BỘ
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8442/BNN-TY |
Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2018 |
Kính gửi: Đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo báo cáo của các địa phương, trong gần 10 tháng đầu năm 2018, các dịch bệnh nguy hiểm trên gia súc, gia cầm đã cơ bản được kiểm soát tốt; chỉ xảy ra một số ổ dịch Cúm gia cầm, Lở mồm long móng và Tai xanh ở mức độ nhỏ lẻ, rải rác tại các hộ chăn nuôi; đối với bệnh Dại, cả nước đã có 68 trường hợp người tử vong tại 25 tỉnh, thành phố (tăng 01 trường hợp so với cùng kỳ năm 2017). Tuy nhiên, kết quả chủ động giám sát cho thấy, các loại mầm bệnh nêu trên còn lưu hành với tỷ lệ tương đối cao ở nhiều địa phương trong phạm vi cả nước; các loại mầm bệnh có thể phát triển và gây ra các ổ dịch bệnh trong thời gian tới là rất cao, trong khi tỷ lệ tiêm phòng các bệnh còn khá thấp, chưa đủ mức bảo hộ đàn động vật an toàn với dịch bệnh; công tác thông tin, tuyên truyền, thực hành vệ sinh, khử trùng,... còn rất nhiều hạn chế.
Ngoài ra, theo thông tin của Tổ chức Thú y thế giới (OIE) và Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực của Liên hợp quốc (FAO) cho thấy bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đã và đang xảy ra ở nhiều nước trên thế giới; trong đó tại Trung Quốc, dịch bệnh đã xảy ra tại 11 tỉnh, thành phố, bao gồm cả tỉnh Vân Nam giáp biên giới với Việt Nam. Do đó, nguy cơ xâm nhiễm bệnh này vào Việt Nam là rất cao. Các loại dịch bệnh có tác động xấu đến phát triển chăn nuôi bền vững, ảnh hưởng đến chất lượng, vệ sinh an toàn dịch bệnh đối với các sản phẩm chăn nuôi tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Thực hiện quy định của Luật thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thú y, trong đó có các quy định rất cụ thể về nội dung kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật; cũng như các quyết định phê duyệt Chương trình, Kế hoạch quốc gia phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm ở động vật (Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Dại,...); các chương trình, kế hoạch chủ động giám sát phát hiện sớm, cảnh báo và xây dựng các chuỗi cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh để đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu; đặc biệt là Công điện số 1194/CĐ-TTg ngày 12/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung triển khai các biện pháp ngăn chặn bệnh Dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo các Sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức xây dựng, trình phê duyệt và bố trí kinh phí để chủ động triển khai có hiệu quả Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn tại địa phương trong năm 2019 và các năm tiếp theo.
Nội dung Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn đã được quy định cụ thể tại Luật thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thú y (Thông tư số 07/2016/TT-BNNPTNT ngày 31/5/2016 quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn, Thông tư số 14/2016/TT-BNNPTNT ngày 02/6/2016 quy định vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh) và các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Đề nghị các địa phương hoàn thành nhiệm vụ và gửi bản Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn năm 2018 về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Thú y) trước ngày 30/11/2018 để theo dõi, phối hợp chỉ đạo và tổ chức thực hiện.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện./.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Công văn 8442/BNN-TY năm 2018 về chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn năm 2019 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 8442/BNN-TY |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Hà Công Tuấn |
Ngày ban hành: | 29/10/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 8442/BNN-TY năm 2018 về chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và bố trí kinh phí phòng, chống dịch bệnh động vật trên cạn năm 2019 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video