BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1965/BNN-TY |
Hà Nội, ngày 18 tháng 3 năm 2020 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Thực hiện chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp, các doanh nghiệp và người chăn nuôi đã triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP). Kết quả, đến nay đã cơ bản kiểm soát tốt dịch bệnh, cả nước có trên 99% số xã có dịch đã qua 30 ngày; các địa phương, doanh nghiệp đã tổ chức thành công nhiều mô hình chăn nuôi an toàn sinh học ở các cấp độ khác nhau, bảo đảm không bị nhiễm bệnh DTLCP; nguồn lợn giống hiện có cơ bản cung cấp đủ cho người chăn nuôi; lượng thức ăn chăn nuôi đáp ứng đầy đủ và kịp thời cho nhu tái đàn, tăng đàn lợn; bảo đảm điều kiện cho việc tổ chức tái đàn lợn, tăng đàn lợn.
Thực hiện Nghị quyết số 85/2019/QH14 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2020, trong đó có các giải pháp nhằm kiểm soát tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) bình quân dưới 4%; chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu bảo đảm nguồn cung thịt lợn để sớm giảm giá thịt lợn xuống mức hợp lý, không làm ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô và chỉ số CPI, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền các cấp tập trung tổ chức phòng, chống dịch bệnh, đồng thời đẩy mạnh việc tái đàn, tăng đàn lợn bảo đảm an toàn dịch bệnh, trong đó tập trung vào những nội dung sau:
1. Thành lập các tổ công tác bao gồm các cán bộ kỹ thuật trực tiếp đến các địa phương để tổ chức rà soát, công bố hết bệnh DTLCP theo quy định, hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người chăn nuôi đẩy mạnh việc tái đàn lợn, tăng đàn lợn theo nguyên tắc bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 5329/BNN-CN ngày 25/7/2019, Công văn số 4249/HD-BNN-TY ngày 18/6/2019 và Công văn số 13/BCĐDTLCP ngày 19/12/2029).
2. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở sản xuất lợn giống tại địa phương tăng cường việc nhân giống, cung ứng lợn giống có chất lượng và an toàn dịch bệnh cho người chăn nuôi để thực hiện việc tái đàn, tăng đàn lợn.
3. Tổ chức thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, ở nhiều cấp độ, nhất là thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở về các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, tái đàn lợn, tăng đàn lợn; tránh tình trạng găm lợn, đẩy giá tăng cao quá mức; bảo đảm hoài hòa lợi ích của người chăn nuôi, người phân phối, cung ứng dịch vụ và người tiêu dùng.
4. Chỉ đạo các tổ chức tín dụng, ngân hàng có chính sách ưu tiên tín dụng, ưu tiên người chăn nuôi bị thiệt hại vì bệnh DTLCP được vay vốn để khôi phục sản xuất, tái đàn lợn, mở rộng mô hình chăn nuôi lợn an toàn dịch bệnh theo các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tại Công văn số 1901/NHNN-TD ngày 21/3/2019 và Công văn số 4666/NHNN-TD ngày 19/6/2019 về việc hỗ trợ khách hàng vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của bệnh DTLCP.
5. Định kỳ hằng tháng báo cáo kết quả phòng, chống dịch bệnh; kết quả tái đàn, tăng đàn và thực hiện các giải pháp kiểm soát giá thịt lợn tại địa phương.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị đồng chí Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm chỉ đạo thực hiện các nội dung nêu trên và thông báo về Bộ Nông nghiệp và PTNT các vấn đề phát sinh để phối hợp, xử lý kịp thời./.
Nơi nhận: |
KT. BỘ TRƯỞNG |
Công văn 1965/BNN-TY năm 2020 về tổ chức hướng dẫn tái đàn, tăng đàn lợn bảo đảm an toàn sinh học do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Số hiệu: | 1965/BNN-TY |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
Người ký: | Phùng Đức Tiến |
Ngày ban hành: | 18/03/2020 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 1965/BNN-TY năm 2020 về tổ chức hướng dẫn tái đàn, tăng đàn lợn bảo đảm an toàn sinh học do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Chưa có Video