Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 143/UBDT-CSDT
V/v báo cáo kết quả thực hiện CSDT giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất khung CSDT giai đoạn 2016 - 2020.

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2016

 

Kính gửi: Văn phòng Chính phủ

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về kết quả rà soát chính sách dân tộc giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020 (tại Thông báo số 7146/VPCP-V.III ngày 10/9/2015 của Văn phòng Chính phủ) “Giao Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì phi hợp với y ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan, cùng với việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 231/TB-VPCP ngày 20/7/2015, thực hiện tổng hợp chung kết quả rà soát chính sách dân tộc và chính sách giảm nghèo của các Bộ, ngành liên quan, phát hiện nội dung trùng lắp, chồng chéo, không phù hợp, không khả thi; trên cơ sở đó đề xuất khung hệ thống chính sách dân tộc và chính sách giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020; dự kiến phân công các Bộ, ngành xây dựng và trình ban hành các chương trình, dự án, chính sách cụ thể; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định”, Ủy ban Dân tộc đã tổng hợp báo cáo của 18 Bộ ngành và 47 địa phương xây dựng Báo cáo tổng kết chính sách dân tộc giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất khung hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn 2016 - 2020 (gửi kèm theo báo cáo).

Ủy ban Dân tộc xin gửi Văn phòng Chính phủ xem xét, tổng hợp, trình Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cho ý kiến đạo.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (phối hợp);
- Bộ trư
ng, Chủ nhiệm (để b/c);
- TT, PCN Đỗ Văn Chiến (để bi
ết);
- Các TT,
PCN (để biết);
- Website Ủy ban Dân tộc;
- Lưu: VT, CSDT (3 bản).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM




Sơn Phước Hoan

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT CÁC CHÍNH SÁCH DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2011-2015

Vùng dân tộc thiểu số và miền núi chiếm gn 3/4 diện tích tự nhiên của cả nước, là địa bàn cư trú chủ yếu của 53 dân tộc thiểu số với gần 12,3 triệu người, chiếm 14,2% dân số cả nước. Đây là vùng có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh, môi trường sinh thái, có nhiều tiềm năng và lợi thế về nông, lâm nghiệp, thủy điện, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu. Nhưng cũng là vùng nhạy cảm về an ninh chính trị; kinh tế - xã hội kém phát triển nhất của cả nước.

Đảng và Nhà nước luôn xác định vấn đề dân tộc, công tác dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược quan trọng của cách mạng nước ta; đề ra các chủ trương, chính sách dân tộc, với nguyên tắc cơ bản là: “Bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng giúp nhau cùng phát triển”; xác định rõ những vấn đề cần ưu tiên để đảm bảo phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN). Để thực hiện chủ trương này, nhiều chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đã được ban hành nhằm thu hẹp Khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền. Nội dung, hệ thống chính sách thực hiện khá toàn diện, tác động đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đối tượng, hệ thống chính sách bao phủ cả địa bàn, khu vực đến hộ gia đình và một số dân tộc cụ thể. Nguồn lực thực hiện chính sách đã tác động trực tiếp đến đời sống kinh tế - xã hội; cơ sở hạ tầng từng bước được tăng cường; giảm tỷ lệ hộ nghèo; đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng lên. Nhờ vậy, diện mạo vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã có những thay đổi căn bản, nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Tuy nhiên, cho đến nay vùng DTTS&MN vẫn là vùng khó khăn nhất cả nước. Tỷ lệ đói nghèo cao gấp nhiều lần mức bình quân chung, Khoảng cách giàu nghèo ngày càng giãn rộng; trình độ dân trí thấp; văn hóa truyền thống của một số dân tộc bị mai một dần; có nơi tình trạng tội phạm và các tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, tiềm ẩn nguy cơ đe dọa ổn định xã hội. Các chính sách được ban hành nhiều, nhưng hiệu lực, hiệu quả chưa cao, còn tản mạn, nhiều đầu mối quản lý. Phương thức hỗ trợ của một số chính sách còn chưa phù hợp. Nguồn lực thực hiện chính sách chưa đảm bảo thực hiện các Mục tiêu, cơ chế thực hiện tuy đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng xu thế phát triển. Việc phối hợp tổ chức thực hiện có mặt chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Các chính sách xây dựng và thực hiện giai đoạn 2011 - 2015 còn mang tính nhiệm kỳ, nhiều chính sách kết thúc năm 2015; có chính sách chưa đạt Mục tiêu, nhu cầu còn lớn nhưng đã hết hiệu lực thực hiện. Quy trình xây dựng chính sách chủ yếu theo phương thức từ trên xuống, sự tham gia của người dân chưa nhiều.

Vì vậy, việc tổng kết, rà soát, đánh giá các chính sách dân tộc giai đoạn 2011-2015 nhằm làm rõ những kết quả đạt được, những bất cập, hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng, tổ chức triển khai thực hiện các chính sách là cần thiết, để từ đó đề xuất hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020 cho phù hợp thực tế.

Phần thứ nhất

HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

I. Tổ chức xây dựng hệ thống chính sách.

Thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Chính phủ hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn 2011-2015 được xây dựng có tính chất toàn diện, bao phủ trên tất cả các lĩnh vực, các địa bàn vùng DTTS&MN. Theo Nghị định số 05/2001/NĐ-CP của Chính phủ, chính sách dân tộc được phân chia thành 13 nhóm; giai đoạn 2011-2015 đã được thchế bằng các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ và các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ với 154 chính sách được thể hiện qua 243 văn bản (bao gồm 23 Nghị định, Quyết định sửa đổi - Phụ lục số 1 kèm theo).

Qua thống kê tổng hợp, Hệ thống chính sách giai đoạn 2011 - 2015 được phân chia thành 3 nhóm chính như sau:

- Nhóm chính sách theo dân tộc và chính sách mang tính đặc thù từng dân tộc và nhóm dân tộc (các chính sách theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg “Đề án “phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”, Chỉ thị số 501/CT-TTg về thực hiện một số chính sách đối với người Hoa, Chỉ thị số 06/2004/CT-TTg về tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo an ninh trật tự vùng đồng bào Chăm trong tình hình mới; các chính sách được thể chế hóa trong các quyết định Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện Chỉ thị số 45-CT/TW về một số công tác ở vùng dân tộc Mông, Chỉ thị số 68-CT/TW của Ban Bí thư về công tác ở vùng đồng bào Khmer, Thông tri số 03-TT/TW... của Ban Bí thư về công tác đối với đồng bào Chăm).

- Nhóm chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo vùng, theo địa bàn (gồm 22 văn bản chỉ đạo chung và chính sách).

- Nhóm chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo lĩnh vực, theo ngành (gồm 129 văn bản chỉ đạo chung và chính sách). Nhóm chính sách này được phân thành 8 lĩnh vực về: hỗ trợ phát triển sản xuất; giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm; nước sạch, bảo vệ môi trường sinh thái; hỗ trợ tín dụng; phát triển giáo dục và đào tạo; bảo tồn và phát triển văn hóa, du lịch, thông tin tuyên truyền; y tế, dân số, chăm sóc sức khỏe; củng cố hệ thống chính trị vùng DTTS&MN và phổ biến giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý.

So với giai đoạn 2006 - 2010, số lượng chính sách dân tộc, chính sách cho vùng DTTS&MN giai đoạn 2011-2015 nhiều hơn, tập trung hơn vào 3 khâu đột phá của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Các vấn đề về bảo vệ môi trường, đào tạo nghề - phát triển cán bộ DTTS, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đã được quan tâm nhiều hơn. Hệ thống chính sách thời gian qua đã có sự đổi mới, từng bước đáp ứng sự phát triển KT-XH tại vùng DTTS&MN, nhu cầu, nguyện vọng của người dân.

Các chính sách và văn bản chỉ đạo thực hiện chính sách do Chính phủ ban hành gồm 58 Nghị định/Nghị quyết trong đó có các văn bản nổi bật như: Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 về công tác dân tộc, Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/05/2011 về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020, Nghị quyết 70/NQ-CP ngày 01/11/2012 ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/06/2012 về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020... Đây là những định hướng quan trọng tạo nền tảng cho việc thực thi công tác dân tộc cũng như giải quyết những vấn đề khó khăn bức xúc của người dân và vùng DTTS &MN.

Các chính sách và văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện chính sách do Thủ tướng Chính phủ ban hành gồm 209 quyết định và 04 chỉ thị (trong đó có 34 quyết định sửa đổi). Nổi bật là Chỉ thị số 28/CT-TTg ngày 10/09/2014 về nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác dân tộc, 3 Quyết định về chiến lược công tác dân tộc (Quyết định 449/QĐ-TTg ngày 12/03/2013), chương trình hành động thực hiện chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020 (Quyết định 2356/QĐ-TTg ngày 04/12/2013) và các chỉ tiêu thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào DTTS gắn với Mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 (Quyết định 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015) làm cơ sở cho việc xây dựng cũng như thực hiện chính sách dân tộc.

Thực hiện các Nghị quyết, Nghị định, văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành hơn 100 văn bản, hướng dẫn thực hiện chính sách theo từng lĩnh vực do Bộ, ngành quản lý. Các quy định này cùng với quy định của các Luật, Nghị định có liên quan đã tạo thành hệ thống chính sách đa chiều cùng với nhiều cơ chế, thủ tục, quy trình để thực hiện việc hỗ trợ cho hộ nghèo, vùng DTTS &MN và các địa bàn khó khăn. Qua thực hiện chính sách, đã huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị và người dân tham gia vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, tập trung và lồng ghép nguồn lực thực hiện chính sách dân tộc từ trung ương đến cơ sở.

