Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ Y TẾ
---------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
---------------

Số: 4627/BYT-QLD
V/v Phối hợp triển khai các biện pháp bình ổn thị trường thuốc sau ngày 30/06/2008.

Hà Nội, ngày 01 tháng 07 năm 2008

 

Kính gửi: Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện ý kiến chỉ đạo số 481/2007/CP-TTg ngày 31/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu và đảm bảo cân đối cung cầu, quản lý giá cả các mặt hàng thiết yếu, Bộ Y tế đã có công văn số 2255/BYT- QLD ngày 2/4/2008 thông báo việc tạm dừng xem xét đề nghị kê khai lại giá thuốc của các cơ sở sản xuất, nhập khẩu thuốc và triển khai nhiều giải pháp đồng bộ khác cùng với sự phối hợp chặt chẽ của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố (UBND) và các Bộ, ngành có liên quan để nhằm ổn định thị trường dược phẩm. Kết quả chỉ số giá nhóm hàng dược phẩm, y tế 06 tháng đầu năm 2008 là 3,87% bằng 1/5 chỉ số giá tiêu dùng chung toàn xã hội là 18,44% và tiếp tục đứng 9/10 nhóm hàng trọng yếu (Nguồn: Tổng cục Thống kê). Tuy nhiên, do tác động chung của nền kinh tế thế giới và trong nước, tình hình lạm phát, tỷ lệ dao động biên độ của đồng ngoại tệ, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao… đã nảy sinh một số khó khăn trong công tác đảm bảo cung ứng thuốc dẫn đến hệ quả sau:

- Do không cân đối được giá thuốc trúng thầu, một số cơ sở kinh doanh thuốc trúng thầu đã bỏ thầu không cung ứng thuốc, chịu phạt hợp đồng do các cơ sở khám chữa bệnh công lập chậm thanh toán tiền thuốc 3- 12 tháng và giá thuốc phê duyệt trúng thầu tại các cơ sở khám chữa bệnh công lập từ tháng 1/2008 thấp hơn nhiều so mặt bằng chung giá thị trường hiện tại và không được thay đổi trong vòng 6- 12 tháng.

- Một số các công ty dược phẩm nước ngoài từ chối cung ứng một số thuốc chuyên khoa đặc trị vào thị trường Việt Nam và một số công ty nhập khẩu trì hoãn việc nhập khẩu vì sợ lỗ, gây thiếu thuốc cục bộ tại một số cơ sở khám chữa bệnh.

- Một số doanh nghiệp sản xuất trong nước đã thu hẹp sản xuất, phạm vi kinh doanh và từ chối cung ứng cho các cơ sở khám chữa bệnh các mặt hàng thuốc không có lãi do không được điều chỉnh giá theo giá thực tế trên thị trường.

Ngày 23/6/2008, Văn phòng Chính phủ đã có công văn số 147/TB- VPCP thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ về điều hành kinh doanh xăng, dầu và một số mặt hàng thiết yếu khác, theo đó, Thủ tướng Chính phủ cho phép “…điều chỉnh giá bán một số mặt hàng thiết yếu (trong đó có mặt hàng thuốc chữa bệnh) ở mức hợp lý, phù hợp với quy định hiện hành sau khi đã áp dụng các biện pháp tiết kiệm chi phí, cân đối thu chi để giảm thiểu bất lợi trong hoạt động sản xuất, kinh doanh”.

Để đảm bảo việc triển khai xem xét điều chỉnh giá thuốc thống nhất trong cả nước góp phần thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội và tăng trưởng bền vững theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đề nghị Đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các Sở, Ban ngành có liên quan thực hiện một số nội dung cụ thể sau:

1. Sở Y tế phối hợp chặt chẽ với Sở Tài chính, Sở Công Thương theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình biến động giá thuốc để kịp thời tham mưu giúp UBND tỉnh, thành phố thực hiện công tác quản lý nhà nước về giá thuốc và chịu trách nhiệm về việc bình ổn thị trường thuốc trong phạm vi địa bàn quản lý theo sự phân công của Chính phủ. Việc bình ổn thị trường thuốc phải bảo đảm các mục tiêu sau:

1.1. Bảo đảm cung ứng đủ thuốc có chất lượng tốt để phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh cho nhân dân, phòng chống dịch bệnh và thiên tai.

