BỘ
KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8105/BKHĐT-TCTT |
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2022 |
Kính gửi: Bộ Tài chính
Phúc đáp văn bản số 10927/BTC-QLN ngày 24/10/2022 của Quý Bộ về việc có ý kiến đối với dự thảo Tờ trình Chính phủ hạn mức bảo lãnh Chính phủ và hạn mức vay về cho vay lại năm 2023, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến như sau:
1. Về ý kiến chung
- Theo Luật Quản lý nợ công 2017 Tại điểm d khoản 1 Điều 15 quy định Bộ Tài chính “Xây dựng, trình Chính phủ quyết định hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ hàng năm”.
- Tại điểm 1 khoản 1 Điều 15 quy định Bộ Tài chính “Thực hiện cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ”.
- Tại điểm e khoản 1 Điều 48 quy định Bộ Tài chính “Tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền về tình hình cấp và quản lý bảo lãnh Chính phủ”.
Vì vậy, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đối với thông tin, số liệu báo cáo về hạn mức vay về cho vay lại và hạn mức bảo lãnh Chính phủ năm 2022 và dự kiến 2023.
2. Về tình hình thực hiện hạn mức bảo lãnh Chính phủ và hạn mức vay về cho vay lại năm 2022
a) Về bảo lãnh Chính phủ năm 2022 (trang 1-3)
(1) Theo báo cáo của Quý Bộ, tính đến hết 30/9/2022, tình hình thực hiện phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh của 02 ngân hàng chính sách đạt thấp so với hạn mức cấp có thẩm quyền đã phê duyệt (Ngân hàng Chính sách xã hội: 27%; Ngân hàng Phát triển Việt Nam: 0%). Do đó, đề nghị Quý Bộ:
+ Cập nhật tình hình phát hành trái phiếu Chính phủ bảo lãnh của 02 ngân hàng chính sách đến hết tháng 10 năm 2022, trên cơ sở đó đánh giá lại việc thực hiện nhiệm vụ phát hành trái phiếu Chính phủ theo nghị quyết số 26/NQ-CP của Chính phủ giao trong năm 2022
+ Làm rõ các nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ thực hiện đạt thấp nêu trên, đồng thời bổ sung các bài học kinh nghiệm để bảo đảm tính khả thi và sát thực tiễn hơn khi xây dựng kế hoạch năm 2023 cũng như các năm tiếp theo.
(2) Đề nghị Quý Bộ bổ sung dự kiến tốc độ tăng dư nợ bảo lãnh Chính phủ năm 2022 và so sánh với tốc độ tăng GDP năm 2021 để từ đó đánh giá việc thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 24 Luật Quản lý nợ công.
b) Về tình hình thực hiện hạn mức cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ (trang 3-4)
Đề nghị bổ sung thông tin, số liệu về tình hình trả nợ cho vay lại từ nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ năm 2022 đến thời điểm báo cáo và ước thực hiện tới hết 31/12/2022.
3. Về dự kiến hạn mức bảo lãnh Chính phủ và hạn mức vay về cho vay lại năm 2023
Về nguyên tắc xây dựng hạn mức bảo lãnh Chính phủ (trang 4-5): Đề nghị bổ sung căn cứ tình hình thực hiện bảo lãnh Chính phủ năm 2022; khả năng cân đối nguồn lực tự có của 02 ngân hàng chính sách trong việc trả nợ gốc trái phiếu đến hạn để đề xuất hạn mức phù hợp, bảo đảm sử dụng tiết kiệm hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước cấp bù lãi suất đối với 02 ngân hàng chính sách nêu trên.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư kính gửi Quý Bộ để nghiên cứu, tổng hợp./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Công văn 8105/BKHĐT-TCTT năm 2022 hạn mức bảo lãnh Chính phủ và hạn mức vay về cho vay lại năm 2023 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Số hiệu: | 8105/BKHĐT-TCTT |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Kế hoạch và Đầu tư |
Người ký: | Trần Quốc Phương |
Ngày ban hành: | 10/11/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 8105/BKHĐT-TCTT năm 2022 hạn mức bảo lãnh Chính phủ và hạn mức vay về cho vay lại năm 2023 do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Chưa có Video