Các tỉnh, thành phố trong cả nước đã ban hành chính sách và văn bản triển khai thực hiện các chính sách hơn 240 văn bản. Tỉnh ít nhất ban hành 2 văn bản, tỉnh nhiều nhất ban hành 22 văn bản. Một số tỉnh ban hành đề án, kế hoạch, chương trình hành động chuyên đề thực hiện các chính sách dân tộc về giảm nghèo tại các xã, thôn ĐBKK của tỉnh, nâng cao chất lượng giáo dục, bảo tồn văn hóa gắn với phát triển làng nghề và du lịch, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội chung của vùng.... Nhiều địa phương đã đưa chỉ tiêu về giảm nghèo vào nghị quyết phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, xây dựng giải pháp cụ thể và bố trí nguồn lực để tổ chức thực hiện chính sách.

II. Nguồn lực để thực hiện chính sách dân tộc.

Việc thực hiện chính sách dân tộc được xác định trên cơ sở đa dạng hóa nguồn lực, trong đó NSNN là chủ yếu. Ngân sách nhà nước tuy còn khó khăn nhưng cũng đã ưu tiên bố trí nguồn lực kết hợp với nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp và địa phương để hỗ trợ, đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN. Trong 5 năm qua, ngân sách nhà nước đã bố trí đầu tư cho vùng dân tộc và miền núi, các chính sách dân tộc là 135.879,58 tỷ đồng (chiếm 12,8 % kinh phí đầu tư cho nông nghiệp nông thôn[1]). Riêng kinh phí bố trí thực hiện các chương trình, chính sách do Ủy ban Dân tộc trực tiếp quản lý là: 27.144,170 tỷ đồng (chiếm 2,55% kinh phí đầu tư cho nông nghiệp nông thôn - Phụ lục s2: Kết quả thực hiện 9 chính sách do UBDT quản lý kèm theo)

Ngoài nguồn vốn phân bổ hàng năm, trong những năm gần đây Chính phủ quan tâm giành một phần nguồn lực từ nguồn vượt thu, tiết kiệm chi và cân đối NSTW để thực hiện các chính sách an sinh cho vùng DTTS&MN [2]; kêu gọi nhiều doanh nghiệp hỗ trợ đầu tư các công trình hạ tầng phúc lợi trên địa bàn huyện nghèo 30a, xã, thôn đặc biệt khó khăn, xây nhà tình nghĩa, đầu tư hỗ trợ của các doanh nghiệp, đơn vị bộ đội biên phòng, các binh đoàn...

So với các giai đoạn trước, giai đoạn này ngân sách nhà nước đầu tư cho vùng DTTS&MN nhiều hơn, nhưng nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế giảm nhiều, do Việt Nam đã bước vào ngưỡng quốc gia có mức phát triển trung bình. Việc huy động nguồn lực tăng thêm cho Chương trình 135 giảm so với giai đoạn II. Số lượng nhà tài trợ giảm từ 7 nhà tài trợ của giai đoạn trước xuống còn 2 nhà tài trợ, nguồn lực hỗ trợ giảm từ 367 triệu USD (tương đương 6.240 tỷ đồng) xuống còn 38,3 triệu Euro (Khoảng 1.072 tỷ đồng).

III. Kết quả thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2011 - 2015

1. Chính sách do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành.

Trong Báo cáo này Ủy ban Dân tộc tập trung đánh giá kết quả thực hiện chương trình, chính sách phân theo 8 lĩnh vực đang thực hiện tại vùng DTTS và miền núi. Cụ thể:

1.1. Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất

a) Chính sách phát triển sản xuất

Theo báo cáo của các địa phương, đến nay tại các xã ĐBKK đã thực hiện 2.682 mô hình phát triển sản xuất, tổ chức 814 lớp tập huấn về khuyến nông, khuyến lâm và chuyển giao kỹ thuật cho trên 1,3 triệu hộ. Tính đến tháng 12/2015 cả nước có 1.298 xã đạt 19 tiêu chí nông thôn mới (đạt 14,5%). Riêng các xã khó khăn có 183 xã đã nỗ lực vươn lên từ xuất phát Điểm dưới 3 tiêu chí nay đã đạt được 10 tiêu chí.

Giai đoạn 2011 - 2015 có 29 văn bản chỉ đạo chung và chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất được áp dụng tại vùng DTTS&MN. Thông qua các chương trình, chính sách, các hộ đồng bào DTTS được hỗ trợ giống chăn nuôi, hỗ trợ công cụ lao động, máy móc, thiết bị chế biến sản phẩm nông nghiệp; hỗ trợ vật tư, thức ăn gia súc, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật; hỗ trợ tập huấn, tham quan và chuyển giao kỹ thuật... Các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất đã góp phần giúp hộ nghèo, cận nghèo và hộ DTTS phát triển năng lực sản xuất, tăng thu nhập. Cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất chuyển dịch theo nhóm hộ, hình thành dần các mô hình sản xuất có hiệu quả, nhiều sản phẩm từng bước đáp ứng theo nhu cầu thị trường.

Các địa phương đã quan tâm chỉ đạo kiện toàn tổ chức sản xuất thông qua tăng cường hoạt động của các hợp tác xã trong nông nghiệp, tập trung xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả phù hợp với Điều kiện thực tế của địa phương để nhân rộng, giúp người dân tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Một số địa phương đã mạnh dạn phát triển mô hình sản xuất tập trung; hình thành một số mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch ở nông thôn[3].

Bên cạnh kết quả đạt được, hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn vùng DTTS&MN còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng, một số chính sách hỗ trợ sản xuất đối với vùng đồng bào dân tộc có nội dung chưa phù hợp với thực tế, thiếu đồng bộ[4]. Phát triển sản xuất còn theo phong trào, tiềm ẩn nhiều nguy cơ thất bại cho người nông dân. Nhiều sản phẩm đồng bào sản xuất ra không kết nối được với thị trường. Chưa có cơ chế, chính sách và giải pháp thật sự phù hợp cho vùng DTTS&MN nên khó đẩy nhanh tiến độ và hiệu quả xây dựng nông thôn mới cho các khu vực này. Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư về nông thôn mặc dù đã được sửa đổi nhưng chưa đủ sức thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư vào nông nghiệp. Vì vậy, việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển các hình thức liên kết, tiêu thụ sản phẩm, giải quyết việc làm ở nông thôn còn nhiều khó khăn.

b) Chính sách bảo vệ và phát triển rừng.

Công tác bảo vệ và phát triển rừng được triển khai thực hiện qua 10 văn bản chỉ đạo chung và chính sách. Thông qua đó tỷ lệ che phủ rừng được nâng lên, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ được chú trọng. Hộ đồng bào DTTS tham gia bảo vệ rừng từng bước được cải thiện cuộc sống[5]. Các quy định giao rừng gắn liền với giao đất lâm nghiệp đã tạo tâm lý ổn định cho các tổ chức, cá nhân tham gia nhận rừng, khẳng định tính pháp lý của chủ rừng, tạo được động lực cho người dân tham gia trồng và bảo vệ rừng, các chủ rừng yên tâm đầu tư nguồn lực để quản lý, bảo vệ, sử dụng, phát triển rừng và đất lâm nghiệp được giao.

Tuy vậy, trên thực tế chính sách giao đất, giao rừng cũng còn hạn chế:

- Chính sách khoán và bảo vệ rừng còn chồng chéo, thủ tục phức tạp, chưa rõ ràng. Định mức giao khoán thấp, việc lồng ghép khoanh nuôi bảo vệ rừng có nơi chưa thực hiện tốt, đời sống của người dân chưa được đảm bảo. Quy định chế tài đối với hộ nhận khoán để mất rừng chưa cụ thể, nhiều hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng thiếu trách nhiệm dẫn đến mất rừng, một số nơi vẫn xảy ra hiện tượng phá rừng để làm nương rẫy.

- Chính sách hưởng lợi từ tham gia bảo vệ rừng quy định nhiều nhưng với chu kỳ, quy mô sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ. Chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc, có nơi còn có xu hướng coi trọng Mục tiêu xã hội trước mắt, xem nhẹ việc bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ổn định lâu dài. Điều này dẫn đến rủi ro, đất lâm nghiệp và rừng được giao không được sử dụng đúng Mục đích như chuyển đổi sang nông nghiệp. Công tác quản lý của các BQL rừng có nơi còn hạn chế.

c) Chính sách tín dụng.

So với giai đoạn trước, chính sách tín dụng được mở rộng với nhiều đối tượng, loại hình cho vay khác nhau; nguồn vốn, định mức vay đã được tăng lên. Theo số liệu của ngân hàng chính sách xã hội, tính đến thời Điểm 31/5/2015 tổng dư nợ các chương trình tín dụng ưu đãi (12 văn bản chỉ đạo chung và chính sách) thực hiện tại vùng DTTS&MN đạt 135.686 tỷ đồng với hơn 8,4 triệu khách hàng còn dư nợ. Riêng đối với 3 chính sách cho đồng bào DTTS vay vốn do Ủy ban Dân tộc quản lý, có doanh số cho vay đạt 1.430 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 329 tỷ đồng, tổng dư nợ còn 1.098 tỷ đồng[6], đã xóa nợ 2,6 tỷ đồng. Các chính sách tín dụng đã góp phần nâng cao nhận thức của người dân về sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế hộ, góp phần nâng khả năng quản lý tài chính thu chi nông hộ, giúp các hộ biết cách làm ăn. Tuy nhiên, việc triển khai chính sách cho đồng bào DTTS vay vốn còn nhiều khó khăn, hạn chế như:

- Mức vốn vay/hộ để thực hiện chính sách đặc thù thấp; triển khai vốn vay không đồng bộ, chưa chủ động, thiếu tính kịp thời, chưa phù hợp với tình hình thực tế.

- Hiệu quả phối hp giữa hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ của các đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp với hoạt động tín dụng chính sách chưa cao, dẫn đến việc sử dụng vốn của người vay kém hiệu quả.

