Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ Y TẾ
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 505/BYT-K2ĐT
V/v: Hướng dẫn thử thuốc, Vắc xin trên lâm sàng phòng chống một số dịch bệnh khẩn cấp

Hà Nội, ngày 24 tháng 01 năm 2006 

 

Kính gửi: Các đơn vị

Hiện nay Bộ Y tế đang hoàn chỉnh việc ban hành Quy chế thử nghiệm thuốc trên lâm sàng. Để đáp ứng yêu cầu trước mắt của một số đơn vị, cơ quan có thuốc cần thử nghiệm trên lâm sàng nhằm phục vụ cho công tác phòng chống khẩn cấp một số dịch bệnh hiện nay, căn cứ vào các điều khoản của Luật Dược và các điều của “Quy chế Đăng ký thuốc” (ban hành theo Quyết định số: 3121/2001/QĐ-BYT ngày 18/7/2001), Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn “Quy trình kỹ thuật thử thuốc trên lâm sàng” (bao gồm cả các loại Vắc xin mới)và một số lưu ý trong quá trình triển khai như sau:

1-Thử nghiệm thuốc trên lâm sàng là giai đoạn cuối cùng của quá trình nghiên cứu trước khi đăng ký lưu hành thuốc trên thị trường. Vì vậy, trước khi đặt vấn đề nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng, cơ sở sản xuất cần hoàn tất các giai đoạn nghiên cứu bao gồm các nghiên cứu về thuốc: công thức bào chế, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng nguyên, phụ liệu, thành phẩm, kiểm nghiệm, nghiên cứu độ ổn định và tuổi thọ của thuốc; các nghiên cứu tiền lâm sàng: nghiên cứu độc tính, độ an toàn, dược động học thực nghiệm và tác dụng dược lý trên súc vật, dự kiến cách dùng và liều dùng trên người

Nếu các nghiên cứu trên được tiến hành ở nước ngoài thì cần báo cáo xuất xứ tài liệu nghiên cứu và chứng minh tính pháp lý của các tài liệu đó.

2- Cơ sở sản xuất thuốc cần nghiên cứu các quy định chi tiết về các điều kiện thử lâm sàng, trách nhiệm của tổ chức, các nhân có thuốc thử (xí nghiệp), của tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng, chủ nhiệm đề tài, nghiên cứu viên, trách nhiệm và quyền lợi của người tình nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng, trình tự thủ tục hồ sơ... đã được quy định cụ thể trong bản Hướng dẫn kèm theo công văn này.

3- Trong những trường hợp khẩn cấp Bộ Y tế sẽ xem xét, quyết định và giao nhiệm vụ thử thuốc, Vắc xin trên lâm sàng cho các Bệnh viện, Viện nghiên cứu có đủ điều kiện theo quy định của Hướng dẫn này. Đơn vị sản xuất có thuốc, Vắc xin cần thử phải phối hợp với đơn vị nhận thử thuốc để xây dựng đề cương nghiên cứu và hoàn tất hồ sơ pháp lý theo đúng các quy định của Hướng dẫn này.

4- Các cở sở sản xuất thuốc, sau khi hoàn tất hồ sơ thử lâm sàng theo quy định cần đăng ký và nộp hồ sơ tại Vụ Khoa học và Đào tạo, Bộ Y tế (138 A Giảng Võ- Hà Nội).

Trên cơ sở đề nghị của các đơn vị kèm theo đầy đủ hồ sơ, Bộ Y tế sẽ thành lập Hội đồng Khoa học và Hội đồng đạo đức thẩm định tính khoa học, đạo đức và tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế bằng biên bản làm việc của Hội đồng để phê duyệt cho phép thử nghiệm.

5- Vụ Khoa học và Đào tạo, Bộ Y tế được Bộ trưởng giao là cơ quan đầu mối tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn các thủ tục cần thiết và giải quyết các vấn đề liên quan trong phạm vi thẩm quyền cho phép. Trong quá trình triển khai thực hiện, đề nghị các tổ chức, cá nhân có thuốc thử, các tổ chức nhận thử và các tổ chức các cá nhân có liên quan cần phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế (Vụ Khoa học và Đào tạo) để phản ánh kịp thời các điểm chưa hợp lý hoặc các điểm cần bổ sung nhằm hoàn chỉnh và thực hiện tốt theo Hướng dẫn này.

Xin cảm ơn sự hợp tác của các Đơn vị.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO
 


Trương Việt Dũng

 

 

HƯỚNG DẪN

QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ THỬ THUỐC TRÊN LÂM SÀNG
(Kèm theo công văn số:505/BYT-K2ĐT ngày  24  tháng 01 năm 2006)

Hướng dẫn này quy định về: Điều kiện và hồ sơ đăng ký thử thuốc trên lâm sàng; thẩm định, xét duyệt, cho phép thử nghiệm lâm sàng; các giai đoạn thử thuốc trên lâm sàng; giám sát, kiểm tra ; ghi chép, báo cáo, xử lý số liệu; quản lý thuốc dùng trong nghiên cứu; đảm bảo chất lượng của nghiên cứu; thử thuốc trên lâm sàng ở nhiều cơ sở khác nhau; đánh giá kết quả; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân thuốc thử, của đơn vị chủ trì và của người tham gia thử thuốc trên lâm sàng.

1. Đối tượng áp dụng

Các thuốc, bao gồm thuốc thành phẩm, hoá dược, dược liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế (sau đây được gọi chung là thuốc) khi tiến hành nghiên cứu thử nghiệm trên lâm sàng tại Việt Nam phải được thực hiện đúng theo các quy định của Luật Dược và của Hướng dẫn này.

Thuốc thử nghiệm trên lâm sàng bao gồm:

Thuốc chứa dược chất mới (là những chất mới được nghiên cứu tổng hợp, chiết xuất, chưa được sử dụng làm thuốc).

Thuốc có sự kết hợp mới của các dược chất đã lưu hành.

Thử nghiệm lâm sàng đa trung tâm (đa quốc gia) giai đoạn III.

Các thuốc khác khi có yêu cầu của cơ quan quản lý.

Thuốc miễn thử hoặc miễn một số giai đoạn thử lâm sàng:

Bộ Y tế xem xét miễn thử lâm sàng hoặc miễn một số giai đoạn thử lâm sàng:

Thuốc mang tên gốc ( thuốc generic) đang lưu hành trên thị trường.

Thuốc chứa hoạt chất đang lưu hành có cùng đường dùng, hàm lượng và chỉ định.

Thuốc nước ngoài đã được cấp số đăng ký lưu hành ít nhất năm năm tại nước sở tại, đã được sử dụng rộng rãi cho nhiều bệnh nhân, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất thuốc xác nhận là an toàn và hiệu quả, có cùng đường dùng, hàm lượng và có chỉ định ở Việt Nam giống như chỉ định ở nước đó.

