BỘ TÀI CHÍNH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4260/BTC-ĐT |
Hà Nội, ngày 28 tháng 4 năm 2021 |
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 21/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định tại Luật Đầu tư công, Nghị định số 40/2020/NĐ-CP ngày 06/4/2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đầu tư công, Bộ Tài chính báo cáo tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) lũy kế 3 tháng và ước thực hiện 4 tháng năm 2021 như sau:
I. Kế hoạch và tình hình phân bổ kế hoạch vốn:
1. Tổng kế hoạch vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2021 là 575.210,96 tỷ đồng (đã bao gồm 16.000 tỷ kế hoạch vốn Chương trình mục tiêu quốc gia chưa được Thủ tướng Chính phủ giao). Cụ thể như sau:
1.1. Kế hoạch vốn các năm trước chuyển sang là 51.415,28 tỷ đồng, trong đó: vốn trong nước là 45.562,91 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 5.852,37 tỷ đồng.
1.2. Kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN năm 2021 là 523.795,68 tỷ đồng[1], trong đó:
1.2.1. Tổng kế hoạch vốn đã được giao là 507.795,68 tỷ đồng, trong đó:
a) Kế hoạch vốn do Thủ tướng Chính phủ đã giao là 461.300 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn trong nước là 409.750 tỷ đồng (trong đó: các Bộ, cơ quan trung ương là 91.250,08 tỷ đồng; các địa phương là 318.499,92 tỷ đồng).
- Vốn nước ngoài là 51.550 tỷ đồng (trong đó: các Bộ, cơ quan trung ương là 16.636,76 tỷ đồng; các địa phương là 34.913,24 tỷ đồng).
b) Kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương (NSĐP) năm 2021 các địa phương giao tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (theo số liệu cập nhật đến thời điểm báo cáo) là 46.495,68 tỷ đồng.
1.2.1. Kế hoạch vốn chưa được Thủ tướng Chính phủ giao là (vốn Chương trình MTQG) là 16.000 tỷ đồng (vốn trong nước) do hiện nay Chương trình MTQG Xây dựng nông thôn mới và Chương trình MTQG Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021 - 2025 chưa được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư, Chương trình MTQG Phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình.
2. Tình hình triển khai phân bổ kế hoạch vốn của các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương:
Tại Khoản 4 Điều 3 Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 21/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ quy định các Bộ, ngành, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phải phân bổ chi tiết danh mục, mức vốn bố trí của từng dự án cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp dưới trước ngày 31/12/2020, gửi phương án phân bổ chi tiết cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính trước ngày 10/01/2021 theo quy định.
Đến thời điểm báo cáo, Bộ Tài chính đã nhận được báo cáo phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSNN năm 2021 của 50/50 bộ, cơ quan trung ương và 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Chi tiết theo Phụ lục số 01 đính kèm).
Sau khi nhận được báo cáo phân bổ vốn của các Bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã rà soát và có ý kiến đối với các trường hợp phân bổ vốn không đúng quy định và đề nghị các Bộ, địa phương rà soát, phân bổ vốn đảm bảo theo đúng quy định Luật Đầu tư công và Quyết định số 2185/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
2.1. Kế hoạch vốn đã triển khai phân bổ:
Tổng số vốn đã phân bổ là 446.184,27 tỷ đồng, đạt 96,72% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao[2] (461.300 tỷ đồng). (Nếu không tính số kế hoạch vốn cân đối NSĐP các địa phương giao tăng so với số kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 46.495,68 tỷ đồng, thì tổng số vốn đã phân bổ là 399.688,58 tỷ đồng, đạt 86,64% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao). Trong đó:
- Vốn NSTW là 167.059,4 tỷ đồng, đạt 81,1% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao (206.000 tỷ đồng). Bao gồm:
+ Vốn trong nước là 121.843,93 tỷ đồng, đạt 78,89% kế hoạch;
+ Vốn nước ngoài là 45.215,47 đồng, đạt 87,71% kế hoạch.
- Vốn cân đối NSĐP là 279.124,868 tỷ đồng, đạt 109,33% kế hoạch vốn Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao (255.300 tỷ đồng).
2.2. Kế hoạch vốn chưa được triển khai phân bổ:
Trong số bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã gửi báo cáo phân bổ kế hoạch vốn năm 2021, có 27 Bộ và 40 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được giao.
