BỘ NÔNG NGHIỆP |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 8239/BNN-TY |
Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2022 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn về thú y và phản ánh của các cơ quan truyền thông, thời gian qua hiện tượng buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò qua biên giới miền trung và miền nam vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp, đặc biệt là biên giới với Lào, Campuchia làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm như bệnh Lở mồm long móng (LMLM), Viêm da nổi cục (VDNC),… không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm, có nguy cơ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước, sức khỏe người dân.
Để khẩn trương chấm dứt tình trạng nêu trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp kiểm soát buôn bán, vận chuyện trái phép trâu, bò sản phẩm từ trâu, bò vào Việt Nam theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (tại các Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22/10/2020 về việc phê duyệt “Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh Lở mồm long móng, giai đoạn 2021 -2025” và Quyết định số 1814/QĐ-TTg ngày 28/10/2021 về việc phê duyệt “Kế hoạch quốc gia phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò, giai đoạn 2022 -2030”), đặc biệt cần tập trung một số nội dung sau:
1. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò sản phẩm từ trâu, bò vào Việt Nam; bảo đảm sớm chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép trâu, bò vào Việt Nam tại các đường mòn, lối mở,…đặc biệt tại các vùng biên giới với các nước Lào, Campuchia.
2. Giao các cơ quan chức năng của địa phương thành lập các chuyên án, điều tra, đấu tranh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò sản phẩm từ trâu, bò vào Việt Nam.
3. Trường hợp bắt được các lô hàng trâu, bò sản phẩm từ trâu, bò vận chuyển bất hợp pháp thì phải tiêu hủy theo quy định.
4. Chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y Trung ương đóng tại địa phương và cơ quan thú y địa phương.
5. Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại địa phương tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán trái phép trâu, bò vào Việt Nam.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Thú y: (i) Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra tình trạng buôn bán, vận chuyển, giết mổ trâu, bò; (ii) Tổ chức, chỉ đạo cơ quan chuyên môn về thú y triển khai giám sát dịch bệnh động vật, sử dụng chất cấm trên trâu, bò nhập khẩu và nghi nhập lậu trái phép vào Việt Nam. Trong đó chú trọng kiểm tra lâm sàng, tổ chức lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra nhanh việc sử dụng chất cấm đối với trâu, bò nhập khẩu. Trường hợp kiểm tra nhanh mẫu nước tiểu cho kết quả nghi ngờ hoặc dương tính, phải dừng ngay việc giết mổ và gửi mẫu đến Phòng thử nghiệm để xét nghiệm khẳng định, làm căn cứ xử lý theo quy định.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm các nội dung nêu trên; thông báo về Bộ Nông nghiệp và PTNT các vấn đề phát sinh để phối hợp xử lý kịp thời./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
Công văn 8239/BNN-TY năm 2022 về tăng cường kiểm soát vận chuyển trâu, bò qua biên giới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 8239/BNN-TY |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 07/12/2022 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 8239/BNN-TY năm 2022 về tăng cường kiểm soát vận chuyển trâu, bò qua biên giới do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video