- Hiện có nhiều chính sách tín dụng được thực hiện tại vùng DTTS và MN. Ngoài chính sách khung là Nghị định số 78/2002/NĐ-CP, hộ đồng bào DTTS nghèo còn được vay theo 11 chính sách tín dụng, trong đó riêng vay để phát triển sản xuất, giải quyết việc làm có 6 chính sách. Đchính sách phát huy hiệu quả tốt cần có cơ chế tích hợp các chính sách tín dụng với định mức, thời gian, lãi suất cho vay thống nhất cho các đối tượng trên cùng một địa bàn.

d) Về triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ.

Việc triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tại vùng DTTS&MN được thực hiện qua các chương trình: Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHCN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 - 2015[7]; Chương trình KHCN 3 vùng Tây Bắc, Tây Nguyên và Tây Nam bộ. Qua triển khai thực hiện các chương trình, nhiều mô hình ứng dụng KHCN có hiệu quả thiết thực đến phát triển kinh tế - xã hội của địa phương như: nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp hàng hóa, hỗ trợ doanh nghiệp ở nông thôn đổi mới công nghệ, hình thành các ngành nghề mới phát huy lợi thế ngành nghề truyền thống địa phương[8]. Chương trình đã tạo được các luận cứ khoa học để đề xuất các mô hình và chính sách quản lý mang tính toàn diện, thống nhất gắn với đặc thù văn hóa và phong tục tập quán của đồng bào, nhiều mô hình sản xuất thử nghiệm thực tế có kết quả tốt, có thể chuyển giao để triển khai ứng dụng. Công tác khuyến nông giúp đồng bào DTTS tiếp cận được các tiến bộ khoa học mới, các thông tin thị trường, giá cả nông lâm thủy sản; các điển hình sản xuất kinh doanh giỏi để nhân rộng sản xuất đại trà; góp phần tăng cường trao đổi giao lưu học tập giữa đồng bào dân tộc vùng sâu với nông dân các vùng khác thông qua các hội thảo diễn đàn; thu hút đưa các nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nghiệp đến với đồng bào DTTS, các vùng sâu, vùng xa để phổ biến kiến thức, chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp đồng bào sản xuất hiệu quả hơn.

Tuy đạt được nhiều kết quả tốt nhưng các mô hình sản xuất chưa thực sự bền vững. Mô hình sản xuất có hiệu quả còn ít, chưa hình thành được các mối liên kết bền vững giữa doanh nghiệp và nông dân. Chưa có chính sách đặc thù về ứng dụng và chuyển giao KHCN phục vụ phát triển KT-XH cho vùng DTTS.

1.2. Chính sách giảm nghèo, đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

a) Các chương trình, chính sách giảm nghèo cho vùng DTTS&MN

Chương trình giảm nghèo vùng DTTS&MN được thực hiện theo Nghị quyết số 80/NQ-CP, Quyết định số 1489/QĐ-TTg và các chương trình, chính sách giảm nghèo khác do các Bộ, ngành theo dõi, quản lý[9]. Qua 5 năm thực hiện, các chương trình, chính sách giảm nghèo tiếp tục hoàn thành Mục tiêu về giảm nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước đã giảm 8,23% so với năm 2010[10]. Dự kiến đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn dưới 5%. Thông qua thực hiện Chương trình 135, đến nay có 80 xã ĐBKK (của 23 tỉnh) và 372 thôn ĐBKK (của 30 tỉnh) hoàn thành Mục tiêu năm 2015 (đạt 80%), có hơn 1,3 triệu hộ nghèo, cận nghèo được hỗ trợ phát triển sản xuất, tăng năng suất cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập[11]. Các chính sách về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, định canh định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, người dân nghèo vùng ĐBKK tuy gặp nhiều khó khăn nhưng đã giúp ổn định cuộc sống cho gần 20 nghìn hộ DTTS còn du canh du cư; hỗ trợ đất ở cho trên 22,4 nghìn hộ và đất sản xuất cho trên 28,7 nghìn hộ; hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề và vay vốn tạo việc làm cho gần 50 nghìn hộ. Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đã đạt được một số kết quả nhất định[12], giúp hộ nghèo xây dựng nhà ở chắc chắn hơn, nhất là nhà tránh lũ, có khả năng phòng tránh bão lụt thay thế cho các căn nhà đơn sơ dột nát; góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững, khơi dậy tinh thần tương thân tương ái đùm bọc người nghèo, giúp đỡ người có công trong cộng đồng dân cư, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân.

Nguồn lực thực hiện chương trình, chính sách giảm nghèo giai đoạn này tăng hơn so với giai đoạn trước, định mức cao hơn. Ngoài nguồn NSNN, các nguồn lực hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, cộng đồng và địa phương cũng được huy động để lồng ghép thực hiện Mục tiêu giảm nghèo chung trên địa bàn DTTS&MN. Nội dung thực hiện chính sách giảm nghèo có bước chuyển biến tích cực từ chỗ giải quyết chính sách cho hộ chuyển sang cho nhóm hộ và cộng đồng. Cơ chế thực hiện chuyển dần từ cho không sang cho vay; những nguyên tắc, cơ chế thực hiện như công khai minh bạch, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, xã có công trình, dân có việc làm và tăng thu nhập, xã làm chủ đầu tư... đã nâng cao vai trò tham gia của người dân trong thực hiện chương trình, chính sách dân tộc.

Bên cạnh kết quả đạt được, các chương trình chính sách gặp không ít khó khăn trong triển khai thực hiện, như: Nguồn lực được bố trí chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, định mức suất đầu tư thấp và cơ cấu phân bổ chưa phù hợp với thực trạng và Điều kiện kinh tế - xã hội của các địa phương vùng ĐBKK. Giải ngân chưa đảm bảo cho các Mục tiêu và kế hoạch được phê duyệt, có chính sách cấp vốn thiếu đồng bộ (vốn đầu tư, vốn sự nghiệp, vốn vay...). Việc xã hội hóa huy động nguồn lực địa phương, các doanh nghiệp, cộng đồng vào tham gia thực hiện chương trình, chính sách cũng còn hạn chế. Các chính sách về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào DTTS và hộ nghèo ở vùng ĐBKK, ngoài khó khăn về ngân sách, còn khó khăn về quỹ đất, thiếu nguồn nước sản xuất, giá đất quá cao so với mức hỗ trợ; việc thu hồi đất của các nông lâm trường để giao cho các hộ DTTS thiếu đất sản xuất không đạt được như mong muốn. Các giải pháp khác để thay thế đất sản xuất bằng chuyển đổi ngành nghề, đào tạo nghề, xuất khẩu lao động, giao khoán bảo vệ và trồng rừng các địa phương triển khai hiệu quả còn thấp. Chưa có chính sách hỗ trợ đối với người DTTS nghèo đến lao động các khu công nghiệp để tìm việc làm hàng năm. Chưa tạo được cơ chế đặc thù trong đầu tư, khó khăn cho cộng đồng tham gia xây dựng công trình cơ sở hạ tầng, tạo việc làm, tăng thu nhập, góp phần đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo trên địa bàn các xã, thôn ĐBKK. Kết quả giảm nghèo chưa vững chắc, tỷ lệ hộ tái nghèo còn cao. Một số nơi tỷ lệ hộ nghèo DTTS vẫn còn rất cao (Miền núi Tây Bắc có tỷ lệ nghèo DTTS là 22,76%, Miền núi Đông Bắc là 11,96%, Tây Nguyên là 10,22%, Bắc Trung bộ 9,26%, Duyên hải miền Trung là 8%)[13]. Năm 2014, hộ nghèo DTTS còn 663.563 hộ, chiếm 46,66% so với hộ nghèo toàn quốc). Chênh lệch giàu - nghèo về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội giữa các vùng, nhóm dân cư có xu hướng gia tăng, nhất là giữa khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên với các vùng còn lại; giữa các DTTS với dân tộc đa số.

b) Chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc m.

Cả nước có nhiều tỉnh, thành phố thực hiện dạy nghề cho đồng bào DTTS, nhiều cơ sở dạy nghề cho học sinh DTTS qua 9 văn bản chỉ đạo chung và chính sách. Trong 5 năm có 437.316 lao động DTTS được hỗ trợ học nghề theo Đề án 1956, chiếm 20,1% tổng số lao động nông thôn được hỗ trợ học nghề[14]. Phần lớn nghề đào tạo cho người DTTS là nông nghiệp (60%). Sau học nghề, người DTTS chủ yếu tiếp tục làm nghề cũ tại địa phương, ít có sự thay đổi về việc làm. Hiện có 1.359 học sinh DTTS tốt nghiệp các trường trung học DTNT được đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng nội trú theo Quyết định 267/2005/QĐ-TTg. Có 12/64 tỉnh, thành phố thực hiện hỗ trợ cho người lao động đi làm việc tại nước ngoài với tổng số lao động xuất khẩu là người DTTS được 1.080 (đạt 0,9% kế hoạch).

Việc thực hiện dạy nghề cho lao động người DTTS chưa đạt hiệu quả, còn nhiều hạn chế: Lao động DTTS được đào tạo nghề còn quá ít, chưa gắn kết giữa nhu cầu nghề cần đào tạo với nghề được đào tạo tại các trường học và trung tâm dạy nghề; bố trí việc làm sau đào tạo nghề còn thấp. Hầu hết người dân tự tìm việc làm sau khi được đào tạo. Các chính sách dạy nghề chưa góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động phù hợp với xu thế phát triển, chưa kết nối thị trường lao động DTTS với đào tạo nghề trong và ngoài nước. Nhiều lao động người DTTS chưa đáp ứng được nhu cầu khắt khe của thị trường tuyển lao động nước ngoài, ý thức chấp hành kỷ luật, tác phong công nghiệp kém dẫn đến bỏ dở công việc, vi phạm hợp đồng lao động. Chính sách đào tạo nghề với định mức hỗ trợ, nội dung, phương pháp dạy nghề... áp dụng chung cho mọi đối tượng thuộc các vùng miền trong cả nước nên thực hiện kém hiệu quả đối với lao động DTTS ở những vùng cao, biên giới, vùng sâu, nhất là đối tượng có trình độ học vấn thấp. Việc phân bổ kinh phí và chỉ tiêu đào tạo nghề chưa đủ để thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng miền, các dân tộc.