Kế hoạch vốn còn lại chưa được các bộ, cơ quan trung ương và địa phương triển khai phân bổ là 61.611,42 tỷ đồng, chiếm 13,36% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, trong đó: vốn trong nước là 55.276,89 tỷ đồng (chưa bao gồm vốn Chương trình MTQG), vốn ngoài nước là 6.334,53 tỷ đồng.
Cụ thể như sau:
- Bộ, cơ quan trung ương: số vốn chưa phân bổ là 25.043,45 tỷ đồng (vốn trong nước là 21.024,91 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 4.018,54 tỷ đồng).
- Các địa phương: số vốn chưa phân bổ là 36.567,97 tỷ đồng, chiếm 10,35% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 34.251,99 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 2.315,98 tỷ đồng). Trong đó:
+ Nguồn vốn NSTW hỗ trợ theo mục tiêu là 13.897,16 tỷ đồng, chiếm 14,16% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (vốn trong nước là 11.581,17 tỷ đồng, vốn nước ngoài là 2.315,99 tỷ đồng);
+ Vốn cân đối NSĐP là 22.670,81 tỷ đồng, chiếm 8,88% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
a. Đối với nguồn vốn ngân sách trung ương:
Có 27 Bộ và 37 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn đã được giao (Chi tiết theo Phụ lục số 01A đính kèm).
- Một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ kế hoạch vốn chưa triển khai phân bổ khá cao như: Bộ Thông tin và Truyền thông (94,77%), Ban quản lý Khu công nghệ cao Hòa Lạc (88%), Ban quản lý Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (85,21%), Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (82,16%), Bộ Y tế (75,91%), Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (74,47%), tỉnh Phú Thọ (84,3%), tỉnh Hưng Yên (56,35%), Bắc Ninh (53,06%), Tây Ninh (51,71%).
Nguyên nhân chưa phân bổ hết kế hoạch vốn NSTW là do các bộ, cơ quan trung ương và địa phương mới giao kế hoạch vốn đợt 1, số vốn còn lại chưa phân bổ cho các dự án chưa đủ điều kiện bố trí vốn kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước năm 2021 theo Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 21/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ do các dự án khởi công mới chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; các dự án quá thời gian thực hiện với quy định (đang trình Thủ tướng Chính phủ xử lý); các dự án, nhiệm vụ quy hoạch chưa đủ thủ tục; các dự án ODA chưa ký hiệp định hoặc đang điều chỉnh hiệp định.
b. Đối với nguồn vốn cân đối ngân sách địa phương:
Có 39/63 địa phương giao kế hoạch vốn cân đối NSĐP tăng so với Thủ tướng Chính phủ giao từ nguồn thu sử dụng đất, nguồn tăng thu, nguồn xổ số kiến thiết của địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn 18/63 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương, trong đó, một số địa phương có tỷ lệ vốn chưa phân bổ khá cao như: Quảng Bình (63,18%), Khánh Hòa (49,75%).
(Chi tiết theo Phụ lục số 01B đính kèm).
c. Một số tồn tại trong triển khai phân bổ kế hoạch vốn cho các dự án:
- Việc giao kế hoạch vốn năm 2021 được thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 129/2020/QH14 về phân bổ ngân sách trung ương năm 2021 và Quyết định số 2185/QĐ-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2020 về giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2021; theo đó, chỉ sau khi Quốc hội quyết định Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 thì mới được phân bổ kế hoạch vốn năm 2021 cho các dự án khởi công mới và nhiệm vụ hoàn thiện thủ tục đầu tư sau ngày 31/12/2020. Tuy nhiên, nhiều Bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã phân bổ vốn cho các nhiệm vụ, dự án này. Sau khi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có ý kiến, các Bộ, địa phương mới điều chỉnh lại phương án phân bổ, làm chậm quá trình phân bổ vốn.
- Số vốn các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa giao kế hoạch chi tiết cho các dự án còn lớn (61.611 tỷ đồng). Nếu tính cả chương trình mục tiêu quốc gia (16.000 tỷ đồng) thì số vốn chưa phân bổ là 77.671 tỷ đồng, chiếm 16,27% kế hoạch vốn đã được Quốc hội quyết định.
- Hầu hết các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa chủ động trình cấp có thẩm quyền kéo dài kế hoạch vốn đối với các dự án nhóm A, B, C đã quá thời gian bố trí vốn thực hiện dự án theo quy định (lần lượt là 6, 4, 3 năm) theo quy định tại Điều 52 của Luật Đầu tư công 2019 (trừ Bộ Giao thông vận tải và Bộ Công Thương).