Các hoá dược được chiết xuất tổng hợp lần đầu ở Việt Nam nhưng đạt tiêu chuẩn dược điển nước ngoài và đảm bảo độ tinh khiết cần thiết.

Các bài thuốc đông y đã được Bộ Y tế công nhận.

Ngoài các trường hợp trên, Bộ trưởng Bộ Y tế  sẽ xem xét, quyết định cụ thể những trường hợp thuốc được miễn thử lâm sàng hoặc miễn một số giai đoạn thử lâm sàng theo ý kiến tư vấn của Hội đồng Khoa học và Hội đồng xét duyệt thuốc Bộ Y tế.

2. Phạm vi áp dụng

Hướng dẫn này được áp dụng cho mọi nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng  tiến hành tại các cơ sở nghiên cứu nhà nước, cơ sở y tế bán công, cơ sở y tế tư nhân trên lãnh thổ Việt Nam có đủ điều kiện theo Hướng dẫn này.

Nghiêm cấm các cơ sở y tế nhà nước, cơ sở y tế bán công, cơ sở y tế tư nhân tiến hành nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng thuốc khi chưa được phép của Bộ Y tế.

3. Yêu cầu về thuốc thử lâm sàng :

Thuốc thử lâm sàng phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Đã được nghiên cứu ở giai đoạn tiền lâm sàng đạt kết quả đủ điều kiện để nghiên cứu giai đoạn tiếp theo.

Có dạng bào chế, công thức, quy trình bào chế ổn định.

Đạt tiêu chuẩn chất lượng.

Nhãn thuốc thử lâm sàng có dòng chữ “Sản phẩm dùng cho thử lâm sàng. Cấm dùng cho mục đích khác”.

Một số yêu cầu khác do Hội đồng Khoa học xét duyệt đề cương đề xuất trong những trường hợp cần thiết.

4. Quy định về hồ sơ thuốc thử lâm sàng:

Có đủ các tài liệu nghiên cứu về thuốc: thành phần, công thức, tá dược, quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, phiếu kiểm nghiệm của cơ quan kiểm nghiệm Trung ương hoặc nhà sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP.

Có đủ các tài liệu nghiên cứu tiền lâm sàng gồm: các báo cáo nghiên cứu về tác dụng dược lý, độc tính, tính an toàn, dược động học thực nghiệm (với một số thuốc đặc biệt khi Hội đồng thẩm định đề cương thử nghiệm lâm sàng có yêu cầu), đề xuất về liều dùng, đường dùng, cách sử dụng.

Có đủ tài liệu nghiên cứu lâm sàng các giai đoạn trước (nếu đề nghị thử thuốc trên lâm sàng ở giai đoạn tiếp theo).

Các kết quả nghiên cứu nói trên phải được Hội đồng Khoa học cấp Bộ thẩm định và cho phép bằng biên bản họp Hội đồng.

5. Điều kiện của tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng

Tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng (còn gọi là cơ quan chủ trì đề tài) phải có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế và nghiên cứu viên phù hợp theo yêu cầu để triển khai nghiên cứu an toàn, hiệu quả, theo các tiêu chí thực hành lâm sàng tốt.

Tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng phải là cơ quan độc lập, không có liên quan về mặt kinh tế, không chịu sự chỉ đạo trực tiếp của tổ chức hoặc cá nhân có thuốc thử trên lâm sàng, có đủ điều kiện chuyên môn và pháp lý, được Bộ Y tế kiểm tra thẩm định và cho phép .

Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu viên phải đủ trình độ kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm, năng lực thực hành, có khả năng thực hiện đầy đủ nội dung đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt, thực hiện đúng Hướng dẫn  thử nghiệm lâm sàng, thực hành lâm sàng tốt trong suốt thời gian nghiên cứu.

6. Yêu cầu về đề cương nghiên cứu:

Tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng (còn gọi là cơ quan chủ trì đề tài) phải xây dựng đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng theo đúng quy định của Bộ Y tế (Phụ lục 3).

Tổ chức, cá nhân có thuốc, tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng và chủ nhiệm đề tài phải thống nhất về đề cương nghiên cứu, về việc giám sát kiểm tra để đảm bảo nghiên cứu được thực hiện đúng tiến độ, đảm bảo để các bên thực hiện đúng trách nhiệm của mình theo đúng đề cương nghiên cứu sau khi đã được Bộ Y tế phê duyệt.

7. Quy định về hồ sơ:

Hồ sơ đăng ký thử nghiệm thuốc trên lâm sàng gồm:

1. Đơn đề nghị thử thuốc trên lâm sàng của tổ chức nhận thử (Phụ lục 1);

2. Phiếu đăng ký thử thuốc trên lâm sàng  (Phụ lục 2);

3. Đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng (Phụ lục 3);

4. Các tài liệu về thuốc thử lâm sàng qui định tại điểm 4 của Hướng dẫn  này;

5. Hợp đồng nghiên cứu giữa tổ chức, cá nhân có thuốc với tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng;

6. 01 bộ mẫu thuốc thử lâm sàng (nhãn thuốc theo đúng quy định);

7. Biên bản của Hội đồng cơ sở thẩm định về tính khoa học và đạo đức trong nghiên cứu.

Đối với các thuốc nước ngoài cần có thêm :  Các tài liệu chứng minh tính pháp lý của thuốc có công chứng (kèm theo bản dịch nếu tài liệu không phải là tiếng Việt).

Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ nghiên cứu thử nghiệm thuốc trên lâm sàng là tiếng Việt, được đóng thành tập, có 2 bản chính (có chữ ký và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền).

8. Tiếp nhận, tổ chức thẩm định và phê duyệt :

Về thẩm định hồ sơ: Bộ trưởng Bộ Y tế giao cho Vụ Khoa học và Đào tạo tổ chức tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký thử  thuốc trên lâm sàng theo các nội dung:

Các điều kiện về thuốc và hồ sơ thuốc, báo cáo nghiên cứu tiền lâm sàng, nghiên cứu lâm sàng giai đoạn trước, các kết quả nghiên cứu tương đương sinh học trong trường hợp cần thiết, điều kiện của tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng;

Tính hợp pháp của hồ sơ đăng ký thử thuốc trên lâm sàng;

Tính hợp pháp của tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng.

Nếu các điều kiện trên đáp ứng các yêu cầu qui định, trong thời hạn 15 ngày sau khi đã nhận đủ hồ sơ, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Đào tạo trình Bộ trưởng ra Quyết định thành lập Hội đồng xét duyệt về nội dung khoa học và đạo đức trong nghiên cứu của đề cương nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng theo các Hướng dẫn hiện hành.