1.3. Chính sách nước sạch, bảo vệ môi trường sinh thái

Việc bảo đảm nước sạch và môi trường sinh thái vùng DTTS&MN được thực hiện qua Chương trình quốc gia về nước sạch vệ sinh môi trường nông thôn và các chương trình, chính sách khác (thông qua 2 Nghị định của Chính phủ và 4 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ); đã thu hút nhiều nguồn lực đầu tư từ NSNN, vốn hỗ trợ ODA, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế... Tính đến nay đã xây dựng trên 2 triệu công trình cung cấp nước sạch tập trung; hỗ trợ nước phân tán cho gần 50 nghìn hộ DTTS góp phần nâng tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hp vệ sinh từ 80,5% năm 2012 lên 84,5% và ước đạt 85% năm 2015[15].

Việc thực hiện bảo đảm nước sạch và môi trường sinh thái tuy đạt được kết quả nhất định nhưng tại vùng DTTS, vùng ĐBKK thì mức chênh lệch còn khá cao. Mức độ tiếp cận nước sạch của người dân giữa các vùng còn lớn. Tỷ lệ người dân sử dụng nước sạch ở một số vùng đạt thấp hơn nhiều so với mức trung bình cả nước. Cơ chế chính sách về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn chưa đồng bộ, chính sách còn tản mạn dưới nhiều chương trình, chính sách khác nhau. Việc phân công, phân cấp quản lý chính sách có nơi chưa hợp lý, nên phát huy hiệu quả thực hiện các chương trình, chính sách còn thấp. Riêng đối với chương trình nước sạch theo Quyết định 755/QĐ-TTg chủ yếu chỉ thực hiện công trình nước phân tán, công trình nhỏ lẻ ở địa bàn các xã, thôn bản ĐBKK. Việc lồng ghép vốn từ Chương trình Mục tiêu quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường để thực hiện công trình nước sạch và duy tu bảo dưỡng các công trình tập trung theo quy định tại Quyết định 755 không thực hiện được. Trên thực tế có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc bảo vệ nước sạch và môi trường sinh thái vùng đồng bào DTTS như: Việc xây dựng các công trình thủy điện, khai thác khoáng sản, khu kinh tế, khu công nghiệp... đã ảnh hưởng nhiều đến môi trường sng của đồng bào. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu và nước biển dâng dẫn đến ngày càng có nhiều vùng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng đòi hỏi phải có đầu tư nghiên cứu đối với vùng DTTS & MN để có giải pháp đồng bộ.

1.4. Chính sách giáo dục đào tạo.

Công tác giáo dục ở vùng DTTS&MN đã có nhiều tiến bộ, nhất là phát triển cơ sở giáo dục chuyên biệt; dạy tiếng, chữ DTTS trong các cơ sở giáo dục và dạy cho cán bộ, công chức vùng DTTS&MN; hỗ trợ học tập đối với học sinh, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ở vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK. Thông qua 21 văn bản chỉ đạo chung và chính sách giáo dục đào tạo, dân trí và nguồn nhân lực vùng DTTS&MN được nâng lên. Số lượng cán bộ người DTTS trong hệ thống chính trị cơ sở được tăng cường. Chất lượng giáo dục của các trường PTDTNT và PTDTBT có chuyển biến tích cực[16]. Tỷ lệ huy động học sinh DTTS trong độ tuổi ra lớp tăng, tỷ lệ bỏ học giảm, môi trường học tập ở trường đã giúp học sinh DTTS tiếp cận nhanh hơn với tiếng Việt. Chất lượng giáo dục toàn diện có nhiều chuyển biến rõ rệt, công tác phổ cập giáo dục tiu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS có chất lượng và phát triển ổn định tại vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK. Số lượng học sinh được cử tuyển vào các trường Đại học, cao đẳng từng bước góp phần nâng cao dân trí, khắc phục tình trạng thiếu cán bộ là người DTTS[17]. Việc dạy tiếng DTTS tại các trường được thực hiện ở nhiều tỉnh, thành phố với các tiếng: Chăm, Khmer, Hoa, Êđê, Bahnar, Jrai, Mông... Công tác bồi dưỡng giáo viên dạy 19 thứ tiếng DTTS cho cán bộ công chức ở vùng DTTS&MN góp phần tích cực trong tuyên truyền vận động đồng bào dân tộc, quản lý dân cư, giữ gìn an ninh, quốc phòng, phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo[18].

Tuy đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng nhưng giáo dục vùng DTTS và miền núi còn những hạn chế như:

- Chất lượng nguồn nhân lực ở vùng DTTS&MN vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của cả nước. Tỷ lệ học sinh khá giỏi thấp, chưa đồng đều ở nhiều trưng PTDTNT, PTDTBT.

- Cơ sở vật chất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo. Do địa hình chia cắt, mạng lưới trường lớp phân tán, thiếu trường, lớp mầm non ở các xã vùng DTTS&MN; chất lượng dạy học ở các trường lẻ thấp, không đảm bảo. Do bất đồng ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh cũng ảnh hưởng đến chất lượng nuôi, dạy trẻ.

- Chính sách ưu tiên hỗ trợ học sinh, giáo viên DTTS còn dàn trải, cần tiếp tục sửa đổi, tích hp chính sách. Mức hỗ trợ cho trẻ em, học sinh, sinh viên người DTTS được ban hành dưới nhiều văn bản khác nhau, còn thấp chưa phù hợp với nhu cầu thực tế. Chính sách hỗ trợ học sinh giỏi thi đỗ thẳng vào các trường Đại học tuy đã có nhưng chỉ mới hỗ trợ học bổng, chưa khuyến khích ưu tiên tuyển dụng các em khi tốt nghiệp ra trường. Chính sách hỗ trợ gạo cho học sinh các trường ở khu vực có Điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK đạt được hiệu quả tốt nhưng cũng có mặt hạn chế.

- Một số văn bản quản lý, hướng dẫn về cơ chế thực hiện chính sách phát triển giáo dục dân tộc hiện nay ban hành chưa kịp thời, nội dung khó thực hiện. Sự phối hợp lồng ghép các chính sách trên địa bàn vùng DTTS&MN còn nhiều hạn chế, dẫn đến hiệu quả chưa cao.

- Liên kết đào tạo theo địa chỉ giữa địa phương với cơ sở đào tạo tuy đã có nhưng chưa phát triển. Liên thông các cấp trong trường PTDTNT cấp huyện chưa được rộng khắp.

- Chính sách cử tuyển tuy đã được sửa đổi nhưng chậm được khắc phục trong chất lượng cử tuyển. Việc bố trí công việc cho sinh viên tốt nghiệp vẫn còn khó thực hiện. Kinh phí hỗ trợ cho sinh viên cử tuyển giao cho địa phương chi trả gây khó khăn cho các tỉnh nghèo.

1.5. Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa, du lịch, thông tin tuyên truyền vùng DTTS&MN

a) Chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa, du lịch

Qua nhiều năm thực hiện, chính sách bảo tồn, phát triển văn hóa đối với vùng đồng bào DTTS đã đạt được những thành tựu nhất định: Đời sống văn hóa cơ sở đã có bước phát triển, tuy còn thấp so với đô thị và đồng bằng nhưng đã có những cải thiện rõ rệt. Chương trình Mục tiêu quốc gia về văn hóa đã góp phần quan trọng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc. Nhiều dự án lớn về sưu tm, tư liệu hóa di sản văn hóa được thực hiện. Các thiết chế văn hóa vùng đồng bào DTTS, vùng sâu, vùng xa, biên giới được tăng cường cơ sở vật chất, tổ chức và hoạt động bước đầu có sự đổi mới, phát huy được hiệu quả. Một số di sản văn hóa của vùng đồng bào các DTTS được tôn vinh. Tăng cường giao lưu văn hóa qua các hoạt động mang tính chất vùng, miền góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa dân tộc; củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Xu thế xã hội hóa trong việc tổ chức các hoạt động văn hóa được phát huy.

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, việc triển khai thực hiện chính sách văn hóa ở vùng đồng bào DTTS, cũng còn bất cập, hạn chế:

- Nguồn lực đầu tư hỗ trợ bảo tồn, lưu giữ, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu và nguyện vọng của đồng bào các dân tộc. Đội ngũ cán bộ quản lý và làm công tác văn hóa vùng đồng bào DTTS còn thiếu, yếu. Số lượng nghệ nhân, văn nghệ sĩ tiêu biểu là người DTTS không nhiều.

- Do tác động ảnh hưởng mặt trái của cơ chế thị trường, xu thế mở cửa hội nhập toàn cầu hóa đã ảnh hưởng lớn đến việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nguy cơ phai mờ bản sắc văn hóa rất cao[19].

- Hệ thống các thiết chế và cơ sở vật chất cho hoạt động văn hóa nhìn chung vẫn ở tình trạng xuống cấp, chắp vá, thiếu đồng bộ và hiệu quả sử dụng còn thấp. Việc đưa văn hóa, văn nghệ đến phục vụ đồng bào các dân tộc tuy đã có cố gắng nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Nhiều địa phương vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn thiếu các sản phẩm văn hóa, nhất là các sản phẩm văn hóa có nội dung và hình thức phù hợp với trình độ và thị hiếu của đồng bào.