- Đối với các dự án sử dụng vốn nước ngoài, ngoài các tồn tại nêu trên, còn phát sinh một số tồn tại khác như sau:
+ Nhiều Bộ, địa phương chưa bố trí đủ, kịp thời vốn đối ứng theo cam kết, ảnh hưởng lớn đến thực hiện và giải ngân vốn nước ngoài.
+ Nhiều dự án ODA vay Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Quỹ Phát triển nông nghiệp quốc tế (IFAD) được giao kế hoạch vốn nhưng chưa hoàn thành thủ tục gia hạn Hiệp định vay do thủ tục phức tạp, đòi hỏi phải điều chỉnh chủ trương đầu tư và báo cáo Chủ tịch nước, trong khi pháp luật hiện hành không quy định về thời gian xử lý hồ sơ của Chủ tịch nước.
- Việc phân bổ vốn chi tiết cho các dự án tại một số Bộ, cơ quan trung ương và địa phương tồn tại một số vấn đề cụ thể như sau:
+ Phân bổ vốn không đảm bảo thời gian theo quy định: Theo quy định, trước ngày 31 tháng 12 hằng năm, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ chi tiết mức vốn kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm sau, danh mục, mức vốn bố trí của từng dự án cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân cấp dưới. Tuy nhiên, một số địa phương thực hiện triển khai phân bổ kế hoạch vốn chậm như: Hà Nam, Cà Mau, Ninh Bình, Gia Lai (phân bổ đợt 2 ngày 05/3/2021), Tây Ninh (phân bổ đợt 2 ngày 01/02/2021).
+ Không phân bổ vốn theo ngành, lĩnh vực: Ninh Thuận, Bắc Ninh, Phú Thọ, Bà Rịa Vũng Tàu, Thái Nguyên.
+ Phân bổ vượt phần vốn ngân sách trung ương trong tổng mức đầu tư dự án bố trí cho dự án (04 dự án của tỉnh Lạng Sơn).
+ Phân bổ cho một số dự án khởi công mới chưa có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 (Văn phòng Chính phủ; Văn phòng Quốc hội; Tòa án nhân dân tối cao; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Nội vụ; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Liên minh Hợp tác xã Việt Nam; Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Tuyên Quang, Yên Bái, Bắc Ninh, Hậu Giang, Cà Mau, Cao Bằng).
+ Bố trí vốn quá thời gian theo quy định của Luật Đầu tư công không thuộc nhóm dự án hoàn thành trong năm 2021 theo quy định tại Quyết định số 2185/QĐ-TTg (Bộ Ngoại giao; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Tài nguyên và Môi trường; Ban quản lý Làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam; Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nam, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Hòa Bình, Long An, Cà Mau, Bạc Liêu, Cần Thơ, Quảng Bình, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).
+ Về bố trí thu hồi vốn ứng trước ngân sách trung ương: bố trí thu hồi vốn ứng trước của một số dự án có chênh lệch so với số liệu Bộ Tài chính theo dõi (Thanh Hóa, Cà Mau), giao kế hoạch thu hồi vốn ứng của dự án không theo Quyết định/văn bản ứng cụ thể được giao tại Quyết định số 2185/QĐ-TTg (Bình Thuận); không được Thủ tướng Chính phủ giao thu hồi nhưng vẫn phân bổ vốn để thu hồi (tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu), thu hồi vượt mức Thủ tướng Chính phủ giao (tỉnh Vĩnh Phúc).
+ Về phân bổ vốn nước ngoài: Một số dự án ODA không đảm bảo đúng tỷ lệ cấp phát/cho vay lại đã được duyệt (dự án Y tế cơ sở tỉnh Long An, dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai vay vốn WB tỉnh Bắc Ninh, dự án Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai và dự án Chống chịu khí hậu tổng hợp và sinh kế bền vững tỉnh Kiên Giang; dự án Kè sông Cần Thơ). Dự án chưa được phân bổ vốn cho vay lại từ nguồn ngân sách địa phương (Dự án Hỗ trợ phát triển khu vực biên giới, tỉnh Bình Phước).
II. Tình hình giải ngân kế hoạch vốn đầu tư nguồn NSNN:
1. Về tình hình giải ngân tổng kế hoạch vốn[3] (559.210,96 tỷ đồng, bao gồm: kế hoạch vốn kéo dài các năm trước sang năm 2021 là 51.415,28 tỷ đồng, kế hoạch vốn giao trong năm 2021 là 507.795,68 tỷ đồng):
- Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/3/2021 là 62.418,01 tỷ đồng, đạt 11,16% kế hoạch.
