Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7216/BNN-TY
V/v tăng cường công tác phòng, chống và báo cáo dịch bệnh động vật trên cạn trên hệ thống VAHIS

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2023

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Theo báo cáo của các cơ quan quản lý chuyên ngành thú y, trong hơn 09 tháng đầu năm 2023 cả nước có: 18 ổ dịch Cúm gia cầm (CGC) A/H5N1 tại 11 tỉnh, số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy hơn 34.000 con (giảm trên 57% so với cùng kỳ năm 2022); 390 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại 41 tỉnh, thành phố, với hơn 14.000 con lợn mắc bệnh, chết và bị tiêu hủy (giảm trên 73%); 96 ổ dịch Viêm da nổi cục (VDNC) tại 14 tỉnh, số trâu, bò mắc bệnh 438 con (giảm trên 80%); 22 ổ dịch Lở mồm long móng (LMLM) tại 11 tỉnh, thành phố, số gia mắc bệnh 753 con (tăng gần 243%); 03 ổ dịch bệnh Tai xanh tại tỉnh Cao Bằng; 05 ổ dịch bệnh Nhiệt thán tại 03 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên; đặc biệt, có 276 trường hợp chó, mèo nghi mắc bệnh Dại đã được báo cáo tại 30 tỉnh, thành phố; đặc biệt có 65 người tử vong vì bệnh Dại tại 27 tỉnh, thành phố (tăng 15 trường hợp người tử vong).

Kết quả kiểm tra thực tế tại nhiều địa phương cho thấy nguyên nhân chủ yếu do: (i) Các loại dịch bệnh nêu trên, nhất là bệnh DTLCP đã xảy ra ở nhiều nơi, nhưng nhiều địa phương chưa nắm bắt thông tin kịp thời, chưa báo cáo đầy đủ, chính xác theo quy định thú y, dẫn đến công tác chỉ đạo, phòng chống dịch bệnh tại cơ sở chưa đạt hiệu quả cao; (ii) Tỷ lệ tiêm phòng đạt rất thấp, trung bình nhiều nơi chỉ đạt dưới 30%, nhất là bệnh DTLCP có tỷ lệ tiêm phòng vắc xin rất thấp và rất chậm, bệnh Dại tiêm phòng đạt 46% và nhiều tỉnh đạt tỷ lệ rất thấp chưa quá 20%, nhiều đàn gia súc, gia cầm có tiêm phòng nhưng đã hết hoặc sắp hết thời gian miễn dịch; (iii) Nhiều địa phương chưa phê duyệt, bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh, chưa có kinh phí mua vắc xin, tổ chức tiêm phòng, khó khăn trong việc phê duyệt đấu thầu mua vắc xin; (iv) Trong khi đó, kết quả giám sát chủ động cho thấy nhiều loại mầm bệnh như CGC, DTLCP, LMLM, Dại,…đang còn lưu hành rộng rãi, tỷ lệ lưu hành khá cao; (v) Chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh còn rất hạn chế, trong khi công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật chưa được chú trọng, triển khai có hiệu quả. Do đó, nguy cơ các loại dịch bệnh tiếp tục lây lan nhanh ở phạm vi rộng là rất cao, nhất là các tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, gây tổn thất lớn về kinh tế, phát triển chăn nuôi, xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và môi trường.

Nhằm chủ động kiểm soát kịp thời, có hiệu quả các loại dịch bệnh động vật, giảm thiểu tác động xấu đến phát triển chăn nuôi, đẩy mạnh xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật, giảm thiểu ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành, chính quyền các cấp của địa phương tập trung triển khai đồng bộ, quyết liệt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh, đồng thời báo cáo kịp thời, đầy đủ thông tin dịch bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, các Chương trình và Kế hoạch quốc gia đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ đạo; trong đó chú trọng những nội dung sau:

1. Khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và bố trí kinh phí để chủ động triển khai kịp thời, có hiệu quả tất cả các nội dung của các Đề án, Chương trình, Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh động vật (CGC, LMLM, DTLCP, VDNC, Dại) tại địa phương năm 2024 và các năm tiếp theo.

2. Tổ chức thống kê chính xác tổng đàn, số lượng vật nuôi và căn cứ tình hình dịch bệnh, lưu hành các loại mầm bệnh, nguy cơ dịch bệnh, khuyến cáo sử dụng vắc xin để tổ chức triển khai tiêm phòng đại trà đợt II/2023 (từ tháng 10/2023); đồng thời rà soát tiêm phòng nhắc lại, tiêm phòng bổ sung tại các địa phương đã, đang có dịch, có nguy cơ cao, đàn vật nuôi đã được tiêm vắc xin nhưng đã hết hoặc sắp hết thời gian miễn dịch, bảo đảm đạt tối thiểu 80% tổng đàn vật nuôi tại thời điểm tiêm phòng; tiến hành tháng tổng vệ sinh sát trùng, tiêu độc.

3. Chủ động tổ chức giám sát dịch bệnh trên vật nuôi để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, khi ổ dịch ở phạm vi nhỏ lẻ; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ động vật mắc bệnh, động vật nghi mắc bệnh, vứt xác động vật ra môi trường dẫn đến lây lan dịch bệnh.

4. Tổ chức tốt công tác thông tin, tuyên truyền đối với chủ vật nuôi và cộng đồng về nguy cơ, tác hại của dịch bệnh nguy hiểm trên vật nuôi (như: CGC, DTLCP, LMLM, VDNC, Dại,…); hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng bệnh như vệ sinh, tiêu độc khử trùng, chăn nuôi an toàn dịch bệnh, tiêm vắc xin và lợi ích của việc tiêm vắc xin đầy đủ để phòng các bệnh nguy hiểm cho đàn vật nuôi; đẩy mạnh xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật.