Về xét duyệt đề cương và nội dung nghiên cứu: Trong thời gian 30 ngày sau khi có Quyết định thành lập, Hội đồng Khoa học và Hội đồng Đạo đức tiến hành họp và tư vấn cho Bộ trưởng Bộ Y tế bằng biên bản làm việc của Hội đồng.

Phê duyệt : Trong thời gian 15 ngày sau khi họp Hội đồng Khoa học và Hội đồng Đạo đức, đối với các đề cương nghiên cứu đã sửa chữa, bổ xung hoàn chỉnh theo các ý kiến góp ý của Hội đồng và được phê duyệt của tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng, Vụ Khoa học và Đào tạo xem xét và trình Bộ trưởng phê duyệt. 

Những hồ sơ  được Bộ Y tế phê duyệt mới được phép triển khai nghiên cứu theo đúng các điều khoản của Hướng dẫn này.

Đối với các đề cương không được chấp thuận, Bộ Y tế (Vụ Khoa học và Đào tạo) sẽ thông báo cho tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng sau khi có kết luận của Hội đồng Khoa học và Hội đồng Đạo đức.

9. Các giai đoạn thử thuốc trên lâm sàng gồm:

1. Giai đoạn 1

Là giai đoạn nghiên cứu lâm sàng đầu tiên, có mục đích đánh giá sự dung nạp và an toàn của thuốc trên người và xác định liều dùng thích hợp. Sau thử nghiệm, phải xác định được liều dùng nào là an toàn và dung nạp tốt nhất.

Nghiên cứu được tiến hành trên một số người tình nguyện khoẻ mạnh đáp ứng các yêu cầu chuyên môn và quy định của Luật Dược.

Số người tham gia thử lâm sàng được chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm được dùng một liều của thuốc thử, bao gồm: liều tối thiểu, liều trung bình, liều tối đa Các liều này phải được xác định trên cơ sở nghiên cứu tiền lâm sàng, được phê duyệt cùng với đề cương nghiên cứu. 

Số lượng người tham gia thử lâm sàng ở mỗi nhóm cần tính toán đáp ứng yêu cầu thống kê đối với từng loại thử nghiệm lâm sàng.

Hội đồng khoa học xét duyệt đề cương sẽ tư vấn cho các trường hợp cụ thể.

2. Giai đoạn 2

Là giai đoạn tiếp theo giai đoạn 1, nhằm đánh giá hiệu lực và độ an toàn  của thuốc đối với người tham gia thử lâm sàng. Liều dùng thuốc là liều có sự dung nạp và độ an toàn cao nhất, được rút ra từ giai đoạn 1

Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp so sánh đối chứng, tiến hành ít nhất trên 2 nhóm người tình nguyện tham gia, một nhóm dùng thuốc nghiên cứu, một nhóm  đối chứng.

Số lượng người tham gia thử lâm sàng ở mỗi nhóm cần tính toán đáp ứng yêu cầu thống kê đối với từng loại thử nghiệm lâm sàng.

Trong những trường hợp đặc biệt có thể sử dụng phương pháp tự đối chứng (đối chứng trước và sau điều trị).

Hội đồng khoa học xét duyệt đề cương sẽ tư vấn cho các trường hợp cụ thể.

3. Giai đoạn 3

Là giai đoạn nghiên cứu có quy mô lớn hơn, mục đích xác định lại các kết quả nghiên cứu đạt được của giai đoạn 2 trên phạm vi rộng hơn với cỡ mẫu đủ lớn đảm bảo độ tin cậy trong thống kê y sinh học.

Nghiên cứu phải được thiết kế theo phương pháp ngẫu nhiên có đối chứng và được tiến hành  ở một số cơ sở khác nhau, cùng thực hiện mô hình nghiên cứu 

 Số lượng người tình nguyện tham gia thử lâm sàng ở mỗi cơ sở không thấp hơn giai đoạn 2 và phải đáp ứng yêu cầu thống kê đối với từng loại thử nghiệm lâm sàng.

Hội đồng khoa học xét duyệt đề cương sẽ tư vấn cho các trường hợp cụ thể.

Kết quả nghiên cứu của các giai đoạn 1, giai đoạn 2 và giai đoạn 3 là căn cứ khoa học để Bộ Y tế xem xét công nhận, cho phép nộp hồ sơ đăng ký thuốc theo quy định.

4. Giai đoạn 4

Là nghiên cứu được tiến hành sau khi thuốc đã được phép lưu hành trên thị trường (theo dõi sau thị trường). Nghiên cứu được tiến hành khi một thuốc lưu hành được phát hiện có gây ảnh hưởng độc hại đối với người dùng, đặc biệt ở phụ nữ hoặc trẻ em, hoặc do các yêu cầu đặc biệt khác của cơ quan quản lý.

Sau mỗi giai đoạn thử nghiệm lâm sàng, cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng cần có sự nhận xét, đánh giá kết quả đã đạt được trước khi tiến hành giai đoạn tiếp theo. Nếu có sự thay đổi, điều chỉnh so với đề cương nghiên cứu, cần báo cáo cơ quan quản lý xem xét, quyết định

10. Mục tiêu và yêu cầu giám sát

Giám sát, kiểm tra thử thuốc trên lâm sàng nhằm đảm bảo các quyền lợi và sức khỏe của người tham gia thử lâm sàng, đảm bảo yêu cầu đạo đức trong nghiên cứu theo “Hướng dẫn về tổ chức hoạt động của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học”.

Giám sát kiểm tra giúp cho nghiên cứu được tiến hành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng nghiên cứu theo đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt. 

Cán bộ giám sát, kiểm tra là người có trình độ chuyên môn y dược, có trình độ khoa học thích hợp với công việc, có hiểu biết đầy đủ Hướng dẫn thử nghiệm lâm sàng, Hướng dẫn đạo đức trong nghiên cứu và các Quy định khác có liên quan, có đủ những thông tin về thuốc, kết quả nghiên cứu tiền lâm sàng và nghiên cứu lâm sàng giai đoạn trước, hiểu rõ được đề cương nghiên cứu và các văn bản có liên quan khác.

11. Tổ chức giám sát

Bộ Y tế thành lập đoàn giám sát, kiểm tra định kỳ và đột xuất đối với từng trường hợp cụ thể.

Tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng chủ trì tổ chức giám sát nội bộ thường xuyên trong quá trình nghiên cứu.

Kinh phí cho việc thẩm định, xét duyệt, giám sát, kiểm tra và đánh giá nghiệm thu của Bộ Y tế được tính trong kinh phí thử nghiệm thuốc trên lâm sàng.

12.Trách nhiệm của người nghiên cứu

Chủ nhiệm đề tài thử nghiệm lâm sàng phải giữ bí mật danh sách mã hoá từng người tham gia thử lâm sàng và cách giải mã.