Ước thanh toán từ đầu năm đến 30/4/2021 là 93.158,63 tỷ đồng, đạt 16,66% kế hoạch.
Cụ thể như sau:
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT |
Nội dung |
Tổng kế hoạch vốn (tại thời điểm báo cáo) |
Lũy kế thanh toán vốn đến hết 31/3/2021 |
Ước thanh toán đến hết 30/4/2021 |
||
Số tiền |
Tỷ lệ |
Số tiền |
Tỷ lệ |
|||
1 |
2 |
3 |
4 |
5=4/3 |
6 |
7=6/3 |
|
Tổng số (1+2) |
559.210,96 |
62.418,01 |
11,16% |
93.158,63 |
16,66% |
1 |
Vốn trong nước |
501.808,59 |
59.363,31 |
11,83% |
59.391,98 |
16,98% |
2 |
Vốn nước ngoài |
57.402,37 |
3.054,70 |
5,32% |
3.766,65 |
6,56% |
(Chi tiết theo Phụ lục số 02 đính kèm)
2. Về giải ngân vốn kế hoạch các năm trước kéo dài chuyển sang năm 2021:
- Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/3/2021 là 5.136,28 tỷ đồng, đạt 9,99% kế hoạch (51.415,28 tỷ đồng).
- Ước thanh toán từ đầu năm đến 30/4/2021 là 7.148,34 tỷ đồng, đạt 13,9% kế hoạch.
3. Về giải ngân vốn kế hoạch năm 2021:
3.1. Lũy kế thanh toán từ đầu năm đến 31/3/2021 là 57.281,73 tỷ đồng, đạt 11,28% kế hoạch[4] (507.795,68 tỷ đồng) và đạt 12,42% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (461.300 tỷ đồng). Trong đó:
+ Vốn trong nước là 56.864,49 tỷ đồng (đạt 12,46% kế hoạch).
+ Vốn nước ngoài là 417,24 tỷ đồng (đạt 0,81% kế hoạch).
3.2. Ước thanh toán từ đầu năm đến 30/4/2021 là 86.010,29 tỷ đồng, đạt 16,94% kế hoạch (507.795,68 tỷ đồng) và đạt 18,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (461.300 tỷ đồng) (cùng kỳ năm 2020 đạt 18,98% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao). Trong đó:
+ Vốn trong nước là 84.970,03 tỷ đồng (đạt 18,62% kế hoạch).
+ Vốn nước ngoài là 1.040,26 tỷ đồng (đạt 2,02% kế hoạch).
Cụ thể như sau:
Đơn vị tính: tỷ đồng
STT |
Nội dung |
Ước thanh toán đến 30/4/2021 |
Tỷ lệ (%) thực hiện |
Tỷ lệ (%) thực hiện (so với KH TTg giao) |
Cùng kỳ năm 2020 |
|
Giải ngân 4T/2020 |
Tỷ lệ (%) so với KH TT giao |
|||||
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) |
(6) |
(7) |
|
TỔNG SỐ (A) + (B) (I) + (II) |
86.010,29 |
16,94% |
18,65% |
89.312,44 |
18,98% |
|
TRONG ĐÓ: - VỐN TRONG NƯỚC |
84.970,03 |
18,62% |
20,74% |
85.759,02 |
20,89% |
|
- VỐN NƯỚC NGOÀI |
1.040,26 |
2,02% |
2,02% |
3.553,42 |
5,92% |
A |
VỐN NSĐP |
58.586,06 |
19,41% |
22,95% |
54.418,98 |
21,72% |
B |
VỐN NSTW |
27.424,22 |
13,31% |
13,31% |
34.893,46 |
15,86% |
- |
Vốn NSTW đầu tư theo ngành, lĩnh vực |
27.424,22 |
13,31% |
13,31% |
32.001,23 |
16,31% |
+ |
Vốn trong nước |
26.383,97 |
17,08% |
17,08% |
28.447,80 |
20,88% |
+ |
Vốn nước ngoài |
1.040,26 |
2,02% |
2,02% |
3.553,42 |
5,92% |
- |
Vốn Chương trình MTQG |
- |
|
|
3.126,92 |
11,44% |
|
Vốn trong nước |
- |
|
|
2.892,24 |
12,17% |
|
Vốn nước ngoài |
- |
|
|
234,69 |
|
I |
BỘ, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG (1+2) (i + ii) |
13.918,54 |
12,90% |
12,90% |
