Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12850/BTC-QLKT
V/v điều chuyển/tạm ứng lợi nhuận từ công ty con lên công ty mẹ và chi phí ủng hộ Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19

Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2021

 

Kính gửi: Công ty cổ phần Thaiholdings

Trả lời công văn số 54/2021/CV-THD đề ngày 21/10/2021 của Quý Công ty về việc hướng dẫn kế toán việc điều chuyển, tạm ứng lợi nhuận từ công ty con lên công ty mẹ và chi phí ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng chống Covid-19, Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

1. Về việc điều chuyển lợi nhuận sau thuế chưa phân phối từ công ty con lên công ty mẹ cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính

1.1- Đối với việc điều chuyển lợi nhuận của các công ty con lên công ty mẹ

Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp (Thông tư số 200) chỉ quy định trường hợp mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Báo cáo tài chính hợp nhất cao hơn mức lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Báo cáo tài chính của riêng công ty mẹ và nếu số lợi nhuận quyết định phân phối vượt quá số lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trên Báo cáo tài chính riêng, công ty mẹ chỉ thực hiện việc phân phối sau khi đã điều chuyển lợi nhuận từ các công ty con về công ty mẹ. Tuy nhiên, khi phân phối lợi nhuận cần cân nhắc đến các khoản mục phi tiền tệ nằm trong lợi nhuận sau thuế chưa phân phối có thể ảnh hưởng đến luồng tiền và khả năng chi trả cổ tức, lợi nhuận của doanh nghiệp (Điểm đ khoản 1 Điều 74).

Đồng thời, Thông tư số 200 cũng quy định việc phân phối lợi nhuận chỉ được thực hiện khi doanh nghiệp có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (khoản 5 Điều 66) và việc phân chia lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo rõ ràng, rành mạch và theo đúng chính sách tài chính hiện hành (Điểm b khoản 1 Điều 74).

Như vậy, pháp luật kế toán không có quy định về việc Công ty mẹ - Công ty Thaiholdings có được quyền chuyển lợi nhuận từ các công ty con lên công ty mẹ hay không mà vấn đề này thuộc thẩm quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp theo quy định của pháp luật liên quan khác (pháp luật về doanh nghiệp, cơ chế tài chính,...). Tuy nhiên, trường hợp việc trả cổ tức, phân phối lợi nhuận của công ty con cho cổ đông, trong đó có công ty mẹ phù hợp với quy định của pháp luật thì việc hạch toán kế toán được thực hiện theo hướng dẫn tại mục 1.2.

1.2- Về việc hạch toán kế toán đối với khoản cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty mẹ và công ty con

Do công văn của Quý Công ty không mô tả rõ là cổ tức, lợi nhuận công ty mẹ được chia từ công ty con có bằng tiền hay không và cổ tức, lợi nhuận được nhận cho giai đoạn trước hay sau ngày đầu tư vào công ty con. Vì vậy, đề nghị Quý Công ty căn cứ vào từng trường hợp cụ thể sau để hạch toán cho phù hợp:

a) Trường hợp công ty con trả cổ tức cho cổ đông (trong đó có công ty mẹ) bằng tiền hoặc tài sản phi tiền tệ

- Công ty con hạch toán việc phân phối cổ tức, lợi nhuận bằng tiền cho các cổ đông theo hướng dẫn tại khoản 3.12 Điều 57 và điểm b khoản 3 Điều 74 Thông tư số 200/2014/TT-BTC.

- Công ty mẹ hạch toán khoản cổ tức, lợi nhuận được chia bằng tiền từ công ty con theo hướng dẫn tại khoản 3.3 Điều 41, điểm a khoản 3 Điều 80 Thông tư số 200/2014/TT-BTC.

b) Trường hợp công ty con trả cổ tức cho cổ đông (trong đó có công ty mẹ) bằng cổ phiếu

- Công ty con là công ty cổ phần hạch toán việc trả cổ tức bằng cổ phiếu cho cổ đông theo hướng dẫn tại điểm c khoản 3 Điều 74 Thông tư số 200/2014/TT- BTC.

- Công ty con không phải là công ty cổ phần khi quyết định bổ sung vốn đầu tư của chủ sở hữu từ lợi nhuận hoạt động kinh doanh thì thực hiện việc hạch toán theo hướng dẫn tại điểm d khoản 3 Điều 74 Thông tư số 200/2014/TT-BTC.

- Công ty mẹ hạch toán cổ tức được chia bằng cổ phiếu từ các công ty con theo hướng dẫn tại điểm h khoản 1 Điều 80 Thông tư số 200/2014/TT-BTC.

2. Về việc hạch toán các khoản chi ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng chống dịch Covid-19 cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính của doanh nghiệp

- Trường hợp Công ty dùng quỹ phúc lợi để chi ủng hộ, việc hạch toán kế toán được thực hiện theo hướng dẫn tại điểm h khoản 3 Điều 63 Thông tư số 200/2014/TT-BTC;

- Trường hợp Công ty không dùng quỹ phúc lợi hoặc nguồn kinh phí khác để ủng hộ thì khi phát sinh các khoản chi ủng hộ, Công ty hạch toán vào chi phí khác theo hướng dẫn tại điểm a khoản 1 Điều 94 Thông tư số 200/2014/TT-BTC.

3. Việc xác định chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản chi ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng chống dịch Covid- 19, đề nghị Quý Công ty liên hệ với cơ quan thuế để được hướng dẫn cụ thể.

Trên đây là ý kiến của Bộ Tài chính, đề nghị Quý Công ty nghiên cứu, thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lãnh đạo Bộ (để báo cáo);
- Vụ Pháp chế;
- Lưu VT, Cục QLKT (5b)

TL. BỘ TRƯỞNG
KT. CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ GIÁM SÁT
KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN
PHÓ CỤC TRƯỞNG





Trịnh Đức Vinh

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 12850/BTC-QLKT năm 2021 về điều chuyển/tạm ứng lợi nhuận từ công ty con lên công ty mẹ và chi phí ủng hộ Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 do Bộ Tài chính ban hành

Số hiệu: 12850/BTC-QLKT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Tài chính
Người ký: Trịnh Đức Vinh
Ngày ban hành: 10/11/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 12850/BTC-QLKT năm 2021 về điều chuyển/tạm ứng lợi nhuận từ công ty con lên công ty mẹ và chi phí ủng hộ Quỹ vắc xin phòng chống Covid-19 do Bộ Tài chính ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…