Chủ nhiệm đề tài thử nghiệm lâm sàng phải chịu trách nhiệm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người tham gia thử nghiệm, về sự chính xác, đầy đủ của việc ghi chép, chịu trách nhiệm về các số liệu, kết luận nêu ra trong bản báo cáo kết quả nghiên cứu.

Nghiên cứu viên được giao trách nhiệm ghi chép phải ký xác nhận các số liệu ghi chép được. Khi có ghi bổ xung, phải có giải thích và cán bộ nghiên cứu phải ký tên, ghi rõ ngày tháng năm bổ xung.

13. Xử lý số liệu

Các số liệu nghiên cứu phải được xử lý theo phương pháp thống kê y sinh học.

Kết quả phân tích thống kê phải được trình bày rõ ràng để giúp cho việc nhận định sự khác biệt về kết quả lâm sàng; khi đánh giá hiệu quả điều trị, phải dựa vào mức độ tin cậy và các kết quả đạt được từ phép thử (test) thống kê.

14. Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả cuối cùng phải được trình bày đúng mẫu quy định (phụ lục 4).

Nội dung báo cáo phải phù hợp với mục tiêu và những nội dung nghiên cứu đã được ghi trong đề cương, phân tích được các kết quả chính, có kết luận phản ánh trung thực, khách quan kết quả nghiên cứu.

15.Lưu trữ số liệu

Tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng phải lưu trữ số liệu và hồ sơ ít nhất 5 năm sau khi được đăng ký thuốc lưu hành trên thị trường.  Chủ nhiệm đề tài phải lưu trữ các số liệu và hồ sơ ít nhất 5 năm sau khi kết thúc nghiên cứu (danh mục hồ sơ lưu trữ như được nêu tại Phụ lục 1).

Sau thời hạn trên, hồ sơ và tất cả các số liệu, tài liệu nghiên cứu phải được lưu trữ và bảo quản theo đúng quy định của Nhà nước.

16. Quản lý và theo dõi

Quản lý thuốc thử lâm sàng phải được thực hiện từ các khâu lấy mẫu, kiểm nghiệm chất lượng, đóng gói, vận chuyển, giao nhận, bảo quản và phân phối đúng qui định hiện hành.

 Phải có sổ ghi chép để theo dõi việc sử dụng thuốc cho thử lâm sàng kèm theo các thông tin về số lượng chất lượng của thuốc.

17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng

Tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và tính pháp lý của các thuốc đã cung cấp.

18.Trách nhiệm của tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng

Tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng là cơ quan chủ trì nghiên cứu thử  lâm sàng có trách nhiệm giám sát, theo dõi việc phân phối, sử dụng, bảo quản  thuốc dùng trong thử lâm sàng.

Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng do cơ quan chủ trì nghiên cứu thử lâm sàng đề xuất, được Bộ Y tế phê duyệt, có trách nhiệm quản lý việc sử dụng thuốc dùng trong nghiên cứu và phải đảm bảo các thuốc này chỉ dùng vào mục đích thử lâm sàng theo đúng chỉ định đã ghi trong đề cương nghiên cứu.

Các thuốc còn thừa phải trả lại hết cho tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng, không được bán, chuyển nhượng hoặc cho bất kỳ ai.

Thuốc chưa dùng hết và thuốc lưu phải được quản lý chặt chẽ, để riêng và bảo quản theo đúng quy định.

Mẫu thuốc lưu phải được  bảo quản ít nhất hai năm (24 tháng) sau khi kết thúc nghiên cứu.

Việc huỷ thuốc phải được tiến hành theo đúng Quy định của Bộ Y tế.

19. Đảm bảo độ tin cậy của các số liệu

Trong mỗi giai đoạn nghiên cứu cần phải thẩm tra tất cả các số liệu lâm sàng, chỉ tiêu xét nghiệm và số liệu thu thập được.

Để đảm bảo nghiên cứu có đủ độ tin cậy, các kết luận được trình bày, các số liệu báo cáo phải được tổng kết, phân tích từ các kết quả đạt được thật sự trong nghiên cứu, từ số liệu gốc (số liệu thu thập ghi chép được trong quá trình nghiên cứu, chưa qua xử lý, thống kê).

Số liệu gốc phải được lưu trữ trong hồ sơ nghiên cứu theo quy định

20.Kiểm soát chất lượng nghiên cứu

Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng và Hội đồng nghiệm thu đánh giá kết quả có thể kiểm tra so sánh các số liệu báo cáo với các ghi chép ban đầu và số liệu gốc trong phiếu nghiên cứu cá nhân. 

Chủ nhiệm đề tài, nghiên cứu viên có trách nhiệm xuất trình đầy đủ các số liệu, kể cả số liệu gốc, bản ghi chép ban đầu, các tài liệu nghiên cứu có liên quan

cho các cán bộ kiểm soát chất lượng nghiên cứu.

21. Thiết kế nghiên cứu

Thử thuốc trên lâm sàng  ở nhiều cơ sở khác nhau là nghiên cứu được thiết kế để tiến hành đồng thời ở nhiều cơ sở lâm sàng trên những địa bàn khác nhau cùng thực hiện một đề cương nghiên cứu, có thể cùng bắt đầu và cùng kết thúc.

Chủ nhiệm đề tài là người chịu trách nhiệm chung, điều phối các đề tài nhánh ở các cơ sở, tổng hợp các kết quả nghiên cứu và trình báo cáo kết quả nghiên cứu cuối cùng trước Hội đồng nghiệm thu.

22. Triển khai nghiên cứu

Khi triển khai nghiên cứu tại nhiều cơ sở khác nhau, cần thành lập ban điều phối bao gồm chủ nhiệm đề tài, các thành viên là chủ nhiệm các đề tài nhánh để thống nhất mục tiêu, kế hoạch và điều hành tiến độ nghiên cứu. Ban điều phối cần luôn giữ mối liên hệ với cơ quan quản lý có thẩm quyền.

23. Nghiệm thu kết quả thử thuốc trên lâm sàng

Khi kết thúc nghiên cứu, chủ nhiệm đề tài có trách nhiệm báo cáo với cơ quan chủ trì đề tài để nghiệm thu đánh giá kết quả nghiên cứu ở cấp cơ sở và hoàn thiện hồ sơ báo cáo Bộ Y tế để nghiệm thu cấp Bộ.

Hồ sơ gồm:

- 01 bản chụp đề cương nghiên cứu của đề tài (đã được phê duyệt).

01 bản chụp Quyết định phê duyệt đề tài.

01 bản chính Quyết định thành lập Hội đồng cấp cơ sở đánh giá nghiệm thu đề tài.

Biên bản họp Hội đồng cấp cơ sở.