- Chưa có chính sách khuyến khích phát triển nghề và làng nghề truyền thống cho đồng bào DTTS; các mô hình du lịch Điểm tuy đã được thực hiện nhưng chưa mở rộng, phát huy so với lợi thế của vùng.

- Việc tái định cư các dự án thủy lợi, thủy điện, các công trình kinh tế xã hội, rừng quốc gia nhiều nơi chưa chú trọng đúng mức đến bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các dân tộc.

b) Chính sách thông tin tuyên truyền vùng đồng bào DTTS

Việc tuyên truyền, đưa thông tin về cơ sở vùng đồng bào DTTS&MN được tiến hành rộng rãi, bằng nhiều loại hình, nhiều ngôn ngữ của các DTTS qua các phương tiện thông tin đại chúng. Thông qua 4 văn bản chỉ đạo và chính sách cụ thể, hệ thống thông tin và truyền thông cơ sở đã có chuyển biến đáng kể, đảm bảo thông tin tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đến người dân miền núi, vùng sâu, vùng xa..., từng bước rút ngắn Khoảng cách thụ hưởng thông tin giữa các vùng miền và các đối tượng dân cư khác nhau trên cả nước. Tỷ lệ xã có Điểm truy cập điện thoại công cộng là 97%, tỷ lệ xã có đường truyền cáp quang đến xã đạt 96%. Mạng lưới bưu chính được duy trì với Khoảng 16.000 Điểm giao dịch trong đó có 7.640 Điểm bưu điện văn hóa xã đảm bảo cung cấp dịch vụ gửi, nhận thông tin cho người dân ở vùng sâu, vùng xa. Tăng cường nội dung thông tin qua việc biên tập, sản xuất và phát sóng 4.195 chương trình phát thanh, truyền hình; đặt hàng sáng tác, xuất bản và phát hành quảng bá 1.378.933 ấn phẩm truyền thông phổ biến kiến thức về nông nghiệp, chăm sóc sức khỏe; thiết lập 7 cụm thông tin đối ngoại tại khu vực cửa khẩu quốc tế. Hiện có nhiều mô hình truyền thông quy mô cấp xã đạt hiệu quả tốt cần được phát huy. Bên cạnh kết quả đạt được, việc tuyên truyền phổ biến bằng tiếng dân tộc tuy được tăng cường nhưng còn thấp so với số lượng đồng bào các dân tộc hiện nay. Do một số dân tộc chưa có chữ viết, sinh sống ở vùng sâu, vùng xa chưa có Điều kiện tiếp cận thông tin bằng tiếng dân tộc, cần được tăng cường tuyên truyền bằng các hình thức phù hợp, hiệu quả hơn.

Chính sách cấp miễn phí một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS, vùng ĐBKK theo Quyết định 2472/QĐ-TTg và 1977/QĐ-TTg cơ bản thực hiện tốt, báo chí được cấp đúng đối tượng, số lượng và địa bàn thụ hưởng. 24 ấn phẩm báo, tạp chí của chính sách góp phần tuyên truyền hiệu quả, kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, những gương người tốt việc tốt, những mô hình sản xuất, kinh doanh giỏi được giới thiệu đến đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng cao, miền núi. Tuy nhiên qua triển khai thực hiện, chính sách cũng còn có mặt bất cập. Hiện nay, Ủy ban Dân tộc đã rà soát đánh giá hiệu quả của các đầu báo thực hiện theo Quyết định 2472 để đề xuất chính sách trong thời gian tới cho phù hợp với nhu cầu của đồng bào DTTS.

1.6. Chính sách về y tế, chăm sóc sức khỏe

Mạng lưới y tế ở vùng DTTS&MN tiếp tục phát triển, hệ thống bệnh viện tỉnh - huyện và trạm y tế xã đã được quan tâm đầu tư. 8 văn bản chỉ đạo chung và chính sách về chăm sóc sức khỏe đã được ban hành và triển khai thực hiện[20]. Nhờ đó, đồng bào DTTS, phụ nữ, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân vùng khó khăn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo... ngày càng có nhiều cơ hội được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, đồng bào nghèo được khám chữa bệnh miễn phí và chính sách bảo hiểm y tế được thực hiện đúng quy định. So với giai đoạn trước, số người nghèo, người DTTS tham gia thực hiện khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tăng, đạt 42,909 triệu lượt người, chiếm 24% số người tham gia bảo hiểm y tế trên toàn quốc. Các dịch bệnh sốt rét, bướu cổ cơ bản được khống chế; tuổi thọ tăng; tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm còn 15% (năm 2012 là 16,3%). Thành tựu về giảm suy dinh dưỡng trẻ em nhanh, bền vững và giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em của Việt Nam đã đảm bảo tiến độ thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ.

Tuy nhiên, so với nhu cầu việc chăm sóc sức khỏe nhân dân ở các xã nghèo, xã ĐBKK còn thiếu cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc chữa bệnh và cán bộ y tế. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ. Thiếu cán bộ y tế, nhất là cán bộ có chuyên môn sâu, cán bộ người địa phương[21]. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song hạn chế lớn nhất vẫn là sự chênh lệch về tình trạng sức khỏe và thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe của người nghèo và đồng bào DTTS. Người có BHYT tại vùng DTTS&MN vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận với dịch vụ y tế. Nếu so sánh riêng trong những người nghèo thì khả năng tiếp cận các bệnh viện tuyến trên của người nghèo sống ở miền núi chỉ bằng một phần ba so với người nghèo ở miền xuôi. Nếu xem xét tác động kép giữa yếu tố kinh tế và địa lý thì khả năng tiếp cận cơ sở y tế tuyến trên của người nghèo sống tại miền núi thấp hơn người nghèo sống ở miền xuôi Khoảng 6 lần. Như vậy, khả năng tiếp cận cơ sở y tế của người nghèo vốn đã khó khăn thì đối với người nghèo sống tại miền núi nơi có đông đồng bào DTTS còn khó khăn hơn nhiều. Khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tình trạng sức khỏe sinh sản của phụ nữ ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên còn hạn chế. Tình trạng đẻ tại nhà, đẻ không có cán bộ được đào tạo giúp đỡ còn diễn ra ở một số nơi thuộc vùng DTTS, tỷ lệ thăm khám bà mẹ và trẻ sơ sinh sau đẻ còn thấp[22]. Đây cũng là một trong nguyên nhân khiến tỷ số tử vong mẹ tại các vùng này còn khá cao. Chất lượng dân số trong 16 DTTS rất ít người chậm được cải thiện.

1.7. Chính sách củng cố hệ thống chính trị vùng DTTS&MN

a) Chính sách cán bộ

Việc củng cố, kiện toàn cán bộ vùng DTTS&MN ngày càng được quan tâm, đội ngũ cán bộ người DTTS được tăng cường thông qua 10 văn bản chỉ đạo chung và chính sách thu hút, ưu tiên bố trí, tuyển dụng cán bộ người DTTS. Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức người DTTS và cán bộ công tác trong hệ thống chính trị địa phương được chú trọng[23]. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Bộ Nội vụ, tính đến ngày 30/6/2014, tỷ lệ cán bộ, công chức người DTTS làm việc trong các cơ quan từ Trung ương đến địa phương là 18.116 người, chiếm Khoảng 5% (nữ giới là 4.757 người, chiếm 26%)[24]. Tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Cán bộ, công chức, viên chức người DTTS là 162.120, chiếm Khoảng 14,53% (nữ giới là 79.698, chiếm 49,2%)[25]. Một số địa phương đã quan tâm bố trí, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức người DTTS, tương ứng với tỷ lệ dân số là người dân tộc thiểu số. Cụ thể một số tỉnh: Bắc Kạn (86%), Hà Giang (57%), Hòa Bình (52%), Tuyên Quang, Lai Châu (38%), Thanh Hóa (30%)... Các tỉnh còn lại tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức DTTS thấp hơn nhiều so với tỷ lệ dân số là người DTTS trên địa bàn như: Đắk Lắk (13%), Đắk Nông (9%), Trà Vinh (18%).... Thủ tướng Chính phủ đã ban hành một số đề án nhằm nâng cao chất lượng và tăng cường đội ngũ cán bộ vùng DTTS và vùng ĐBKK như: Đề án thí Điểm tuyển chọn trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch xã ở 62 huyện nghèo, chọn trí thức trẻ tình nguyện về xã tham gia phát triển nông thôn miền núi giai đoạn 2013 - 2020. Các địa phương đã tổ chức luân chuyển, tăng cường hơn 200 cán bộ chủ chốt cho các huyện nghèo; thu hút gn 500 trí thức trẻ, cán bộ chuyên môn kỹ thuật về tham gia tổ công tác tại các xã thuộc huyện nghèo. Đã tuyển chọn, bồi dưỡng, bố trí cho 580 trí thức trẻ về làm Phó Chủ tịch UBND các xã thuộc 64 huyện nghèo, góp phần thực hiện có hiệu quả các chính sách đặc thù trên địa bàn[26].

Thực hiện Nghị định 05/2001/NĐ-CP của Chính phủ về công tác dân tộc, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với Bộ Nội vụ ban hành Thông tư liên tịch số 02/TTLT/BNV-UBDT, làm cơ sở cho các địa phương triển khai áp dụng chính sách đối với cán bộ công chức, viên chức người DTTS.

Mặc dù Chính phủ đã có chính sách ưu tiên trong tạo nguồn, đào tạo, sử dụng đội ngũ cán bộ là người DTTS, nhưng tỷ lệ cán bộ DTTS trong các cơ quan nhà nước còn thấp. Trong khi đó một số lượng lớn học sinh là người DTTS sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng không được bố trí việc làm. Chất lượng đội ngũ cán bộ DTTS còn yếu; một số tỉnh vùng DTTS & MN vẫn còn thiếu cán bộ giáo dục, y tế, khoa học và công nghệ là người DTTS, nhất cán bộ giỏi.

