BỘ
KHOA HỌC VÀ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3050/BKHCN-ĐTG |
Hà Nội, ngày 28 tháng 9 năm 2018 |
Kính gửi: Công ty Honda Việt Nam
Bộ Khoa học và Công nghệ nhận được Công văn số 9173/VPCP-ĐMDN ngày 21 tháng 9 năm 2018 về việc đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ nghiên cứu và trả lời kiến nghị của Công ty Honda Việt Nam. Sau khi nghiên cứu nội dung kiến nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ có ý kiến như sau:
1. Về Điều khoản chuyển tiếp quy định tại Điều 42 Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ quy định đối với trường hợp gia hạn các hợp đồng chuyển giao công nghệ được các bên ký kết trước ngày 01 tháng 7 năm 2018 thuộc trường hợp phải đăng ký chuyển giao công nghệ. Còn đối với các trường hợp sửa đổi, bổ sung hợp đồng chuyển giao công nghệ ký kết trước ngày 01 tháng 7 năm 2018, các bên có quyền đăng ký hoặc không đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
2. Về quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 76/2018/NĐ-CP “việc kiểm toán giá thực hiện thông qua hình thức thẩm định giá công nghệ quy định thực hiện thông qua hình thức thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu của cơ quan quản lý thuế”, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về thuế, nếu cơ quan quản lý thuế phát hiện có dấu hiệu chuyển giá, trốn thuế thì có quyền yêu cầu thực hiện kiểm toán giá. Việc xây dựng trình tự, thủ tục này sẽ do cơ quan quản lý thuế thực hiện.
3. Về cách hiểu thuật ngữ “công nghệ”, theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật Chuyển giao công nghệ năm 2017, trường hợp bản vẽ thiết kế showroom, phần mềm máy tính để quản lý, lưu trữ dữ liệu về sản phẩm, không dùng trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm thì không được coi là công nghệ.
4. Đối với việc cung cấp thông tin theo mẫu Đơn đăng ký chuyển giao công nghệ của Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 76/2018/NĐ-CP
4.1. Về tên công nghệ: Là tên công nghệ cụ thể mà Bên giao sẽ chuyển giao cho Bên nhận, tên công nghệ phải thể hiện một cách khái quát nhất công nghệ mà Bên giao chuyển giao cho Bên nhận, ví dụ: công nghệ sản xuất xi măng lò quay bằng phương pháp ướt.
4.2. Lĩnh vực công nghệ chuyển giao: Áp dụng Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để bảo đảm tính thống nhất.
4.3. Về giá trị chuyển giao công nghệ
Mỗi một hợp đồng chuyển giao công nghệ, khi các bên thương thảo và ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ đều phải xác định một mức phí, phương thức thanh toán cụ thể cho nội dung chuyển giao. Trong trường hợp Quý Công ty nêu, từng thời điểm có một mức xác định khác nhau, do vậy, khi đăng ký chuyển giao công nghệ cũng phải dựa vào đối tượng, nội dung chuyển giao và thời điểm cụ thể để cung cấp thông tin về giá trị của từng đối tượng chuyển giao.
4.4. Về sản phẩm công nghệ
- Tiêu chuẩn chất lượng là tiêu chí được xác định đối với bất cứ sản phẩm nào được sản xuất và bán ra thị trường, tiêu chí này gắn với trách nhiệm của Bên giao công nghệ đối với Bên nhận công nghệ trong chuyển giao công nghệ, do vậy, không thể ghi chung chung như đề xuất của Công ty.
- Sản lượng là số sản phẩm dự kiến sản xuất ra do áp dụng công nghệ chuyển giao (theo năm sản xuất hoặc số năm tương ứng với thời hạn hợp đồng chuyển giao công nghệ) theo thỏa thuận của các bên trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
Trên đây là một số ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ, xin gửi Quý Công ty để nghiên cứu và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
|
KT.
BỘ TRƯỞNG |
Công văn 3050/BKHCN-ĐTG năm 2018 kiến nghị về hợp đồng chuyển giao công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Số hiệu: | 3050/BKHCN-ĐTG |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Khoa học và Công nghệ |
Người ký: | Trần Văn Tùng |
Ngày ban hành: | 28/09/2018 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 3050/BKHCN-ĐTG năm 2018 kiến nghị về hợp đồng chuyển giao công nghệ do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Chưa có Video