Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4959/BNN-TCLN
V/v trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 3, Quốc hội XV

Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2022

 

Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ngãi, do Ban Dân nguyện chuyển đến theo Công văn số 487/BDN ngày 14/6/2022, nội dung kiến nghị như sau:

Nội dung kiến nghị (Câu số 51)

Trồng rừng gỗ lớn mang lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so với trồng rừng gỗ nhỏ, là giải pháp phát triển kinh tế rừng bền vững, đồng thời góp phần quan trọng bảo vệ môi trường; tuy nhiên, việc triển khai thực hiện trồng rừng gỗ lớn thời gian qua còn rất hạn chế, do vốn đầu tư lớn và thời gian thu hoạch dài nên người dân không đủ khả năng thực hiện. Cử tri đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu, trình Chính phủ ban hành chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vốn vay thực hiện phù hợp với chu kỳ đầu tư trồng rừng gỗ lớn để khuyến khích, thu hút người dân tham gia.

Bộ Nông nghiệp và PTNT xin trả lời như sau:

Phát triển rừng trồng gỗ lớn là nội dung quan trọng trong Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp được Chính phủ quan tâm chỉ đạo thực hiện, nhằm nâng cao chất lượng và giá trị rừng trồng, phát huy vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường và tạo nguồn nguyên liệu bền vững cho chế biến và xuất khẩu.

Trong giai đoạn 2016-2020, thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 - 2020 với mục tiêu trồng rừng sản xuất gỗ lớn là 200.000 ha. Nhà nước đã ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển rừng trồng sản xuất cây gỗ lớn, như: hỗ trợ 5 đến 10 triệu đồng/ha cho trồng rừng sản xuất quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 và hỗ trợ 8 triệu đồng/ha quy định tại Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016.

Giai đoạn 2021-2025, thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 05/8/2021 của Chính phủ về Phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021 - 2025, trong đó đã xác định mục tiêu hàng năm “Trồng rừng tập trung: 230 nghìn ha/năm, gồm: 4 nghìn - 6 nghìn ha/năm rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng ven biển; 225 nghìn ha/năm rừng sản xuất, trong đó 30% diện tích là trồng rừng gỗ lớn, thâm canh”. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và đang trình Chính phủ ban hành Nghị định về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, trong đó tại Điều 14 và Điều 15 của dự thảo Nghị định đã quy định đầu tư, hỗ trợ đầu tư và ưu đãi đầu tư phát triển rừng gỗ lớn để thực hiện và đẩy mạnh phát triển rừng trồng gỗ lớn trong các giai đoạn tiếp theo.

Trên đây là trả lời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với kiến nghị của cử tri tỉnh Quảng Ngãi; trân trọng cảm ơn cử tri tỉnh Quảng Ngãi đã quan tâm đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, nông thôn; trân trọng gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ngãi để trả lời cử tri./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng;
- Ban Dân nguyện;
- VPCP (Vụ QHĐP);
- VP Bộ (Phòng Tổng hợp);
- Lưu: VT, TCLN.

BỘ TRƯỞNG




Lê Minh Hoan

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 4959/BNN-TCLN năm 2022 về chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vốn vay đầu tư trồng rừng gỗ lớn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 4959/BNN-TCLN
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Lê Minh Hoan
Ngày ban hành: 29/07/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 4959/BNN-TCLN năm 2022 về chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vốn vay đầu tư trồng rừng gỗ lớn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [4]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…