Các chính sách liên quan đến công tác cán bộ vùng DTTS&MN chậm được sơ kết, tổng kết đánh giá. Dn đến một số chính sách không còn phù hợp với sự phát triển và sự thay đổi địa bàn khi phân định vùng DTTS&MN theo trình độ phát triển trong từng giai đoạn. Có chế độ phụ cấp áp dụng đối với cán bộ cơ sở vùng sâu, vùng xa, vùng ĐBKK hiện nay có nhiều văn bản hướng dẫn với các hình thức hỗ trợ phụ cấp khác nhau, không thống nhất nên có địa phương gặp vướng mắc trong triển khai thực hiện nảy sinh thắc mắc, so bì trong cán bộ, nhân dân tại các khu vực trên cùng địa bàn. Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ người DTTS[27] do vậy tỷ lệ cán bộ người DTTS trong cơ quan nhà nước; đoàn thể cấp tỉnh, huyện tỷ lệ thấp, chất lượng còn hạn chế. Chính sách tăng cường cán bộ có trình độ đại học về làm Phó Chủ tịch xã có nơi cũng làm nảy sinh tâm lý so sánh giữa cán bộ tại chỗ với cán bộ tăng cường về chế độ, chính sách đãi ngộ.

Đội ngũ cán bộ trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc mặc dù còn hạn chế, thiếu đội ngũ cán bộ có năng lực, chất lượng nhưng đến nay vẫn chưa có chính sách đặc thù đủ mạnh để thu hút cán bộ làm công tác dân tộc.

b) Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS theo Quyết định 18/2011/QĐ-TTg và Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg.

Theo tổng hợp của các tỉnh, số người có uy tín trong đồng bào DTTS hiện nay có trên 33.000 người. Các tỉnh đã quan tâm triển khai kịp thời, đảm bảo chế độ, chính sách đối với người có uy tín; định kỳ tổ chức hội nghị, tọa đàm, gặp mặt để phổ biến nâng cao kiến thức pháp luật, quốc phòng - an ninh; tổ chức cho người có uy tín đi tham quan học tập, trao đổi kinh nghiệm.... Qua đó, người có uy tín đã thực sự phát huy vai trò, trách nhiệm và có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương; tích cực vận động gia đình và cộng đồng thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Bên cạnh những kết quả đạt được, chính sách này vẫn còn một số bất cập về nội dung, cơ chế, định mức thực hiện; cần được sửa đổi, thay thế cho phù hợp với tình hình thực tế.

1.8. Phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý tại vùng DTTS&MN

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đối với đồng bào DTTS được tổ chức với nhiều hình thức với sự tham gia của cả hệ thống chính trị. Thông qua hoạt động tuyên truyn, phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý, nhận thức pháp luật của người dân được tốt hơn, giúp người dân nông thôn và đồng bào DTTS nâng cao hiểu biết pháp luật, tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, hạn chế thua thiệt khi tham gia các quan hệ kinh tế, dân sự, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn; xóa đói, giảm nghèo.

Việc tuyên truyền được thực hiện đa dạng hóa bằng nhiều hình thức: xây dựng tủ sách pháp luật tại xã, phường, thị trấn; đặt bảng thông tin và hộp tin về trợ giúp pháp lý[28], hội thi tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tuyên truyền qua báo, đài... kết hp với tổ chức trợ giúp pháp lý lưu động, tư vấn pháp luật tại chỗ; tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật, kỹ năng, nghiệp vụ hòa giải và cung cấp tài liệu cho hòa giải viên tại các huyện nghèo của các tỉnh có Điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK đã giúp người dân biết đến quyền được trợ giúp pháp lý của mình và địa chỉ của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý để được giúp đỡ khi có vướng mắc pháp luật.

Qua thực tế triển khai thực hiện, việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trợ giúp pháp lý cho người dân vùng DTTS&MN vẫn còn có mặt hạn chế:

- Có nơi công tác tuyên truyền và phương thức phổ biến pháp luật còn mang tính hình thức, chưa phù hợp với đặc thù vùng DTTS&MN dẫn đến hiệu quả chưa cao. Hoạt động phối hợp giữa các ngành có liên quan chưa thường xuyên, chặt chẽ. Cán bộ thực hiện công tác phbiến, giáo dục pháp luật cho đồng bào DTTS có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa đồng đều. Thiếu đội ngũ cán bộ có chất lượng, nhất là thiếu cán bộ biết tiếng dân tộc, am hiu phong tục tập quán, nắm bắt được tâm lý, có kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng ở vùng DTTS.

- Nội dung chính sách trợ giúp pháp lý theo Quyết định số 59/2012/QĐ-TTg và Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg còn dàn trải, có Điểm chưa phù hợp thực tế. Chưa có nhiều mô hình hỗ trợ pháp lý đin hình để nhân rộng trong vùng DTTS&MN.

2. Chính sách do địa phương ban hành.

Bên cạnh kết quả đạt được từ thực hiện chính sách do Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành, các địa phương cũng xây dựng, triển khai thực hiện các chính sách đặc thù theo yêu cầu thực tế của địa phương. Trong đó tập trung nhiều về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế xã hội theo vùng, phát triển giáo dục, giải quyết việc làm. Nhiều địa phương vận dụng sáng tạo và xây dựng các phương thức hỗ trợ phù hợp đối với người nghèo như phân công các cấp ủy đảng cơ sở, đảng viên, cán bộ chính quyền, đoàn thể theo dõi, kèm cặp, hướng dẫn, chịu trách nhiệm về việc thoát nghèo đối với các hộ nghèo theo địa chỉ cụ thể; một số địa phương thực hiện tốt việc tổ chức đối thoại giữa chính quyền cấp xã với các hộ nghèo; có chính sách khuyến khích, vận động người nghèo tự nguyện đăng ký thoát nghèo; một số địa phương ban hành các cơ chế, chính sách đặc thù riêng như ban hành chuẩn nghèo cao hơn chuẩn nghèo Quốc gia (như: TP Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Đồng Nai...); bổ sung vốn vay ủy thác cho Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay giảm nghèo, bù lãi suất cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo (Lạng Sơn); bổ sung kinh phí khám chữa bệnh, mua bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo (Lào Cai, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh), hỗ trợ thêm tiền ăn, học phí từ ngân sách địa phương cho học sinh nghèo, học sinh người dân tộc thiểu số (Sơn La, Lai Châu, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Cà Mau); xây dựng các mô hình giảm nghèo, đào tạo nghề tại vùng DTTS, vùng ĐBKK (Đăk Nông, Lai Châu, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn)...

Theo số liệu tổng hợp, có nhiều tỉnh thực hiện tốt các chính sách dân tộc do Ủy ban Dân tộc quản lý (đạt trên 90% kế hoạch) - Theo Phụ lục số 4 đính kèm.

Phần thứ hai

ĐÁNH GIÁ CHUNG, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

I. Đánh giá chung kết quả thực hiện chính sách.

1. Ưu Điểm và thành tựu.

Qua tổng hợp, rà soát cho thấy, chính sách dân tộc hiện nay khá đầy đủ, toàn diện trên các lĩnh vực và phủ kín các địa bàn vùng DTTS&MN. Cơ chế chính sách đã từng bước thay đổi về quan Điểm, tư duy, phân cấp mạnh cho địa phương, thể hiện rõ tính công khai, minh bạch trong xây dựng, lập kế hoạch, phân bổ nguồn lực; từ hỗ trợ trực tiếp cho hộ chuyển dần sang hỗ trợ cho cộng đồng, nhóm hộ, từ cho không chuyển sang cho vay. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và sự nỗ lực của người dân, việc triển khai thực hiện hệ thống chính sách dân tộc đã thu được những thành quả quan trọng, nguồn lực đầu tư được ưu tiên hơn so với giai đoạn trước. Nhờ vậy, đã góp phần thay đổi rõ nét bộ mặt nông thôn vùng DTTS&MN, nhất là hạ tầng kinh tế - xã hội. Như Chương trình 135 giai đoạn III đã đầu tư hoàn thành trên 20 nghìn công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, điện sinh hoạt, thủy lợi, trường học, trạm y tế, nhà sinh hoạt cộng đồng và chợ) góp phần tăng cường phục vụ sản xuất và hỗ trợ dân sinh, đảm bảo sự hài hòa giữa nhu cầu của người dân về nâng cao thu nhập và tiếp cận dịch vụ xã hội. Qua thực hiện Chương trình 135, đến nay có 82% số thôn có đường cho xe cơ giới (năm 2010 mới đạt 80,7%), trong đó có 40% thôn có đường giao thông đạt chuẩn; tăng tỷ lệ xã có điện từ 84,6% lên hơn 94% với 95% số hộ được dùng điện. Tỷ lệ xã có trạm y tế đạt chuẩn là 50%; trường học, cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia là 41% [29].

Cùng với xu thế chung của nền kinh tế quốc gia, kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi những năm vừa qua tiếp tục duy trì tăng trưởng và phát triển đáng k. Tốc độ tăng trưởng bình quân của các tỉnh đạt từ 8 đến 10%. Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp các tỉnh vùng DTTS&MN vẫn chiếm trên 50%, bên cạnh đó cơ cấu kinh tế các ngành: dịch vụ, thương mại, du lịch, công nghiệp cũng phát triển theo đặc thù của vùng. Trong ngành nông, lâm nghiệp, ngành chủ đạo của những vùng này đã bước đầu được định hướng phát triển sản xuất hàng hóa, tiếp cận thị trường với những sản phẩm nông nghiệp qua sơ chế như: cao su, tiêu; các sản phẩm tinh chế như: cà phê, chè, thủy hải sản....Có những vùng đã định hướng và quy hoạch phát triển với việc phát huy những lợi thế như: Tây Nguyên là cây công nghiệp, du lịch, Nam bộ là lương thực và thủy, hải sản, cây ăn quả. Thông qua đó, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS đã được nâng cao rõ rệt, tỷ lệ giảm nghèo ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn giảm trung bình 3,5% năm. Cuối năm 2014, số hộ nghèo DTTS còn 663.563 hộ, giảm từ 60% năm 2010 [30] xuống còn 46,66% năm 2014 so với hộ nghèo trên toàn quốc; góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo cả nước từ 14,2% năm 2010 xuống còn 5,97% năm 2014.