Báo cáo toàn văn kết quả nghiên cứu của đề tài theo đúng mẫu qui định (Phụ lục 4) đã được sửa chữa theo góp ý của Hội đồng cấp cơ sở.

Công văn của cơ quan chủ trì đề tài xin nghiệm thu cấp Bộ Y tế.

Hội đồng cấp Bộ thực hiện nghiệm thu đánh kết quả thử thuốc trên lâm sàng theo những quy định như đối với các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

24. Kết thúc nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng

Nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng chỉ được coi là hoàn thành khi báo cáo kết quả cuối cùng được Hội đồng khoa học công nghệ cấp Bộ đánh giá nghiệm thu đạt kết quả. Trên cơ sở đó, Bộ Y tế sẽ cấp giấy chứng nhận kết quả thử nghiệm thuốc trên lâm sàng cho thuốc nghiên cứu.

25.  Điều kiện của người tham gia thử lâm sàng

Người tham gia thử lâm sàng phải là người tình nguyện, đáp ứng yêu cầu chuyên môn và phải ký hợp đồng với tổ chức nhận thử lâm sàng, trừ người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng hành vi dân sự.

Trường hợp người thử lâm sàng chưa đến tuổi thành niên, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì phải được sự đồng ý của người đại diện theo quy định của pháp luật.

Đối với những trường hợp thử thuốc trên trẻ em, phụ nữ mang thai phải có Quyết định do Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.

26. Quyền của người tham gia thử nghiệm lâm sàng

Được cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực trước khi thử lâm sàng về cuộc thử nghiệm và những rủi ro có thể xảy ra.

Được tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng bồi thường thiệt hại nếu do thử lâm sàng gây ra theo quy định của pháp luật.

Được giữ bí mật về những thông tin cá nhân có liên quan.

Không phải chịu trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt hợp đồng tham gia thử lâm sàng.

Khiếu nại, tố cáo về những vi phạm pháp luật của tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng và nhận thử lâm sàng.

27. Quyền của tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng

Lựa chọn tổ chức đáp ứng quy định về cơ sở vật chất và cán bộ chuyên môn để thử thuốc trên lâm sàng.

Được sở hữu toàn bộ kết quả nghiên cứu của thuốc thử lâm sàng.

28. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng

Phải xin phép và được Bộ trưởng Bộ Y tế đồng ý bằng văn bản trước khi thử lâm sàng.

Bồi thường thiệt hại cho người tham gia thử lâm sàng nếu có rủi ro xảy ra do thử lâm sàng theo quy định của pháp luật.

Ký kết hợp đồng về việc thử thuốc trên lâm sàng với tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng.

Chịu trách nhiệm pháp lý về thuốc và chất lượng thuốc do mình cung cấp.

29. Quyền của tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng

Được tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng cung cấp thuốc, kinh phí để tiến hành thử lâm sàng theo đúng quy định của pháp luật.

Được sử dụng kết quả nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng theo thoả thuận với tổ chức, các nhân có thuốc thử lâm sàng.

30. Nghĩa vụ của tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng

Tuân thủ các quy định thực hành lâm sàng tốt trong thử thuốc trên lâm sàng; báo cáo về quá trình, kết quả thử nghiệm lâm sàng và báo cáo khẩn trong trường hợp cần thiết với Bộ  Y tế.

Ký kết hợp đồng về việc thử thuốc trên lâm sàng với tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng và với người tham gia thử lâm sàng.

31. Phân công thực hiện

Bộ trưởng Bộ Y tế giao cho Vụ Khoa học và Đào tạo :

Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đăng ký, hướng dẫn người có thuốc thử và tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng thực hiện đúng các quy định của Hướng dẫn  này.

Tổ chức thẩm định các điều kiện về năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất và pháp lý của tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng, báo cáo lãnh đạo Bộ cho phép tiến hành thử nghiệm

Tổ chức giám sát, kiểm tra định kỳ, hoặc đột xuất quá trình nghiên cứu.

Tổ chức các phiên họp của Hội đồng Khoa học, Hội đồng Đạo đức thông qua đề cương nghiên cứu, khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu, đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng, tổng hợp trình Lãnh đạo Bộ phê duyệt.

Cấp "Chứng nhận kết quả thử thuốc trên lâm sàng".

32. Khiếu nại và xử lý

Tổ chức, cá nhân vi phạm Hướng dẫn này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

 Mọi khiếu nại về nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng của các cá nhân, tập thể gửi về Vụ Khoa học và Đào tạo Bộ Y tế để nghiên cứu giải quyết theo các quy định

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO




Trương Việt Dũng

 

PHỤ LỤC 1
(Mẫu đơn đề nghị thử thuốc trên lâm sàng dùng cho tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng)

 

CỘNG HOÀ  XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

………., ngày … tháng … năm …

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THỬ THUỐC TRÊN LÂM SÀNG

Kính gửi:           Bộ Y tế

Tên cơ quan/ tổ chức : 

Địa chỉ :

Điện thoại:                                 Fax:

Email:

Số tài khoản:

Làm đơn đề nghị được Bộ Y tế xem xét cho phép thử thuốc trên lâm sàng

1.     Tên thuốc:                                                   Hàm lượng:

2.     Thuộc loại thuốc:

Thuốc nguyên liệu                                              ........

Thuốc thành phẩm                                             ........

-                                        Tân dược:                                      ........

-                                       Thuốc từ dược liệu:                          ........

-                                       Vắc xin                                                       ........

-   Sinh phẩm y tế:                                             ........

3.     Đề nghị thử nghiệm trên lâm sàng giai đoạn:

hoặc  đề nghị thử nghiệm lâm sàng từ giai đoạn:                        đến giai đoạn:                     

4.     Dạng thuốc đề nghị thử nghiệm trên lâm sàng:

(Ghi rõ dạng sản phẩn xin thử lâm sàng)

5.     Đường dùng (ghi rõ đường dùng: đường tiêm, đường uống, đường xoa trên da hoặc phun xịt, nhỏ, v.v... )

6.     Thuốc đã hoàn thành nghiên cứu ở giai đoạn:

7.     Đã được nghiệm thu ở cấp quản lý (ghi rõ cấp cơ sở, thành phố, viện, Bộ, ngành):

8.     Được đánh giá ở mức (ghi mức đánh giá và kết luận theo biên bản nghiệm thu: đạt, xuất sắc, khá hoặc có đánh giá gì khác, cụ thể)

9.     Hồ sơ kèm theo gồm:

-       Phiếu đăng ký thử nghiệm lâm sàng thuốc (Phụ lục 2);

-       Đề cương nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng (Phụ lục 3);

-       Các tài liệu về thuốc thử lâm sàng qui định tại Điều 5 của Hướng dẫn  này;

-       Các tài liệu chứng minh tính pháp lý của thuốc kèm theo bản dịch có công chứng.