20.584,59 |
19,06% |
1 |
VỐN TRONG NƯỚC |
13.381,13 |
14,66% |
14,66% |
19.262,46 |
22,27% |
2 |
VỐN NƯỚC NGOÀI |
537,41 |
3,23% |
3,23% |
1.322,13 |
6,14% |
i |
Vốn NSNN đầu tư theo ngành, lĩnh vực |
13.918,54 |
12,90% |
12,90% |
20.584,35 |
19,06% |
|
Vốn trong nước |
13.381,13 |
14,66% |
14,66% |
19.262,21 |
22,28% |
|
Vốn nước ngoài |
537,41 |
3,23% |
3,23% |
1.322,13 |
6,14% |
ii |
Vốn Chương trình MTQG |
- |
|
|
0,242 |
3,51% |
|
Vốn trong nước |
- |
|
|
0,242 |
3,51% |
|
Vốn nước ngoài |
- |
|
|
|
|
II |
ĐỊA PHƯƠNG (1+2) (i+ii) |
72.091,74 |
18,03% |
20,40% |
68.727,85 |
18,95% |
1 |
VỐN TRONG NƯỚC |
71.588,89 |
19,61% |
22,48% |
66.496,56 |
20,52% |
2 |
VỐN NƯỚC NGOÀI |
502,85 |
1,44% |
1,44% |
2.231,29 |
5,80% |
i |
Vốn NSĐP |
58.586,06 |
19,41% |
22,95% |
54.418,98 |
21,72% |
ii |
Vốn NSTW bổ sung có mục tiêu cho địa phương |
13.505,68 |
13,77% |
13,77% |
14.308,87 |
12,77% |
|
Vốn trong nước |
13.002,83 |
20,57% |
20,57% |
12.077,58 |
16,43% |
|
Vốn nước ngoài |
502,85 |
1,44% |
1,44% |
2.231,29 |
5,80% |
ii.1 |
Vốn đầu tư theo ngành, lĩnh vực |
13.505,68 |
13,77% |
13,77% |
11.182,19 |
13,21% |
|
Vốn trong nước |
13.002,83 |
20,57% |
20,57% |
9.185,59 |
18,45% |
|
Vốn nước ngoài |
502,85 |
1,44% |
1,44% |
1.996,60 |
5,72% |
ii.2 |
Vốn Chương trình MTQG |
- |
|
|
3.126,68 |
11,44% |
|
Vốn trong nước |
- |
|
|
2.891,99 |
12,18% |
|
Vốn nước ngoài |
- |
|
|
234,69 |
6,56% |
3.3. Nhận xét:
Ước giải ngân kế hoạch vốn 4 tháng đầu năm 2021 đạt 86.010,29 tỷ đồng, bằng 18,65% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2020 (18,98%), trong đó vốn trong nước đạt 20,74%, vốn nước ngoài đạt 2,02%. Như vậy, tốc độ giải ngân vốn ODA là rất thấp, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2020 (5,92%).
- Có 05 Bộ và 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 20% kế hoạch (chi tiết theo Phụ lục số 04 đính kèm), trong đó, một số Bộ, địa phương có tỷ lệ giải ngân cao như: Thái Bình (76,74%), Hà Nam (50,57%), Kiểm toán nhà nước (46,89%); Hưng Yên (43,21%), Thanh Hóa (42,39%), Quảng Ninh (39,62%).
- Hầu hết các bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt thấp, 41/50 Bộ và 26/60 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 15% (chi tiết theo Phụ lục số 03 đính kèm), trong đó có 17 Bộ chưa giải ngân kế hoạch vốn.
4. Tình hình thực hiện các dự án trọng điểm:
4.1. Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành:
Lũy kế vốn đã bố trí cho dự án từ năm 2018 đến năm 2020 là 22.855,035 tỷ đồng: năm 2018 là 4.500 tỷ đồng, năm 2019 là 6.990 tỷ đồng, năm 2020 là 6.705,035 tỷ đồng, năm 2021 là 4.600 tỷ đồng.
Theo số liệu báo cáo của KBNN, lũy kế vốn thanh toán kế hoạch vốn đến 19/03/2021 thời điểm báo cáo là 7.937,035 tỷ đồng/22.855,035 tỷ đồng, đạt 34,73%; trong đó, giải ngân kế hoạch vốn năm 2021 là 673,973 tỷ đồng đạt 14,65%.