Công tác giáo dục ở vùng DTTS&MN đã có nhiều tiến bộ. 100% số xã có trường tiểu học, trung học cơ sở, trong đó 84,6% trường lớp học được xây dựng kiên cố, không còn tình trạng xã trắng về giáo dục, các lớp mẫu giáo cũng bước đầu được hình thành và phát triển ở các xã vùng cao. 100% xã đã đạt chuẩn phổ cập tiểu học, nhiều nơi đã đạt chuẩn phổ cập trung học cơ sở. Loại hình trường nội trú, bán trú đang phát triển, hiện nay cả nước có 294 trường phổ thông dân tộc nội trú với quy mô 80.832 học sinh, 4 trường dự bị đại học với quy mô trên 3.000 học sinh/năm. Tất cả các tỉnh vùng DTTS&MN đều có trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, trường dạy nghề và đào tạo nghiệp vụ trong các lĩnh vực nông nghiệp, quản lý kinh tế, tài chính, giáo dục, y tế,...

Mạng lưới y tế phát triển, hệ thống bệnh viện tỉnh, huyện và trạm y tế xã đã được quan tâm đầu tư, 100% số xã có trạm y tế xã. Đồng bào dân tộc được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ bản, đồng bào nghèo được khám chữa bệnh miễn phí. Các dịch bệnh ở vùng dân tộc và miền núi như sốt rét, bướu cổ cơ bản được khống chế, giảm đáng kể tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng...

Giá trị văn hóa dân tộc được quan tâm bảo tồn và phát huy như: Khôi phục các lễ hội truyền thống, tổ chức liên hoan văn hóa, nghệ thuật, thể thao khu vực, thi trang phục truyền thống các dân tộc Việt Nam... Hạ tầng kỹ thuật phát thanh truyền hình, thông tin liên lạc được quan tâm đầu tư, đến nay đã phủ sóng phát thanh được trên 90% và sóng truyền hình đạt gần 80%, số xã có bưu điện văn hóa xã là 98,7% ...

Hệ thống đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc từ TW đến địa phương từng bước được nâng chất lượng. An ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm. Công tác phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội được tập trung chỉ đạo và đạt được những kết quả tích cực. Chú trọng kiểm tra, giám sát và tổ chức tốt công tác nắm tình hình phát hiện những sơ hở, thiếu sót, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, nhất là chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ở vùng DTTS&MN và những bức xúc của người dân; kịp thời xử lý sai phạm tháo gỡ vướng mắc, không để hình thành các Điểm nóng về an ninh trật tự vùng DTTS&MN. Không để kẻ địch lợi dụng kích động quần chúng chống đối và đấu tranh với ta trên lĩnh vực “dân chủ”, “nhân quyền”. Giải quyết tốt vấn đề di cư tự do theo Chỉ thị số 39/2014/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương, giải pháp giải quyết tình trạng dân di cư tự do. Đảm bảo an ninh trật tự vùng biên giới đất liền góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng biên giới hữu nghị, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc.

2. Những khó khăn, hạn chế.

- Về công tác xây dựng, ban hành văn bản: Các chính sách dân tộc tại thời Điểm ban hành cơ bản là đúng, phù hợp. Tuy nhiên, một số chính sách được xây dựng chưa đảm bảo theo đúng quy trình, dẫn đến có chính sách còn mang tính chủ quan, chưa tính đến đặc Điểm địa bàn, văn hóa đặc thù của đồng bào DTTS. Hệ thống chính sách còn tản mạn, chưa đồng bộ, nhiều văn bản quản lý. Chính sách ban hành trước và sau thiếu sự kết nối về nội dung, nhiệm vụ. Công tác phối hợp giữa các cơ quan trong xây dựng và ban hành văn bản chưa chặt chẽ. Đôi khi chính sách ban hành không kịp thích ứng với xu thế thay đổi của xã hội và chậm được sửa đổi.

- Về nội dung chính sách: Chính sách thường có Mục tiêu lớn, thời gian thực hiện ngắn (thường gắn với nhiệm kỳ), nội dung còn tản mạn ở nhiều văn bản khác nhau nên việc triển khai thực hiện đạt hiệu quả chưa cao. Việc xử lý chuyển tiếp chậm, lúng túng dẫn đến gián đoạn cho đối tượng thụ hưởng. Có một số nội dung chính sách chưa thực sự phù hợp với vùng DTTS&MN, chưa chú trọng đúng mức đến phát triển bền vững theo đặc thù của vùng, bảo vệ môi trường sinh thái và văn hóa của đồng bào dân tộc.

- Về cơ chế thực hiện chính sách còn bất cập như: từng chương trình, chính sách đều có cơ chế quản lý, thanh quyết toán riêng biệt nên khó lồng ghép thực hiện tại địa phương. Thiếu cơ chế khuyến khích đối với các địa phương thực hiện tốt chính sách, các địa phương tự cân đối được nguồn lực bố trí kinh phí thực hiện chính sách dân tộc nhiều hơn và chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý đối với các trường hợp triển khai chậm, kém hiệu quả. Một số chính sách vừa có nội dung đầu tư kết cấu hạ tầng, vừa có nội dung sinh kế và an sinh xã hội nhưng thiếu cơ chế phân bổ nguồn lực để thực hiện đồng bộ các nội dung. Chưa có cơ chế đặc thù để phát huy được nội lực người dân trong quá trình hội nhập, phù hợp với đặc Điểm vùng DTTS&MN.

- Về nguồn lực: Bố trí vốn cho các chính sách tuy có tăng hơn so với giai đoạn trước nhưng chưa thể hiện rõ được tính ưu tiên, không chủ động về kinh phí, chưa đảm bảo cho các Mục tiêu và kế hoạch đã được phê duyệt. Đối với những chính sách do Ủy ban Dân tộc quản lý, nguồn lực bố trí thường chỉ đáp ứng Khoảng 40 - 60% kế hoạch. Việc cấp phát vốn không đủ, cấp chậm, không đồng bộ giữa vốn vay, sự nghiệp và vốn đầu tư đối với một số chính sách đã ảnh hưởng nhiều đến kết quả thực hiện.

Tuy đã có quy trình lập, phân bổ nguồn lực cho các chương trình, chính sách và Chương trình Mục tiêu quốc gia cùng các chính sách khác đều có chủ trương ưu tiên cho vùng đồng bào dân tộc và miền núi nhưng thực tế không đạt được như mong muốn; nguồn vốn bố trí cho các chương trình chính sách chỉ được xác định cụ thể theo từng năm, chưa giao vốn trung hạn, gây lúng túng cho các địa phương, các cơ quan tham gia và cơ quan quản lý trong việc chủ động xây dựng kế hoạch cho các năm tiếp theo và thực hiện phân cấp, trao quyền cho cơ sở, cộng đồng.

Việc lồng ghép nguồn lực của một số chính sách không khả thi như chính sách thay thế hỗ trợ đất sản xuất bằng đào tạo nghề giải quyết việc làm và hỗ trợ nước sinh hoạt bằng nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia. Tổng hợp nguồn lực đầu tư cho vùng DTTS và miền núi gặp nhiều khó khăn, kinh phí thực hiện theo từng chương trình Mục tiêu, chính sách của các Bộ ngành phần lớn không tổng hợp riêng cho vùng DTTS và miền núi, không tách riêng nguồn vốn đầu tư, vốn sự nghiệp, vốn vay, vốn ODA...

Việc huy động nguồn lực từ ngân sách địa phương, từ cộng đồng tuy đã đạt được một số kết quả nhưng mới chỉ mang tính cam kết, không có tính chất pháp lý đã ảnh hưởng nhiều đến việc đảm bảo khai thác, huy động được nhiều nguồn lực tại chỗ, chưa phát huy được nội lực trong dân và chính người nghèo. Phần lớn các chương trình chính sách triển khai trên địa bàn các tỉnh, huyện, xã có Điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nên việc huy động nguồn lực từ địa phương và các nguồn hợp pháp khác là rất hạn chế. Mặt khác, trong bối cảnh kinh tế suy thoái, hoạt động kinh doanh khó khăn, hạn chế việc huy động nguồn lực hỗ trợ cho giảm nghèo ở các doanh nghiệp.

Việc phân cấp quản lý cho các địa phương bố trí kế hoạch cụ thể nguồn lực cho Mục tiêu giảm nghèo là hoàn toàn phù hợp, tuy nhiên hiện nay lại thiếu chế tài về cơ chế quản lý, giám sát việc bố trí sử dụng vốn cho Mục tiêu giảm nghèo ở các địa phương, dẫn đến một số địa phương sử dụng nguồn lực cho giảm nghèo chưa hiệu quả (như chưa quan tâm bố trí vốn cho phát triển sản xuất, nặng về đầu tư cơ sở hạ tng, chưa có cơ chế về đấu thầu cộng đồng đtăng cường tham gia của người dân,...).

