BỘ TƯ PHÁP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2007/BTP-BTNN |
Hà Nội, ngày 21 tháng 6 năm 2021 |
Kính gửi: |
- Tòa án nhân dân tối cao; |
Thực hiện Công văn số 10582/VPCP-QHĐP ngày 17/12/2020 của Văn phòng Chính phủ về việc thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 134/2020/QH14 của Quốc hội khóa XIV về tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, chất vấn trong nhiệm kỳ khóa XIV và một số Nghị quyết trong nhiệm kỳ khóa XIII (Nghị quyết số 134/2020/QH14), Bộ Tư pháp đã có Công văn gửi Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Công văn số 234/BTP-VP ngày 27/01/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) về việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác bồi thường nhà nước năm 2021, trong đó có nội dung đề nghị Quý cơ quan “Chỉ đạo các cơ quan thuộc phạm vi quản lý của ngành, địa phương mình khẩn trương giải quyết các vụ việc yêu cầu bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước theo chỉ đạo tại khoản 15 Điều 2 Nghị quyết số 134/2020/QH14”.
Để có thông tin, số liệu xây dựng Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội về tình hình giải quyết các vụ, việc yêu cầu bồi thường theo quy định Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Bộ Tư pháp trân trọng đề nghị Quý cơ quan, địa phương trong phạm vi quản lý của mình xây dựng Báo cáo theo một số nội dung sau đây:
Quý cơ quan thông tin, báo cáo về tình hình giải quyết các vụ, việc yêu cầu bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong phạm vi quản lý của mình về Bộ Tư pháp, cụ thể:
1.1. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (UBND cấp tỉnh) thông tin, báo cáo về tình hình giải quyết các vụ, việc yêu cầu bồi thường nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án tại địa phương mình đối với các cơ quan sau đây:
- Cơ quan ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tại địa phương và cơ quan khác có trụ sở tại địa phương là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện giải quyết bồi thường.
- Cơ quan ở cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã tại địa phương và cơ quan khác có trụ sở tại địa phương là bị đơn, bị đơn dân sự hoặc người bị kiện trong các vụ án dân sự, vụ án hình sự hoặc vụ án hành chính có nội dung giải quyết bồi thường.
1.2. Tòa án nhân dân tối cao (TANDTC) thông tin, báo cáo về tình hình giải quyết các vụ, việc yêu cầu bồi thường đối với các cơ quan sau đây:
- TANDTC, Tòa án quân sự Trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao, các cơ quan đơn vị trực thuộc TANDTC ở Trung ương là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện giải quyết bồi thường;
- TANDTC, Tòa án quân sự Trung ương, Tòa án nhân dân cấp cao, các cơ quan đơn vị trực thuộc TANDTC ở trung ương là bị đơn, bị đơn dân sự hoặc người bị kiện trong các vụ án dân sự, vụ án hình sự hoặc vụ án hành chính có nội dung giải quyết bồi thường.
1.3. Viện kiểm sát nhân dân tối cao (VKSNDTC) thông tin, báo về tình hình giải quyết các vụ, việc yêu cầu bồi thường đối với các cơ quan sau đây:
- VKSNDTC, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, các cơ quan đơn vị trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở Trung ương là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện giải quyết bồi thường;
- VKSNDTC, Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, các cơ quan đơn vị trực thuộc VKSNDTC ở Trung ương là bị đơn, bị đơn dân sự hoặc người bị kiện trong vụ án dân sự, vụ án hình sự và vụ án hành chính có nội dung giải quyết bồi thường.
1.4. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ (các Bộ) thông tin, báo cáo về tình hình giải quyết các vụ, việc yêu cầu bồi thường đối với các cơ quan sau đây:
- Bộ, Tổng cục, Cục, các đơn vị khác có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng thuộc Bộ theo quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại thực hiện giải quyết bồi thường;
- Bộ, Tổng cục, Cục, các đơn vị khác có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng thuộc Bộ theo quy định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Bộ là bị đơn, bị đơn dân sự hoặc người bị kiện trong vụ án dân sự, vụ án hình sự và vụ án hành chính có nội dung giải quyết bồi thường.