4.2. Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020:
- Về tình hình thực hiện:
+ Về công tác GPMB, tái định cư: Đã hoàn thành GPMB và bàn giao 634,7/652,92km (đạt 97,2%); hoàn thành 97/111 khu (đạt 87,4%), còn lại 13 khu đang thi công, dự kiến hoàn thành trong Quý II/2021 và 01 khu thuộc dự án Phan Thiết - Dầu Giây qua địa bàn tỉnh Đồng Nai đang thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự kiến hoàn thành cuối năm 2021 (tỉnh Đồng Nai đã bố trí tạm cư).
+ Đối với 08 dự án thành phần đầu tư công: Đối với 03 dự án đầu tư công ban đầu theo Nghị quyết số 52/2017/QH14 (đoạn Cao Bồ - Mai Sơn; đoạn Cam Lộ - La Sơn; dự án cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu) và 03 dự án được chuyển đổi theo Nghị quyết số 117/2020/QH14 (đoạn Mai Sơn - QL45; đoạn Vĩnh Hảo - Phan Thiết; đoạn Phan Thiết - Dầu Giây) cơ bản đảm bảo tiến độ theo yêu cầu; riêng dự án cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu do có yêu cầu kỹ thuật phức tạp nên cần kéo dài thời gian hoàn thành đến năm 2023; dự án thành phần đoạn Cam Lộ - La Sơn có 11 gói thầu xây lắp; sản lượng đạt 39,6%; 09/11 gói tiến độ chậm; nếu không có giải pháp đặc biệt, sẽ khó hoàn thành theo kế hoạch trong năm 2021. Đối với 02 dự án mới được chuyển đổi theo Nghị quyết số 1213/NQ-UBTVQH14 (đoạn QL45 - Nghi Sơn; đoạn Nghi Sơn - Diễn Châu), đã phê duyệt TKKT và dự toán 07/07 gói thầu xây lắp; đã duyệt HSMT 02/07 gói thầu, 05 gói còn lại dự kiến phê duyệt trong tháng 4/2021, dự kiến khởi công gói thầu đầu tiên trong tháng 6/2021, các gói còn lại trong tháng 7/2021.
+ Đối với 03 dự án đầu tư theo hình thức PPP (Diễn Châu - Bãi Vọt; Nha Trang - Cam Lâm và Cam Lâm - Vĩnh Hảo): Đã hoàn thành công tác lựa chọn nhà đầu tư; quá trình xây dựng HSMT, dự kiến ký hợp đồng các dự án và khởi công trong quý II/2021.
- Về giải ngân: Số vốn giải ngân đến hết ngày 20/4/2021 là 3.334,6/15.038 tỷ đồng, đạt 22,2% kế hoạch năm 2021 được giao.
5. Một số nguyên nhân làm chậm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công:
a) Về công tác giải phóng mặt bằng
- Có sự chênh lệch lớn giữa giá đất Nhà nước thu hồi với giá đền bù của nhà đầu tư theo cơ chế thỏa thuận, dẫn đến nhiều trường hợp có đất thuộc diện được Nhà nước thu hồi yêu cầu bồi thường với giá cao hơn quy định và yêu cầu thỏa thuận;
- Vướng mắc về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đặc biệt là đất lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, rừng tự nhiên; việc đo đạc, kiểm đếm và áp dụng mức đền bù;
- Công tác quản lý đất đai còn lỏng lẻo, đất công bị người dân lấn chiếm, không thể xác định nguồn gốc đất đai của các thửa đất bị thu hồi;
- Quy trình thủ tục pháp lý của công tác thu hồi đất một số nơi chưa chặt chẽ, công khai minh bạch, dẫn đến khiếu nại, khiếu kiện;
- Chính quyền cấp cơ sở ngại va chạm với người dân do không nắm vững các quy định của pháp luật về công tác thu hồi đất;
- Vướng mắc về thủ tục khi bàn giao đất quốc phòng cho các địa phương để thực hiện các dự án đầu tư, đặc biệt là các sân bay.
b) Về công tác đấu thầu
Tồn tại hiện nay trong công tác đấu thầu chủ yếu do các cơ quan thực thi, một số nơi còn chưa minh bạch trong tổ chức đấu thầu, còn trường hợp lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực, ảnh hưởng đến tiến độ thi công.
c) Về công tác thi công
Quá trình thực hiện còn vướng mắc do: (i) Giá vật liệu xây dựng tăng cao so với thời điểm duyệt dự toán; (ii) Thời gian cấp mỏ vật liệu phục vụ thực hiện dự án kéo dài hơn 18 tháng; (iii) Có trường hợp nhà thầu không đủ năng lực thi công theo yêu cầu.
d) Công tác giám sát, đánh giá hiệu quả chưa quan tâm, thực hiện nghiêm túc, kịp thời mặc dù đã được quy định tại Luật Đầu tư công.
