế, Tòa án chủ động bố trí thời gian trong tháng để chi trả thù lao cho Hòa giải viên.
4. Về mức chi cho người có uy tín được mời tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án trong trường hợp cần thiết theo khoản 11 Điều 4 Thông tư số 92/2020/TT-BTC
4.1. Chi phí đi lại: Thanh toán theo giá ghi trên vé, hoá đơn, chứng từ mua vé hợp pháp theo quy định của pháp luật, hoặc giấy biên nhận của chủ phương tiện; giá vé không bao gồm các chi phí dịch vụ khác như: Tham quan du lịch, các dịch vụ đặc biệt theo yêu cầu; vé máy bay không bao gồm hạng ghế thương gia.
Trường hợp tự túc bằng phương tiện cá nhân của mình thì được thanh toán khoản tiền tự túc phương tiện bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm đi công tác.
4.2. Chi phí lưu trú: 200.000 đồng/01 ngày.
5. Việc lập dự toán theo khoản 1 Điều 5 Thông tư số 92/2020/TT-BTC
Căn cứ vào tình hình thực hiện công tác hòa giải, đối thoại tại đơn vị năm trước và dự kiến triển khai trong năm, Tòa án nhân dân các cấp lập dự toán chi tiết kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án. Tòa án nhân dân cấp tỉnh tổng hợp dự toán của đơn vị mình và các đơn vị cấp huyện trực thuộc, gửi về Tòa án nhân dân tối cao trước ngày 20 tháng 6 hàng năm.
1. Để thực hiện tốt công tác tài chính trong triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án, đề nghị các đơn vị mở sổ ghi chép đầy đủ các khoản thu, chi phục vụ hoạt động hòa giải, đối thoại tại Tòa án trên cơ sở chứng từ hợp lý, hợp pháp theo quy định hiện hành của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp; đồng thời chịu trách nhiệm việc quản lý, sử dụng chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo đúng quy định.
2. Khi các văn bản quy định về chế độ, định mức chi dẫn chiếu để áp dụng tại Công văn này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế bằng văn bản mới thì áp dụng theo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị đơn vị phản ánh kịp thời về Tòa án nhân dân tối cao (thông qua Cục Kế hoạch - Tài chính) để nghiên cứu, giải quyết./.
|
KT. CHÁNH ÁN |
Công văn 68/TANDTC-KHTC năm 2021 hướng dẫn một số vấn đề tài chính trong triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Số hiệu: | 68/TANDTC-KHTC |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Tòa án nhân dân tối cao |
Người ký: | Nguyễn Văn Du |
Ngày ban hành: | 30/03/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 68/TANDTC-KHTC năm 2021 hướng dẫn một số vấn đề tài chính trong triển khai thi hành Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Chưa có Video