Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6373/BNN-TCTS
V/v trả lời kiến nghị của cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 1, Quốc hội khóa XV

Hà Nội, ngày 26 tháng 10 năm 2021

 

Kính gửi: Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã nhận được kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng, do Văn phòng Chính phủ chuyển đến theo công văn số 6230/VPCP, ngày 07 tháng 9 năm 2021, nội dung kiến nghị như sau:

Nội dung kiến nghị (Câu số 29)

Kiến nghị ban hành các cơ chế, chính sách đủ mạnh, bảo đảm tính khả thi để khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia khai thác, chế biến thủy hải sản gắn bảo vệ quốc phòng, an ninh biển, hải đảo.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xin trả lời như sau:

1. Để triển khai thực hiện Quyết định số 339/QĐ-TTg ngày 11 tháng 3 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược Phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 cũng như khắc phục những tồn tại, hạn chế; tái cơ cấu lại khai thác thủy sản nước ta đảm bảo phát trin bền vững, có hiệu quả, có kiểm soát; phát huy tối đa hiệu quả các nguồn lực, các hoạt động hỗ trợ phục vụ cho khai thác thủy sản; gắn khai thác với bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái, góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biển đảo của tổ quốc và hội nhập quốc tế; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương xây dựng Chương trình Quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bn vững theo quan điểm và định hướng sau:

(1) Phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững trên cơ sở giảm dần cường lực khai thác; tổ chức lại sản xuất trên các vùng biển, cơ cấu lại đội tàu, cơ cấu nghề khai thác hợp lý, thực hiện chuyển đổi nghề, kiêm nghề phù hợp với điều kiện tự nhiên, nguồn lợi thủy sản, đặc điểm kinh tế - xã hội từng vùng;

(2) Hình thành chuỗi giá trị khai thác thủy sản trên cơ sở vừa hỗ trợ đầu vào, vừa chủ trọng hỗ trợ kết nối đầu ra để nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng và hiệu quả khai thác. Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, cơ giới hóa, hiện đại hóa tàu cá; giảm thiểu tổn thất sau thu hoạch; đảm bảo an toàn thực phẩm cho tàu cá, điều kiện sống và làm việc của thuyền viên phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư phát triển khai thác thủy sản; hình thành một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn để hợp tác khai thác viễn dương;

(3) Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển nhằm chủ động cảnh báo, kịp thời ứng phó với các sự cố, rủi ro, thiên tai trên biển. Đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển, tham gia hiệu quả công tác hỗ trợ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.

2. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 67/2014/NĐ-CP và Nghị định số 17/2018/NĐ-CP ngày 02/2/2018 của Chính phủ nhằm xử lý, khắc phục những tồn tại, hạn chế; trong đó có các chính sách sau:

“(1) Tiếp tục hỗ trợ lãi suất vốn vay đối với chủ tàu đóng mới, nâng cấp tàu cá đã thực hiện theo quy định tại Điều 4 Nghị định 67/2014/NĐ-CP;

(2) Cho phép chuyển đổi chủ tàu không còn khả năng tiếp tục thực hiện dự án đóng mới, nâng cấp tàu hoặc chủ tàu đã hoàn thành đóng mới, nâng cấp nhưng không còn đủ năng lực để hoạt động khai thác hải sản, chủ tàu mới tiếp tục được hưởng hỗ trợ lãi suất khi nhận bàn giao tàu và khoản nợ vay từ chủ tàu cũ;

(3) Cho vay vốn lưu động đối với chủ tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét trở lên có giấy phép khai thác thủy sản còn hiệu lực;

(4) Chính sách bảo hiểm, nâng mức hỗ trợ bảo hiểm thân tàu và hỗ trợ bảo hiểm thuyền viên;

(5) Chính sách hỗ trợ một lần chi phí duy tu, sửa chữa định kỳ đối với tàu cá vỏ thép;

(6) Chính sách hỗ trợ nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ cao;

(7) Chính sách đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên tàu cá, kỹ thuật khai thác, bảo quản sản phẩm theo công nghệ tiên tiến trên tàu cá;

(8) Hỗ trợ chuỗi giá trị, bảo quản sản phẩm nâng cao hiệu quả;

(9) Đầu tư cho các khu bảo tồn, hỗ trợ đồng quản lý, chuyển lao động khai thác sang nghề khác để giảm áp lực đối với nguồn lợi thủy sản”.

Dự thảo Nghị định đang được xin ý kiến góp ý của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan để hoàn thiện và trình Chính phủ xem xét, ban hành trong Quý I năm 2022.

Trên đây là trả lời của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với kiến nghị của cử tri thành phố Hải Phòng; trân trọng cảm ơn cử tri thành phố Hải Phòng đã quan tâm đến sự phát triển của ngành nông nghiệp, nông thôn; xin gửi tới Đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hải Phòng để trả lời cử tri./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng;
- Ban Dân nguyện;
- Văn phòng Chính phủ (Vụ QHĐP);
- VP Bộ (Phòng Tổng hợp);
- Lưu: VT, TCTS.

BỘ TRƯỞNG




Lê Minh Hoan

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 6973/BNN-TCTS năm 2021 về khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia khai thác, chế biến thủy hải sản gắn bảo vệ quốc phòng, an ninh biển, hải đảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Số hiệu: 6973/BNN-TCTS
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký: Lê Minh Hoan
Ngày ban hành: 26/10/2021
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 6973/BNN-TCTS năm 2021 về khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia khai thác, chế biến thủy hải sản gắn bảo vệ quốc phòng, an ninh biển, hải đảo do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…