e) Đối với các dự án sử dụng vốn nước ngoài:
Giải ngân vốn nước ngoài ước 4 tháng đầu năm 2021 rất thấp (1,05%) và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020 (5,92%). Ngoài các nguyên nhân chung nêu trên, việc chậm giải ngân các dự án sử dụng vốn nước ngoài còn do các nguyên nhân sau:
- Do chưa có khối lượng giải ngân:
Tổng trị giá khối lượng hoàn thành được KBNN xác nhận chỉ đạt 1,7% dự toán do nhiều dự án đang ở giai đoạn mời thầu, đấu thầu, đấu thầu lại, phê duyệt hợp đồng, trình phê duyệt quy hoạch. Bên cạnh đó, một số dự án đã có khối lượng hoàn thành nhưng phải chờ các xác nhận, đối chiếu khối lượng 3 bên giữa chủ đầu tư, nhà thầu, tư vấn nên chưa thể chốt số liệu để kiểm soát chi và đề xuất giải ngân.
- Vướng mắc về thủ tục điều chỉnh các dự án:
Theo quy định hiện nay, việc gia hạn khoản vay hay bất kỳ điều chỉnh Hiệp định vay nào dẫn đến việc điều chỉnh chủ trương đầu tư thì phải thực hiện thủ tục điều chỉnh chủ trương đầu tư trước. Quy trình điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án sử dụng vốn vay nước ngoài thường phức tạp và kéo dài dẫn đến việc một số dự án đã được bố trí vốn nhưng không thể rút vốn do chưa hoàn thành thủ tục điều chỉnh.
- Sự chậm trễ trong việc triển khai thực hiện Dự án:
Việc chậm trễ trong công tác đấu thầu, ký hợp đồng, giải quyết tranh chấp giữa chủ đầu tư và nhà thầu do khác biệt giữa hợp đồng FIDIC (mẫu Hợp đồng do Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn phát hành) và quy định trong nước tiếp tục là vấn đề nổi cộm của nhiều dự án sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi. Nguyên nhân này thuộc trách nhiệm của chủ dự án và ban quản lý dự án.
- Vướng mắc trong triển khai các quy định mới liên quan tới quy trình quản lý định mức đầu tư, thủ tục điều chỉnh dự án, sử dụng vốn dư và cơ chế tài chính của các dự án sử dụng vốn nước ngoài, cơ chế thế chấp tài sản đối với khoản vay lại của các đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 97/2018/NĐ-CP ngày 30/6/2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ.
- Tác động của đại dịch Covid-19 đối với các dự án vốn nước ngoài vẫn còn kéo dài do nhiều hoạt động sử dụng vốn vay ODA và vay ưu đãi đều gắn với yếu tố nước ngoài từ khâu nhập máy móc, thiết bị cho đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu nước ngoài, tư vấn giám sát, Covid-19 dẫn đến việc thời gian nhận được ý kiến không phản đối của các nhà tài trợ kéo dài.
- Các chủ dự án tập trung vào giải ngân theo kế hoạch vốn 2020 được phép kéo dài, chuyển nguồn.
- Chậm giao kế hoạch vốn vay lại: một số địa phương chưa giao kế hoạch vốn cho vay lại, trong khi phải giải ngân theo tỷ lệ.
- Vướng mắc trong việc phải chuyển nguồn để thanh toán các khoản thuế từ nguồn vốn vay nước ngoài sang vốn đối ứng.
III. Về tình hình thực hiện chế độ báo cáo:
- Đến thời điểm báo cáo, có 10/50 Bộ, cơ quan trung ương và 25/63 địa phương báo cáo định kỳ tình hình giải ngân tháng 4/2021, cụ thể như sau:
+ Các Bộ, cơ quan trung ương: Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam; Ngân hàng nhà nước; Bộ Công an; Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Ngoại giao; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; Bảo hiểm xã hội Việt Nam; Tòa án nhân dân tối cao; Thanh tra Chính phủ).
+ Các địa phương: Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Sơn La, Lạng Sơn, Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đắk Nông, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Long An, Tiền Giang, Hậu Giang.
- Một số địa phương hàng tháng đều không có báo cáo đảm bảo thời gian như: Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Quảng Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, Bạc Liêu.
- Nội dung các báo cáo hầu hết còn sơ sài, chưa đánh giá về khó khăn, vướng mắc và kiến nghị các giải pháp thúc đẩy giải ngân.
