Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ Y TẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1503/BYT-KCB
V/v tăng cường quản lý khám, xác nhận bệnh, tật liên quan tới Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 23 tháng 3 năm 2011

 

Kính gửi: Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Để thực hiện Nghị định số 54/2006/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng; ngày 26/7/2006, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 07/2006/TT-LĐTBXH hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; ngày 20/2/2008, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT về việc Ban hành Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin; ngày 07/4/2009, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư số 08/2009/TT-LĐTBXH sửa đổi bổ sung Mục VII Thông tư số 07/2006/TT-LĐTBXH ngày 26/7/2006.

Theo báo cáo của Viện Giám định y khoa, hiện nay ở một số địa phương, có nhiều người tham gia kháng chiến đến các bệnh viện khám bệnh, điều trị, lấy giấy ra viện để hoàn chỉnh hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin.

Để chế độ ưu đãi của Đảng và Nhà nước với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học được thực hiện nghiêm túc, đúng đối tượng, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo các Bệnh viện, Hội đồng Giám định y khoa tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nghiêm túc thực hiện một số việc sau:

1. Khi giải quyết việc liên quan đến việc lập hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin, cán bộ y tế cần nêu cao tinh thần trách nhiệm, không gây phiền hà cho đối tượng lập hồ sơ để khám giám định, làm đúng công tác chuyên môn, nghiệp vụ đồng thời tuyệt đối không để hiện tượng quá dễ dãi khi khám xác định bệnh tật hoặc phát sinh tiêu cực.

2. Khi thực hiện nhiệm vụ, trên cơ sở danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ- BTY ngày 20/2/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bác sĩ cần khám lâm sàng, cho làm các xét nghiệm phù hợp theo đúng quy chế chuyên môn, chẩn đoán đúng bệnh, những ca bệnh còn nghi ngờ, cần tổ chức hội chẩn để xác định từng trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm về kết quả chẩn đoán bệnh của mình.

3. Giấy ra viện, trích sao bệnh án có liên quan đến những bệnh, tật nằm trong danh mục bệnh tật, dị dạng, dị tật ban hành kèm theo Quyết định số 09/2008/QĐ-BYT ngày 20/2/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế phải do Thủ trưởng đơn vị hoặc người được Thủ trưởng đơn vị ủy quyền ký. Thủ trưởng đơn vị hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những việc làm và kết luận của Đơn vị mình.

Định kỳ hoặc đột xuất, Bộ Y tế sẽ thành lập đoàn đi kiểm tra công tác khám, chẩn đoán và cấp giấy ra viện liên quan đến việc xem xét, xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học/dioxin ở các địa phương.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Kim Tiến

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 1503/BYT-KCB về tăng cường quản lý khám, xác nhận bệnh, tật liên quan tới Quyết định 09/2008/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành

Số hiệu: 1503/BYT-KCB
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Y tế
Người ký: Nguyễn Thị Kim Tiến
Ngày ban hành: 23/03/2011
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 1503/BYT-KCB về tăng cường quản lý khám, xác nhận bệnh, tật liên quan tới Quyết định 09/2008/QĐ-BYT do Bộ Y tế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…