5. Báo cáo kịp thời, đầy đủ, chính xác số liệu tình hình dịch bệnh, kết quả giám sát dịch bệnh, tiêm phòng, quản lý cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh và thực hiện nghiêm công tác báo cáo, sử dụng các hợp phần mới của Hệ thống quản lý thông tin dịch bệnh động vật Việt Nam - Hệ thống VAHIS (bao gồm: (Quản lý bệnh Dại; Thông tin dịch bệnh dịch truyền lây từ động vật sang người; Quản lý cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật; Quản lý dữ liệu giám sát chủ động vi rút Cúm gia cầm, giám sát dịch bệnh trên chim yến); có kế hoạch triển khai sử dụng Hệ thống VAHIS đến cấp huyện, cấp xã để bảo đảm chính xác, đầy đủ, tiết kiệm các nguồn lực trong công tác báo cáo dịch bệnh động vật.

6. Tổng hợp số liệu, phân tích, đánh giá và báo cáo kết quả thực hiện các Chương trình, Kế hoạch quốc gia phòng, chống dịch bệnh CGC, DTLCP, LMLM, VDNC, Dại năm 2023; những tồn tại, bất cập, khó khăn, nguyên nhân và đề xuất giải pháp khắc phục trong thời gian tới theo mẫu tại Phụ lục đính kèm. Đề nghị các địa phương hoàn thiện và gửi báo cáo, số liệu về Cục Thú y (Email: dichte.dah@gmail.com) trước ngày 30/11/2023.

7. Tăng cường công tác quản lý kiểm dịch, kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật, kiểm soát giết mổ động vật; đặc biệt tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật trái phép.

8. Thành lập các đoàn công tác đến các địa phương có nguy cơ cao để kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, đặc biệt kiểm tra, chấn chỉnh công tác tiêm phòng vắc xin, giám sát, cảnh báo và báo cáo dịch bệnh.

Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện các nội dung nêu trên; thường xuyên thông báo về Bộ Nông nghiệp và PTNT để phối hợp xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang (để b/c);
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ;
- Cục Thú y và các đơn vị thuộc Cục (để t/h);
- Sở NN&PTNT, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, tp trực thuộc TW (để t/h);
- Lưu: VT, TY.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phùng Đức Tiến

 

PHỤ LỤC

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT NĂM 2023 VÀ KẾ HOẠCH NĂM 2024
(Kèm theo Công văn số 7216/BNN-TY ngày 09 tháng 10 năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

I. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI, QUẢN LÝ ĐÀN VẬT NUÔI VÀ DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN NĂM 2023

1.Tình hình chăn nuôi

1.1. Đặc điểm và tình hình chăn nuôi, tổng đàn vật nuôi, kèm theo Bảng số liệu (chi tiết tại Bảng 2 của Phụ lục)

1.2. Nhận định về xu hướng tình hình chăn nuôi của địa phương

2. Kết quả xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh

2.1. Tình hình xây dựng vùng an toàn dịch bệnh; kèm theo bảng số liệu danh sách các vùng đã được chứng nhận an toàn dịch bệnh (cập nhật trên VAHIS)

2.2. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất giải pháp của địa phương

3. Tình hình dịch bệnh động vật trên cạn năm 2023

3.1. Đặc điểm tình hình dịch bệnh (không gian, thời gian và đối tượng mắc bệnh), kèm theo bảng số liệu (chi tiết tại Bảng 1 của Phụ lục)

3.2. Nhận định tình hình dịch và dự báo tình hình trong các tháng trước, trong và sau Tết Nguyên đán

II. CÁC NỘI DUNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT TRÊN CẠN ĐÃ ĐƯỢC THỰC HIỆN

1. Kết quả tiêm phòng vắc xin (chi tiết tại Bảng 2 của Phụ lục)

2. Kết quả xử lý ổ dịch

3. Kết quả giám sát (chi tiết tại Bảng 1 và 2 của Phụ lục)

4. Kết quả thông tin tuyên truyền

5. Kết quả xây dựng vùng an toàn dịch bệnh

6. Đánh giá kết quả thực hiện

a) Đánh giá về các giải pháp kỹ thuật đã thực hiện

b) Những thuận lợi, khó khăn, tồn tại, bất cập và đề xuất giải pháp khắc phục

7. Kinh phí của địa phương đã được chi cho công tác phòng, chống dịch bệnh năm 2023

III. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH NĂM 2024

Bảng 1: Bảng tổng hợp số liệu giám sát lưu hành bệnh năm 2023

TT

Tên xã

Tên huyện

Loại mẫu xét nghiệm

Tổng số mẫu xét nghiệm

Tổng số mẫu dương tính

Ghi chú

1

2

3

 

Bảng 2: Bảng tổng hợp số liệu tiêm phòng vắc xin năm 2023

TT

Tên xã

Tên huyện

Tổng đàn (con)

Loại vắc xin

Số động vật được tiêm phòng

Tỷ lệ tiêm phòng (%)

1

2

3

 

Bảng 3: Bảng tổng hợp số liệu giám sát sau tiêm phòng vắc xin năm 2023

TT

Tên xã

Tên huyện

Tổng số mẫu xét nghiệm

Tổng số mẫu có kháng thể

Tổng số mẫu đạt bảo hộ

Ghi chú

1

2

3

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 7216/BNN-TY năm 2023 về tăng cường công tác phòng, chống và báo cáo dịch bệnh động vật trên cạn trên hệ thống VAHIS do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 7216/BNN-TY
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Phùng Đức Tiến
Ngày ban hành: 09/10/2023
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 7216/BNN-TY năm 2023 về tăng cường công tác phòng, chống và báo cáo dịch bệnh động vật trên cạn trên hệ thống VAHIS do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…