V. Kiến nghị của Bộ Tài chính:
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch năm 2021 của các dự án, Bộ Tài chính kiến nghị:
1. Đối với các bộ: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Ủy ban dân tộc:
- Khẩn trương gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư danh mục dự án dở dang thuộc Chương trình MTQG Nông thôn mới, Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2016-2020, đề xuất bố trí vốn NSTW năm 2021 cho các dự án này.
- Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu báo cáo chủ trương đầu tư theo quy định trình Chính phủ xem xét, báo cáo Quốc hội để phê duyệt chủ trương đầu tư 02 Chương trình MTQG cho giai đoạn 2021-2025.
2. Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 01/4/2021 của Chính phủ Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2021, đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thành thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý II năm 2021.
- Khẩn trương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép bố trí vốn NSTW năm 2021 đối với các dự án bố trí vốn quá thời gian quy định của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương để hoàn thành dứt điểm.
3. Đối với các bộ, cơ quan trung ương và địa phương
- Các địa phương đẩy nhanh tiến độ lập, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh; trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định; khẩn trương lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, xã.
- Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng và ban hành Chương trình hành động đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công các dự án được giao quản lý với một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm như: (i) Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên; (ii) Đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công; thực hiện nghiệm thu, lập hồ sơ thanh toán ngay khi có khối lượng; (iii) Rà soát, điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn; (iv) Thành lập Tổ công tác thúc đẩy giải ngân vốn trong từng bộ, địa phương để xử lý các điểm nghẽn trong giải ngân vốn đầu tư công gắn với trách nhiệm người đứng đầu; (v) Thực hiện đấu thầu qua mạng theo quy định, bảo đảm công khai, minh bạch, lựa chọn nhà thầu đủ năng lực.
- Đảm bảo công tác tổ chức bộ máy và năng lực quản lý của chủ đầu tư, chủ dự án; nâng cao năng lực của các ban quản lý dự án, đảm bảo triển khai thực hiện các dự án theo tiến độ cam kết; giảm thiểu tình trạng nhà thầu không đủ năng lực; tăng cường đào tạo, tăng cường năng lực, đạo đức và trách nhiệm công vụ của cán bộ làm công tác quản lý dự án, quản lý đầu tư.
- Bố trí đầy đủ, kịp thời vốn đối ứng theo cam kết đối với các dự án ODA; nâng cao hiệu quả công tác chuẩn bị dự án, bảo đảm sẵn sàng thực hiện khi dự án được phê duyệt.
- Có biện pháp quyết liệt kiểm soát giá vật liệu xây dựng, hạn chế tối đa tình trạng thao túng giá, gây ảnh hưởng đến hiệu quả các dự án đầu tư công.
- Chủ động kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch. Có chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các chủ đầu tư, chủ dự án, tổ chức cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở làm chậm tiến độ giao, thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công.
4. Về thực hiện chế độ báo cáo:
- Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ phê bình 38 địa phương và 40 bộ, cơ quan trung ương không nghiêm túc chấp hành chế độ báo cáo tình hình thanh toán và thực hiện vốn đầu tư công năm 2021, đặc biệt là 16 địa phương thường xuyên không báo cáo đảm bảo thời gian quy định.
- Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương nghiêm túc chấp hành chế độ báo cáo tình hình thực hiện, thanh toán vốn đầu tư công theo Thông tư số 15/2021/TT-BTC ngày 18/2/2021 của Bộ Tài chính, trong đó đảm bảo nội dung về thời gian thực hiện, báo cáo rõ nguyên nhân, vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công.
Bộ Tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
[1] Bao gồm 16.000 tỷ đồng vốn Chương trình MTQG chưa được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn.
[2] Vốn Chương trình MTQG là 16.000 tỷ dồng chưa được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch
[3] Không bao gồm 16.000 tỷ đồng vốn Chương trình mục tiêu quốc gia chưa được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch.
[4] Bao gồm kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao là 461.300 tỷ đồng và kế hoạch vốn cân đối ngân sách địa phương triển khai tăng so với kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao là 46.958,883 tỷ đồng
Công văn 4260/BTC-DT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 3 tháng và ước thực hiện 4 tháng năm 2021 do Bộ Tài chính ban hành
Số hiệu: | 4260/BTC-DT |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Tạ Anh Tuấn |
Ngày ban hành: | 28/04/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 4260/BTC-DT về tình hình thanh toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước lũy kế 3 tháng và ước thực hiện 4 tháng năm 2021 do Bộ Tài chính ban hành
Chưa có Video