Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3928/BYT-K2ĐT
V/v Không thực hiện đào tạo định hướng chuyên khoa.

Hà Nội, ngày 09 tháng 7 năm 2019

 

Kính gửi:

- Sở Y tế các tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế;
- Các cơ sở Giáo dục đại học khối ngành sức khỏe,

Đào tạo chuyên khoa đặc thù trong lĩnh vực sức khỏe được tổ chức thực hiện tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế bậc đại học từ năm 1974 theo mô hình đào tạo bác sĩ chuyên khoa của Pháp. Bộ Y tế đã xây dựng các quy định về tổ chức chương trình đào tạo chuyên khoa cấp I, chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú. Ngoài ra, các cơ sở đào tạo nhân lực y tế còn tổ chức các khóa đào tạo định hướng chuyên khoa (chuyên khoa sơ bộ), cấp chứng chỉ cho các bác sĩ bắt đầu định hướng vào một chuyên khoa cụ thể ở một mức độ nhất định để tham gia công tác khám bệnh, chữa bệnh chưa đòi hỏi chuyên khoa chuyên sâu, với thời gian đào tạo từ 6 tháng đến 01 năm. Trong giai đoạn này, đất nước vừa trải qua hai cuộc chiến tranh, đang rất khó khăn về nhân lực y tế nói chung, đặc biệt là bác sĩ, nên các bác sĩ mới tốt nghiệp được đào tạo định hướng chuyên khoa trước khi hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đã đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe của nhân dân cũng như của các cơ sở khám bệnh chữa bệnh cần có các bác sĩ chuyên khoa tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại thời điểm đó. Tuy nhiên, đến nay không có văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có thẩm quyền quy định về đào tạo định hướng chuyên khoa, việc đào tạo định hướng chuyên khoa hầu hết là do các Trường đại học Y Dược, các Bệnh viện tự tổ chức để đáp ứng nhu cầu của người học và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Các chương trình đào tạo định hướng chuyên khoa đều do các Trường đại học Y Dược, các Bệnh viện tự xây dựng, thẩm định, ban hành và tổ chức đào tạo. Do vậy, việc đào tạo định hướng chuyên khoa hiện nay không được kiểm soát về chất lượng của cơ sở đào tạo, người giảng dạy, chương trình đào tạo và chưa có chuẩn năng lực chung để bảo đảm chất lượng đào tạo.

Theo Điều 24 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, đối với bác sĩ trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành 18 tháng thực hành tại Bệnh viện, Viện nghiên cứu có giường bệnh. Theo điểm c khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế, trong đó có sửa đổi, bổ sung đối với Nghị định số 109/2016/NĐ-CP quy định: Hồ sơ đề nghị cấp bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề phải có “Bản sao hợp lệ văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận đào tạo do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp với thời gian đào tạo tối thiểu là 6 tháng phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn đề nghị bổ sung”. Tuy nhiên, chưa có quy định cụ thể cơ sở đào tạo, đối tượng đào tạo và việc cấp chứng chỉ đào tạo để đảm bảo chất lượng nguồn nhân lực khám bệnh, chữa bệnh.

Trong thời gian gần đây, Bộ Y tế có nhận được phản hồi từ một số Sở Y tế và Hội nghề nghiệp về việc cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ, chứng nhận sai đối tượng học, không đúng quy định gây khó khăn trong việc cấp chứng chỉ hành nghề (cấp bổ sung, thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn) trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh và ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. Do vậy, Bộ Y tế đã có Công văn số 1659/BYT-PC ngày 29/3/2019 về việc chấn chỉnh việc cấp bổ sung, thay đổi phạm vi hoạt động chuyên môn, trong đó có đề nghị các Sở Y tế, các Vụ/Cục chức năng thuộc Bộ Y tế, trong thời gian chờ ban hành văn bản quy định việc đào tạo để cấp bổ sung, thay thế phạm vi hoạt động chuyên môn, tạm dừng việc cho phép bổ sung phạm vi hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh.

Hiện nay, Bộ Y tế đang được giao xây dựng Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực sức khỏe và đã trình Chính phủ để xem xét ban hành, trong đó có quy định về đào tạo chuyên sâu để cấp chứng chỉ đào tạo chuyên khoa sâu đối với khóa đào tạo có khối lượng học tập tối thiểu từ 15 tín chỉ tương đương tối thiểu 6 tháng học tập trung, quy định các yêu cầu đối với cơ sở đào tạo, người giảng dạy chuyên sâu, chương trình đào tạo, tổ chức đào tạo cấp chứng chỉ để bảo đảm chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu đổi mới đào tạo nhân lực y tế theo hướng hội nhập quốc tế. Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị các cơ sở đào tạo không thực hiện các khóa đào tạo định hướng chuyên khoa.

Đề nghị Thủ trưởng các đơn vị chỉ đạo thực hiện công tác đào tạo nhân lực y tế theo đúng các quy định hiện hành và chịu trách nhiệm về chất lượng của các khóa đào tạo.

Trân trọng cảm ơn!

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Vụ Pháp chế;
- Cục QLKCB; Cục QLYDCT;
- Lưu: VT, K2ĐT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trường Sơn

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 3928/BYT-K2ĐT năm 2019 về không thực hiện đào tạo định hướng chuyên khoa do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 3928/BYT-K2ĐT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Nguyễn Trường Sơn
Ngày ban hành: 09/07/2019
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 3928/BYT-K2ĐT năm 2019 về không thực hiện đào tạo định hướng chuyên khoa do Bộ Y tế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…