2. Nội dung báo cáo, thông tin
- Nội dung báo cáo tập trung vào việc đánh giá về tình hình thụ lý, giải quyết vụ việc bồi thường nhà nước, những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thụ lý, giải quyết vụ, việc bồi thường nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Quý cơ quan (theo Phụ lục số 01).
- Thông tin về tình hình giải quyết vụ, việc bồi thường nhà nước (theo Phụ lục số 02).
3. Thống kê số liệu vụ việc và gửi báo cáo
3.1. Thời điểm chốt thống kê số liệu vụ việc
- Thống kê các vụ,việc yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường đã được thụ lý nhưng chưa giải quyết và các vụ, việc đã được thụ lý, đang giải quyết tính đến ngày 15/7/2021.
- Thống kê các vụ,việc chưa thụ lý nhưng do các cơ quan liên ngành đang còn có ý kiến khác nhau, tính đến ngày 15/7/2021 (nếu có).
3.2. Gửi thông tin, báo cáo
Thông tin, báo cáo về tình hình giải quyết các vụ, việc yêu cầu bồi thường theo quy định Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đề nghị Quý cơ quan gửi về Bộ Tư pháp (Cục Bồi thường nhà nước), số 58-60 Trần Phú, Ba Đình, Hà Nội, kèm theo file dữ liệu điện tử tới địa chỉ email: btnn@moj.gov.vn trước ngày 01/8/2021 để tổng hợp xây dựng Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2021.
(Nội dung Công văn kèm theo Phụ lục được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ Tư pháp, mục “Chỉ đạo điều hành” để tiện theo dõi và tham khảo).
Bộ Tư pháp trân trọng cảm ơn sự phối hợp của Quý cơ quan./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO
(kèm theo Công văn số
2007/BTP-BTNN ngày 21 tháng 6 năm 2021)
CƠ QUAN BÁO CÁO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
BÁO CÁO
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 134/2020/QH14 VỀ TÌNH HÌNH GIẢI QUYẾT VỤ, VIỆC YÊU CẦU BỒI THƯỜNG NHÀ NƯỚC NĂM 2021 THEO LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC
1. Đánh giá tình hình yêu cầu bồi thường, kết quả giải quyết bồi thường.
2. Đánh giá sự chuyển biến, kết quả thực tế việc giải quyết bồi thường nhà nước so với thời điểm trước khi ban hành Nghị quyết số 134/2020/QH14 ngày 17/11/2020 của Quốc hội khóa XIV.
3. Những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trong việc giải quyết yêu cầu bồi thường (nếu có).
4. Phương hướng, giải pháp, mục tiêu thực hiện trong thời gian tới đối với những vụ việc bồi thường nhà nước chưa được giải quyết.
5. Thông tin về tình hình giải quyết vụ việc bồi thường nhà nước đối với các vụ việc đã được thụ lý1 nhưng chưa giải quyết xong2 trong năm 2020 chuyển sang năm 2021 để tiếp tục giải quyết; Thông tin các vụ việc yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường được thụ lý, giải quyết trong năm 2021 (theo Phụ lục số 02).
(kèm theo Công văn số 2007/BTP-BTNN ngày 21 tháng 6 năm 2021)
CƠ QUAN LẬP
DANH MỤC |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
DANH MỤC VỤ VIỆC GIẢI QUYẾT YÊU CẦU BỒI THƯỜNG
I. Các vụ việc yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường đã được thụ lý nhưng chưa giải quyết và các vụ việc đã được thụ lý, đang giải quyết, tính đến ngày 15/7/2021.
STT |
Họ và tên của người yêu cầu bồi thường (1) |
Địa chỉ của người yêu cầu bồi thường (2) |
Cơ quan giải quyết bồi thường (3) |
Pháp luật áp dụng để giải quyết bồi thường (4) |
Tình hình giải quyết bồi thường (5) |
Chi trả tiền bồi thường (6) |
Khó khăn, vướng mắc (7) |
Ghi chú (8) |
|||
I |
TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH |
||||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
II |
TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÌNH SỰ |
||||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
III |
TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG DÂN SỰ |
||||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
IV |
TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH |
||||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
V |
TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN HÌNH SỰ |
||||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
VI |
TRONG HOẠT ĐỘNG THI HÀNH ÁN DÂN SỰ |
||||||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II. Các vụ việc yêu cầu bồi thường nhưng chưa thụ lý do các cơ quan liên ngành đang còn có ý kiến khác nhau, tính đến ngày 15/7/2021 (nếu có).