1.2. Thuốc được cung ứng với giá cả hợp lý phù hợp với mặt bằng chung thị trường.

1.3. Bảo đảm quyền lợi hợp pháp và chính đáng của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh thuốc.

2. Tổ công tác liên ngành Y tế - Tài chính - Công Thương triển khai ngay việc tiếp nhận và xem xét các đề nghị kê khai lại giá thuốc của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc trong phạm địa bàn theo trình tự:

2.1. Ưu tiên xem xét các đề nghị điều chỉnh giá đối với các loại thuốc chuyên khoa, đặc trị để tránh hiện tượng thiếu thuốc cục bộ, phục vụ công tác phòng, chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh tại địa phương.

2.2. Tiếp tục xem xét các đề nghị điều chỉnh giá đối với một số mặt hàng thuốc mà doanh nghiệp trong nước sau khi rà soát, thực hiện các giải pháp tiết kiệm chi phí mà giá bán ra vẫn không đủ bù đắp chi phí, không cân đối được thu chi, kinh doanh thua lỗ.

2.3. Việc xem xét các đề nghị điều chỉnh giá thuốc phải bảo đảm nguyên tắc sau:

a) Không giải quyết việc điều chỉnh giá đồng loạt, bất hợp lý và phải có lộ trình cụ thể để đảm bảo vừa cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân vừa tránh được hiện tượng bùng phát giá trên diện rộng.

b) Mức độ điều chỉnh giá căn cứ trên cơ sở phân bổ chi phí hợp lý để đảm bảo tỷ lệ điều chỉnh giá bán không cao hơn tỷ lệ tăng của các yếu tố chi phí đầu vào tác động đến giá thành sản phẩm (đối với thuốc sản xuất trong nước) hoặc giá nhập khẩu (đối với thuốc nhập khẩu) tính trên một đơn vị đóng gói nhỏ nhất.

c) Thực hiện theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 11/2007/TTLT- BYT- BTC- BCT ngày 31/8/2007 liên Bộ Y tế - Tài chính - Công Thương.

3. Tiếp tục kiện toàn hoạt động của Tổ công tác liên ngành xem xét việc kê khai lại giá thuốc để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc chính đáng của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thuốc trong phạm vi địa bàn.

4. Sở Tài chính và Kho bạc nhà nước ở địa phương ưu tiên cấp đầy đủ kinh phí cho các các cơ sở khám, chữa bệnh trong phạm vi địa bàn để kịp thời giải quyết các thủ tục thanh toán tiền thuốc cho các đơn vị cung ứng thuốc.

5. Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ứng trước một phần kinh phí tiền thuốc cho các cơ sở khám, chữa bệnh trong phạm vi địa bàn qủan lý để kịp thời thanh toán tiền thuốc cho các đơn vị cung ứng thuốc.

Bộ Y tế đề nghị Đồng chí Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố phối hợp với Bộ Y tế trong việc chỉ đạo triển khai thực hiện các biện pháp đồng bộ nhằm ổn định thị trường dược phẩm theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Thủ tướng Chính phủ (để b/c);
- Các Phó Thủ tướng (để b/c);
- BTr. Nguyễn Quốc Triệu (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để p/h);
- Bộ Tài chính; Bộ Công Thương (để p/h);
- Lưu: VT, QLD(2b).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Cao Minh Quang

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn số 4627/BYT-QLD về việc phối hợp triển khai các biện pháp bình ổn thị trường thuốc sau ngày 30/06/2008 do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 4627/BYT-QLD
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Cao Minh Quang
Ngày ban hành: 01/07/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn số 4627/BYT-QLD về việc phối hợp triển khai các biện pháp bình ổn thị trường thuốc sau ngày 30/06/2008 do Bộ Y tế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…