-       Hợp đồng nghiên cứu giữa Tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng và chủ nhiệm đề tài/cơ sở chủ trì nghiên cứu lâm sàng;

-       01 bộ mẫu thuốc thử lâm sàng ( nhãn thuốc theo đúng quy định).

-       Biên bản của Hội đồng cơ sở thẩm định về tính khoa học và đạo đức trong nghiên cứu.

Đề nghị Bộ Y tế xem xét và cho nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng sản phẩm nêu trên.

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN/TỔ CHỨC ĐĂNG KÝ




(ký, ghi rõ Họ và tên và đóng dấu )


PHỤ LỤC 2
( Mẫu Phiếu đăng ký thử nghiệm thuốc trên lâm sàng dùng cho tổ chức, cá nhân có thuốc thử)
CỘNG HOÀ  XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
………., ngày … tháng … năm …

PHIẾU ĐĂNG KÝ THỬ NGHIỆM THUỐC TRÊN LÂM SÀNG

Tên tổ chức / cá nhân có thuốc thử :

Địa chỉ :

Số điện thoại:

Số Fax:

Email:

Xin đăng ký thử nghiệm thuốc trên lâm sàng :

1.     Tên thuốc:

2.     Dạng thuốc:

3.     Đường dùng:

4.     Liều dùng:

5.     Lô thuốc số:                    ký mã hiệu:                                  Hạn dùng:   

6.     Được sản xuất để thử nghiệm lâm sàng với số lượng (xin ghi rõ: bao nhiêu viên có hàm lượng … hoặc bao nhiêu kg … , bao nhiêu liều, v.v...):

7.     Đã được kiểm tra chất lượng tại … là cơ quan có thẩm quyền kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn cơ sở gửi kèm phiếu đăng ký này.

8.     Phiếu kiểm tra chất lượng số … ngày … tháng … năm … kiểm tra chất lượng (ghi theo ngày, tháng, năm cấp phiếu kiểm tra chất lượng).

9.     Lô thuốc sản xuất được bảo quản tại kho của cơ quan hoặc nhà riêng có niêm phong bao bì đóng gói.

Nếu là thuốc sản xuất ở nước ngoài xin thử nghiệm lâm sàng tại Việt Nam cần ghi rõ:

Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn:    

Dự kiến khối lượng đối tượng nghiên cứu:

Dự kiến số lượng thuốc xin nhập vào để nghiên cứu:

Chúng tôi cam kết chỉ dùng số lượng thuốc này để thử nghiệm lâm sàng cho các đối tượng được chọn, không dùng cho mục đích khác.

(Trên nhãn thuốc phải ghi rõ thuốc dùng cho nghiên cứu không bán).

Đề nghị đăng ký thử nghiệm lâm sàng thuốc … tại …               

theo Hướng dẫn thử nghiệm lâm sàng thuốc của Bộ Y tế.

Xác nhận của cơ quan

( nếu là đại diện cơ quan làm đơn xin thử nghiệm lâm sàng)

Cơ quan chúng tôi cử … đứng đơn đại diện cho cơ quan đề nghị Bộ Y tế cho phép thử nghiệm thuốc.... trên lâm sàng của cơ quan chúng tôi .

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

Ký tên, đóng dấu

(Đối với cá nhân có thuốc xin thử cần có xác nhận của nơi cư trú)

UBND phường ...                 xác nhận Ông/Bà                                          hiện đang cư trú tại phường  ...                  có

hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú.

TM. UBND PHƯỜNG

Ký tên, đóng dấu

 

PHỤ LỤC 3

BỘ Y TẾ ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU THỬ THUỐC TRÊN LÂM SÀNG

I. Thông tin chung về đề tài thử  thuốc trên lâm sàng (TTTLS)

1. Tên đề tài

 

 

 

2. Mã số ( do cơ quan quản lý ghi)

 

 

3. Thời gian thực hiện:

(Từ tháng ..../200..  đến tháng ..../200.. )

 

4. Cấp quản lý

NN                  Bộ/            CS        .

                       Tỉnh 

5.

Kinh phí  

Tổng số:

từ  nguồn Ngân sách .......

               (ghi rõ nguồn ngân sách: KHCN , tài trợ, vốn tự có...)     

6.

 Xuất sứ của đề tài:

6.1. Nghiên cứu Tiền Lâm sàng (TLS):   - Đã nghiệm thu               ; Chưa nghiệm thu   

      Cấp quản lý: - Cơ sở                      ; - Cấp Bộ                    ; -  Cấp Nhà nước

      Kết quả nghiệm thu hoặc đánh giá bởi Hội đồng KHCN do Bộ Y tế thành lập (ghi rõ: Đồng ý hoặc không đồng ý cho Thử lâm sàng, hoặc đề nghị làm lại TN, làm lại nghiên cứu TLS,....)

6.2. Đã Nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng:

     - Đã Nghiên cứu TTTLS:  Giai đoạn 1                ; Giai đoạn 2                 ; Giai đoạn 3

     - Đã nghiệm thu hoặc đánh giá bởi Hội đồng KHCN cấp Bộ               , cấp Nhà nước

       Kết quả đánh giá của Hội đồng:

       . Đồng ý nghiệm thu giai đoạn:

       . Đề nghị cho Nghiên cứu TTTLS giai đoạn:

6.3. Đã nộp đầy đủ hồ sơ về kết quả nghiên cứu ở các giai đoạn trước bao gồm:

     - Nghiên cứu TLS:         ; TTTLS giai đoạn 1          ,giai đoạn 2          , giai đoạn 3

(Chỉ nhận đề cương NC TTTLS khi có đầy đủ hồ sơ giải trình các mục 6..1; 6.2.; 6.3.)