STT |
Họ và tên của người yêu cầu bồi thường |
Địa chỉ của người yêu cầu bồi thường |
Ý kiến của liên ngành trong việc thụ lý, giải quyết vụ việc |
Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
Ngày… tháng…. năm…. |
Lưu ý việc điền thông tin về các vụ việc yêu cầu bồi thường, giải quyết bồi thường tại Phụ lục số 02
Cột số 1: Nếu người yêu cầu bồi thường là cá nhân người bị thiệt hại thì ghi họ tên của người bị thiệt hại hoặc người đại diện theo ủy quyền của người bị thiệt hại; đối với trường hợp người bị thiệt hại chết thì ghi họ tên người thừa kế của người bị thiệt hại; đối với trường hợp người bị thiệt hại là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức làm chủ hành vi thì ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của cá nhân đó; nếu người yêu cầu bồi thường là tổ chức thì ghi tên tổ chức và ghi họ, tên của người đại diện theo pháp luật của tổ chức đó.
Cột số 2: Nếu người yêu cầu bồi thường là cá nhân thì ghi đầy đủ địa chỉ nơi cư trú tại thời điểm nộp văn bản yêu cầu bồi thường; nếu người yêu cầu bồi thường là cơ quan, tổ chức thì ghi địa chỉ trụ sở chính của cơ quan, tổ chức đó tại thời điểm nộp văn bản yêu cầu bồi thường.
Cột số 3: Tên cơ quan giải quyết bồi thường là cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại hay Tòa án giải quyết bồi thường theo thủ tục tố tụng dân sự, tố tụng hình sự hoặc tố tụng hành chính.
Cột số 4: Vụ việc được giải quyết theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017 hoặc Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2009 hoặc Nghị quyết số 388/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 17/03/2003 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra hoặc Nghị định số 47 - CP ngày 03/05/1997 về việc giải quyết bồi thường thiệt hại do công chức, viên chức nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng gây ra.
Cột số 5: Thông tin về tình hình giải quyết yêu cầu bồi thường (các nội dung cần nêu gồm: ngày tháng năm có văn bản yêu cầu bồi thường, thụ lý, tạm ứng kinh phí, xác minh, thương lượng, giải quyết bồi thường, V.V.).
Cột số 6: Thông tin vụ việc đã được chi trả tiền bồi thường theo quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực pháp luật của cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ hoặc đã được chi trả theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc vụ việc chưa được chi trả (nêu rõ lý do chưa chi trả).
Cột số 7: Những khó khăn, vướng mắc trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường, chi trả tiền bồi thường.
1 Những vụ việc đã có thông báo thụ lý số... ngày ..tháng..năm ... theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật TNBTCNN năm 2009 và tại khoản 4 Điều 43 Luật TNBTCNN năm 2017 và Mẫu 03/BTNN tại mục 3 Điều 3 Thông tư số 04...);
2 Những vụ việc chưa có quyết định giải quyết bồi thường của cơ quan giải quyết bồi thường hoặc quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.
Công văn 2007/BTP-BTNN phối hợp xây dựng báo cáo thực hiện Nghị Quyết 134/2020/QH14 về công tác bồi thường nhà nước năm 2021 do Bộ Tư pháp ban hành
Số hiệu: | 2007/BTP-BTNN |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tư pháp |
Người ký: | Nguyễn Thanh Tịnh |
Ngày ban hành: | 21/06/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 2007/BTP-BTNN phối hợp xây dựng báo cáo thực hiện Nghị Quyết 134/2020/QH14 về công tác bồi thường nhà nước năm 2021 do Bộ Tư pháp ban hành
Chưa có Video