7

 Đề tài xin được NC TTTLS giai đoạn (ghi rõ):

 Hoặc xin được NC TTTLS các giai đoạn (ghi rõ):          

8

Chủ nhiệm đề tài

Họ và tên:

 

Học hàm/học vị:

 

Chức danh khoa học:

 

Điện thoại:                          (CQ)/                          (NR)            Fax:

 

Mobile:

 

E-mail:

 

Địa chỉ cơ quan:

 

Địa chỉ nhà riêng:

 

9

Tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng (Cơ quan chủ trì đề tài )

Tên tổ chức KH&CN:

 

Điện thoại:                                     Fax:                        E-mail:

 

Địa chỉ:

 

 

10

Tổ chức cá nhân có thuốc thử trên lâm sàng  (là cơ quan được sử dụng bản quyền về sản phẩm đưa ra TTTLS và sử dụng kết quả TTTLS để có thể đưa sản phẩm vào sản xuất hoặc đưa ra sử dụng trong thực tế, hoặc đưa vào nghiên cứu ở giai đoạn tiếp theo)

Tên tổ chức

 

Điện thoại:                                     Fax:                        E-mail:

 

Địa chỉ cơ quan:

 

 

Họ và tên (nếu là cá nhân ):

 

Học hàm/học vị:

 

Chức danh khoa học:

 

Điện thoại:                          (CQ)/                          (NR)            Fax:

 

Mobile:

 

E-mail:

 

Địa chỉ cơ quan:

 

Địa chỉ nhà riêng:

 

 

 

 II.  Nội dung nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng

(Diễn giải các mục theo nội dung yêu cầu của Hướng dẫn TTTLS hướng dẫn nội dung đề cương ở các giai đoạn)

11

Mục tiêu:

 

 

 

 

 

 

12

Tình hình nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng  trong và ngoài nước

 

·       Tình trạng đề tài          Mới                            Kế tiếp đề tài đã kết thúc giai đoạn trước

        

·          Tổng quan tình hình nghiên cứu thử thuóc trên lâm sàng :

 

Ngoài nước:

 

Trong nước:

 

 

 

·       Liệt kê danh mục các công trình nghiên cứu thư thuốc trên lâm sàng có liên quan đã được công bố trong vòng 10 năm gần đây.

 

 

13

Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng (luận cứ rõ cách tiếp cận - thiết kế nghiên cứu, cách chọn mẫu, cỡ mẫu, tiêu chuẩn lựa chọn đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sẽ sử dụng - so sánh với các phương thức giải quyết tương tự khác, các chỉ tiêu nghiên cứu, phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị để xác định các chỉ tiêu nghiên cứu, nêu được tính mới, tính độc đáo, tính sáng tạo của thiết kế nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu này)

 

14

Nội dung nghiên cứu (liệt kê và mô tả những nội dung cần nghiên cứu, nêu bật được những nội dung mới và phù hợp để giải quyết vấn đề đặt ra, giải quyết các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, kể cả những dự kiến hoạt động phối hợp để chuyển giao kết quả nghiên cứu đến người sử dụng) 

 

15

Hợp tác quốc tế

 

Tên đối tác

Nội dung hợp tác

 

 

 

 

16

Tiến độ thực hiện

TT

Các nội dung, công việc

thực hiện chủ yếu

(Các mốc đánh giá chủ yếu)

Sản phẩm

phải đạt   

Thời gian

(BĐ-KT)

Người, cơ quan thực hiện

1

2

3

4

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

III. Kết quả của đề tài

 

17

Dạng kết quả dự kiến của đề tài

 

 

¨       Sơ đồ

 

¨       Bảng số liệu

 

¨       Báo cáo phân tích , các kết luận về hiệu lực, sự dung nạp và tính an toàn của thuốc

 

¨       Dự báo cho giai đoạn nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng tiếp theo

 

¨       Hướng dẫn sử dụng thuốc

 

¨       Quy trình điều trị

 

¨       Các sản phẩm khác

 

 

 

 

18

Yêu cầu sản phẩm

 

TT

Tên sản phẩm

Yêu cầu khoa học

 

 

1

2

3

4

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

4

 

 

 

19

Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu

 

20

Các tác động của kết quả nghiên cứu (ngoài tác động đã nêu tại mục 18 trên đây)

·       Bồi dưỡng, đào tạo cán bộ KH&CN

 Đối với lĩnh vực khoa học có liên quan:

Đối với kinh tế - xã hội:

 

 

IV. Các tổ chức/cá nhân tham gia nghiên cứu thử thuốc trên lángàng

 

21

Hoạt động của các tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề tài (Ghi tất cả các tổ chức phối hợp thực hiện đề tài và phần nội dung công việc tham gia trong đề tài)

TT

Tên tổ chức

Địa chỉ

Hoạt động/đóng góp cho đề tài

1

 

 

 

2..

 

 

 

22

Liên kết với sản xuất và đời sống

(Ghi rõ đơn vị sản xuất hoặc những người sử dụng kết quả nghiên cứu tham gia vào quá trình thực hiện và nêu rõ nội dung công việc thực hiện trong đề tài)

 

 

23

 Đội ngũ cán bộ thực hiện đề tài

(Ghi những người có đóng góp chính thuộc tất cả các tổ chức chủ trì và tham gia đề tài, không quá 10 người)

TT

Họ và tên

Cơ quan công tác

Tỷ lệ % thời gian làm việc cho đề tài

A

Chủ nhiệm đề tài

 

 

 

B

Cán bộ tham gia nghiên cứu

 

 

1

 

 

 

2..

 

 

 

V. Kinh phí thực hiện đề tài và nguồn kinh phí

 (giải trình chi tiết xin xem phụ lục kèm theo)

 Đơn vị tính: Triệu đồng ( VNĐ)

 

25

Kinh phí thực hiện đề tài phân theo các khoản chi

TT

Nguồn kinh phí

Tổng số

Trong đó

 

 

 

Thuê khoán chuyên môn

Nguyên,vật liệu, năng lượng

Thiết bị, máy móc

Xây dựng, sửa chữa nhỏ

Chi khác

1

2

3

4

5

6

7

8

 

 

Tổng kinh phí

 

 

   

 

   

 

   

 

   

 

   

 

   

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

1          

Ngân sách SNKH

 

 

 

 

 

 

 

2          

Các nguồn vốn khác

(ghi rõ)

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tự có

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khác (vốn huy động, ...)

 

 

 

 

 

 

 

                                               

                                       ......................., ngày     tháng     năm 200..   

 

Thủ trưởng

Cơ quan chủ trì đề tài

(Họ, tên, chữ ký và đóng dấu)

 

Chủ nhiệm đề tài
(Họ, tên và chữ ký)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

. ...................., ngày     tháng     năm 200..   

TL. BỘ TRƯỞNG

VỤ TRƯỞNG VỤ KHOA HỌC VÀ ĐÀO TẠO

 


Phụ lục

DỰ TOÁN KINH PHÍ ĐỀ TÀI

                                                                                        

Đơn vị : triệu đồng                                       

TT

Nội dung các khoản chi

Tổng số

Nguồn vốn

Kinh phí

Tỷ lệ (%)

NSNN

Tự có

Khác

1.      

Thuê khoán chuyên môn

 

 

 

 

 

 

2.      

Nguyên, vật liệu, năng lượng

 

 

 

 

 

 

3.      

Thiết bị, máy móc chuyên dùng

 

 

 

 

 

 

4.      

Xây dựng, sửa chữa nhỏ

 

 

 

 

 

 

5.      

Chi khác

 

 

 

 

 

 

 

 Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

           

GIẢI TRÌNH CÁC KHOẢN CHI

 (Triệu đồng)

 

Khoản 1.  Thuê khoán chuyên môn

 

TT

                        Nội dung thuê khoán

Tổng kinh phí

Nguồn vốn

NSNN

Tự có

Khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng                                            

 

 

 

 


Khoản 2. Nguyên vật liệu, năng lượng

 

TT

Nội dung

Đơn vị đo

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

NSNN

Tự có

Khác

2.1

Nguyên, vật liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2

 Dụng cụ, phụ tùng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.3

Năng lượng, nhiên liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Than

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Điện

 

kW/h

 

 

 

 

 

 

 

 - Xăng, dầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 - Nhiên liệu khác

 

 

 

 

 

 

 

 

2.4

 Nước

 

m3

 

 

 

 

 

 

2.5

  Mua sách, tài liệu, số liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 


 

Khoản 3. Thiết bị, máy móc chuyên dùng

 

TT

Nội dung

Đơn vị đo

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền

Nguồn vốn

NSNN

Tự có

Khác

3.1

Mua thiết bị công nghệ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2

Mua thiết bị thử nghiệm, đo lường

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.3

Khấu hao thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.4

Thuê thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.5

 Vận chuyển lắp đặt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

 

Khoản 4. Xây dựng, sửa chữa nhỏ

 

TT

Nội dung

Kinh phí

Nguồn vốn

NSNN

Tự có

Khác

4.1

Chi phí xây dựng      m2  nhà xưởng, PTN

 

 

 

 

4.2

Chi phí sửa chữa       m2  nhà xưởng, PTN

 

 

 

 

 

4.3

Chi phí lắp đặt hệ thống điện, hệ thống nước

 

 

 

 

4.4

Chi phí khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

Khoản 5. Chi khác

 

TT

Nội dung

Kinh phí

Nguồn vốn

NSNN

Tự có

Khác

4.1

Công tác phí

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2

Quản lý cơ sở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.3

Chi phí đánh giá, kiểm tra, nghiệm thu

 

 

 

 

 

 

- Chi phí kiểm tra, nghiệm thu trung gian

 

 

 

 

 

- Chi phí nghiệm thu nội bộ

 

 

 

 

 

- Chi phí nghiệm thu chính thức

 

 

 

 

4.4

Chi khác

 

 

 

 

 

 

- Hội thảo

 

 

 

 

 

- Hội nghị

 

 

 

 

 

- ấn loát tài liệu, văn phòng phẩm

 

 

 

 

 

- Dịch tài liệu

 

 

 

 

 

........

 

 

 

 

4.5

Phụ cấp Chủ nhiệm đề tài

 

 

 

 

 

 

Cộng

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 4

Mẫu viết báo cáo kết quả nghiên cứu thử thuốc trên lâm sàng.

Trang bìa 1

BỘ Y TẾ

 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỬ THUỐC TRÊN LÂM SÀNG

 Tên đề tài:

Chủ nhiệm đề tài:

Cơ quan (Tổ chức) chủ trì đề tài:

Mã số đề tài (nếu có):

 

 Năm 200

Trang bìa 2

BỘ Y TẾ

 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỬ THUỐC TRÊN LÂM SÀNG

Tên đề tài:

Chủ nhiệm đề tài

Cơ quan (tổ chức) chủ trì đề tài

Cấp quản lý: Bộ Y tế

Mã số đề tài (nếu có):

Thời gian thực hiện: từ tháng … năm … đến tháng … năm …

Tổng kinh phí thực hiện đề tài ……….    triệu đồng

Trong đó: kinh phí SNKH        ……….    triệu đồng

Nguồn khác (nếu có)              ……….    triệu đồng

 Năm 200

Trang 3

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỬ THUỐC TRÊN LÂM SÀNG

1.     Tên đề tài:

2.     Chủ nhiệm đề tài:

3.     Cơ quan chủ trì đề tài:

4.     Cơ quan quản lý đề tài:

5.     Thư ký đề tài:

6.     Phó chủ nhiệm đề tài hoặc ban chủ nhiệm đề tài (nếu có):

7.     Danh sách những người thực hiện chính:

8.     Các đề tài nhánh (đề mục) của đề tài (nếu có)

(a) Đề tài nhánh 1 (đề mục 1)

- Tên đề tài nhánh:

- Chủ nhiệm đề tài nhánh:

(b) Đề tài nhánh 2

- Tên đề tài nhánh

- Chủ nhiệm đề tài nhánh

9.     Thời gian thực hiện đề tài từ tháng … năm … đến tháng … năm …

Trang  4

 

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

MỤC LỤC

Phần A - Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài (chủ nhiệm đề tài tự đánh giá)

1.         Kết quả nổi bật của đề tài.

2.         Áp dụng vào thực tiễn sản xuất và đời sống xã hội.

3.         Đánh giá thực hiện đề tài đối chiếu với đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt.

(a)       Tiến độ.

(b)       Thực hiện mục tiêu nghiên cứu.

(c)       Các sản phẩm tạo ra so với dự kiến của bản đề cương.

(d)       Đánh giá việc sử dụng kinh phí.

4.         Các ý kiến đề xuất.

Phần B.            Nội dung báo cáo chi tiết kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ

1.         Đặt vấn đề:

1.1.     Tóm lược những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. Tính cấp thiết cần nghiên cứu của đề tài.

1.2.     Giả thiết nghiên cứu của đề tài.

1.3.     Mục tiêu nghiên cứu.

2.         Tổng quan đề tài:

2.1.     Tình hình nghiên cứu ngoài nước liên quan tới đề tài.

2.2.     Tình hình nghiên cứu trong nước liên quan tới đề tài.

3.         Đối tượng và phương pháp nghiên cứu:

3.1.     Thiết kế nghiên cứu.

3.2.     Chọn mẫu, cỡ mẫu và đối tượng nghiên cứu.

3.3.     Phương pháp nghiên cứu.

3.3.1. Chỉ tiêu nghiên cứu.

3.3.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu nghiên cứu.

3.3.3. Các công cụ nghiên cứu cụ thể.

3.4.     Phương pháp xử lý số liệu.

4.         Kết quả nghiên cứu:

5.         Bàn luận:

6.         Kết luận và kiến nghị:

7.         Tài liệu tham khảo:

8.         Phụ lục (nếu có):....

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn số 505/BYT-K2ĐT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thử thuốc, Vắc xin trên lâm sàng phòng chống một số dịch bệnh khẩn cấp

Số hiệu: 505/BYT-K2ĐT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Trương Việt Dũng
Ngày ban hành: 24/01/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [1]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn số 505/BYT-K2ĐT của Bộ Y tế về việc hướng dẫn thử thuốc, Vắc xin trên lâm sàng phòng chống một số dịch bệnh khẩn cấp

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…