- Về tổ chức thực hiện: Phân công chủ trì, chỉ đạo, tổ chức thực hiện một số chính sách còn bất cập, chồng chéo, trùng lắp về địa bàn và đối tượng: Chương trình 135 với đối tượng là cấp xã, thôn được giao cho Ủy ban Dân tộc chỉ đạo thực hiện, Chương trình 30a đối tượng là cấp huyện (có trên 90% xã thuộc Chương trình 135) trên cùng một địa bàn nhưng phân công Bộ khác chỉ đạo, tạo sự chồng chéo trong quản lý, khó thực hiện. Hầu hết các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo đều thiết kế hp phần dạy - học nghề đã dẫn đến tình trạng một đối tượng có tên trong danh sách của nhiều lớp, nhiều chương trình dạy nghề khác nhau (Chương trình Mục tiêu giảm nghèo bền vững, Chương trình 30a, Quyết định 1956...)

Việc phân công, phân cấp thẩm quyền về quản lý nhà nước theo từng lĩnh vực phụ trách và địa bàn để thực hiện các chương trình, dự án khác nhau có Mục tiêu, tiêu chí riêng nhưng thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành đã dẫn đến sự phân tán, thiếu thống nhất trong quản lý, Điều phối, giám sát, đánh giá, xây dựng định mức, phân bổ, lồng ghép chính sách và nguồn lực.

Văn bản quản lý, hướng dẫn thực hiện một số chính sách chưa kịp thời hoặc chậm được sửa đổi, bổ sung. Việc theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, đánh giá, sửa đổi thực hiện một số chính sách dân tộc chưa đạt được như mong muốn.

- Kết quả giảm nghèo thiếu tính bền vững, tỷ lệ tái nghèo cao. Mặc dù tỉ lệ giảm nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã ĐBKK, vùng đồng bào DTTS nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt còn trên 70%. Một bộ phận đồng bào vẫn còn thiếu đói, nhất là vào những tháng giáp hạt hoặc sau những đợt thiên tai.

3. Nguyên nhân của hạn chế

- Xuất phát Điểm vùng DTTS&MN, nhất là chất lượng giáo dục và nguồn nhân lực thấp, biến đổi khí hậu gia tăng, khả năng thích ứng của đồng bào với xu thế phát triển, hội nhập của đất nước còn chậm; các thế lực thù địch vẫn còn tiếp tục lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để tuyên truyền, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là những khó khăn về kinh tế của đất nước, an ninh chính trị vùng biên giới, biển Đông. Vùng DTTS&MN phát triển chậm, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng xu thế phát triển; một số nơi vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn về an ninh chính trị.

- Năng lực xây dựng và ban hành chính sách còn yếu, định mức kinh phí để xây dựng chính sách thấp, việc Điều tra, khảo sát một số chính sách chưa đảm bảo, dẫn đến chất lượng chính sách ban hành chưa cao. Đội ngũ cán bộ cơ sở vùng dân tộc và cán bộ trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc nhiều nơi chưa đáp ứng yêu cầu.

- Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong xây dựng và phân bổ nguồn lực, kiểm tra đánh giá của một số chính sách chưa chặt chẽ. Tính ưu tiên cho địa bàn vùng DTTS và miền núi, vùng ĐBKK chưa được thể hiện rõ trong từng chương trình, chính sách. Văn bản hướng dẫn của một số Bộ, ngành về địa bàn thực hiện chính sách có Điểm chưa thống nhất, chưa phù hợp với tình hình thực tế.

- Có nhiều đầu mối ban hành chính sách, vai trò và trách nhiệm cơ quan thẩm định về mặt nội dung chưa rõ ràng. Chưa có cơ chế để đảm bảo chủ động nguồn lực thực hiện chính sách.

- Tính chủ động của cấp ủy, chính quyền một số địa phương trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách dân tộc trên địa bàn chưa được đề cao.

- Người dân chưa thực sự được tham gia sâu trong quá trình tham vấn, xây dựng, giám sát chương trình, chính sách.

- Công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết đánh giá chính sách nhiều nơi chưa được chú trọng đúng mức.

II. Bài học kinh nghiệm.

Trong những năm qua, bằng thực tiễn công tác dân tộc và hiệu quả thiết thực trong xây dựng và triển khai thực hiện chính sách vùng DTTD&MN, Ủy ban Dân tộc rút ra một số kinh nghiệm như sau:

Thứ nhất, cấp ủy, tổ chức đảng và chính quyền các cấp phải cụ thể hóa Nghị quyết thành những chính sách, chương trình hành động, kế hoạch cụ thể, đồng bộ và thống nhất. Trong quá trình thực hiện cần có sự phân công, phân cấp, làm rõ trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, các ban ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân.

Thứ hai, thường xuyên quan tâm nắm chắc diễn biến tâm tư, tình cảm của đồng bào các dân tộc; thiết lập cơ chế thông tin hai chiều để kịp thời nắm bắt tình hình trong nhân dân; thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động đồng bào chấp hành tốt đường lối chính sách dân tộc của Đảng, Nhà nước; phát huy dân chủ cơ sở, giải quyết tốt những bức xúc của người dân, nêu cao ý thức tự lực, tự cường và tạo niềm tin, sự đồng thuận của đồng bào.

Thứ ba, tập trung nguồn lực đầu tư cho vùng DTTS&MN, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, giải quyết vấn đề bức xúc như giải quyết đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho các địa bàn khó khăn; phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí gắn với đào tạo, dạy nghề, tạo việc làm cho đồng bào DTTS.

Thứ tư, Nâng cao vai trò tham mưu của hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc; coi trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc, cán bộ người DTTS; xây dựng lực lượng cốt cán, phát huy vai trò của những người có uy tín trong cộng đồng DTTS như già làng, trưởng thôn, bản, trưởng dòng họ.

Thứ năm, các Bộ, ngành cần phối kết hợp chặt chẽ trong việc lồng ghép chính sách trên địa bàn vùng dân tộc và miền núi. Cần bổ sung, sửa đổi kịp thời một số chính sách, kiên quyết xóa bỏ các chính sách kém hiệu quả hoặc các chính sách trùng lặp giữa các Bộ, ngành.

Thứ sáu, để giải quyết cơ bản vấn đề đói nghèo, các địa phương cần quan tâm làm tốt công tác quy hoạch, bố trí sắp xếp dân cư, thực hiện phát triển sản xuất bền vững. Lồng ghép các nguồn vốn để đầu tư có trọng Điểm, xây dựng các mô hình về phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường.

Phần thứ ba

ĐỊNH HƯỚNG, ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG KHUNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2016-2020

I. Những khó khăn, thách thức cơ bản tại vùng DTTS&MN trong giai đoạn tới.

Quá trình hội nhập quốc tế sẽ tạo Điều kiện mở rộng kết nối thị trường, thu hút đầu tư và công nghệ, cơ chế chính sách, giúp hình thành và phát triển những ngành hàng, dịch vụ, sản xuất giàu tiềm năng phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Bên cạnh mặt tích cực, việc hội nhập sẽ tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trên nhiều lĩnh vực, đối với vùng DTTS&MN khả năng thích ứng sẽ càng khó khăn nhiều hơn do xuất phát Điểm thấp, chất lượng nguồn nhân lực yếu, địa bàn khó khăn. Giai đoạn 2016-2020 Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng xấu do khó khăn nền kinh tế nói chung nên khả năng đầu tư, hỗ trợ từ phía nhà nước, doanh nghiệp trong nước vẫn còn hạn hẹp. Việt Nam hiện đã là nước thu nhập trung bình thấp, viện trợ, hỗ trợ trực tiếp của cộng đồng quốc tế giảm. Đây cũng là một trở ngại cho phát triển vùng DTTS và miền núi. Ngoài khó khăn về nội lực, các yếu tố tác động từ bên ngoài cũng gây ảnh hưởng nhiều tới vùng DTTS&MN như: Vấn đề biến đổi khí hậu, vấn đề dân tộc, tôn giáo của các nước trong khu vực và trên thế giới cũng tác động đến địa bàn vùng dân tộc và miền núi, nhất là vùng giáp biên giới, vùng ĐBKK. Các thế lực thù địch luôn lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc. Vùng DTTS&MN vẫn là lõi nghèo của cả nước, vùng luôn chịu ảnh hưởng của thiên tai, ô nhiễm môi trường và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn. Khó khăn của người DTTS vẫn còn nhiều, sự chênh lệch không chỉ về thu nhập mà cơ hội phát triển giữa vùng DTTS và các vùng khác vẫn còn lớn, Khoảng cách ngày càng dãn dần.

Đặc biệt, năm 2016 là năm diễn ra Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam; là năm đầu tiên triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016 - 2020 với Mục tiêu là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đi đôi với đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững; phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nâng cao đời sống vật chất, văn hóa và tinh thần của nhân dân. Do vậy, hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn tới không chỉ chịu tác động từ những Điều kiện đặc thù của vùng và người DTTS mà còn chịu tác động bởi xu thế phát triển của cả nước, của khu vực và thế giới. Nếu không có định hướng chính sách phù hợp sẽ dẫn đến nguy cơ Khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền ngày càng lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định an ninh chính trị trên vùng DTTS&MN.

II. Quan Điểm, định hướng, Mục tiêu thực hiện chính sách tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020

1. Quan Điểm

Đtiếp tục phát huy thành quả đạt được, khắc phục hạn chế trong triển khai thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn qua, cần thống nhất quan Điểm xây dựng, triển khai thực hiện chính sách dân tộc:

- Chính sách dân tộc phải đồng bộ, đa Mục tiêu, dài hạn nhằm phát triển toàn diện kinh tế - xã hội ở vùng DTTS, xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp Khoảng cách giữa vùng dân tộc với các vùng khác trên tất cả các lĩnh vực. Tiếp cận giảm nghèo theo hướng đa chiều.

- Đa dạng hóa nguồn lực: NSNN, ODA, doanh nghiệp, cộng đồng; trong đó NSNN là chủ đạo; tập trung nguồn lực chính sách vào nội dung chiến lược có tính chất đột phá.

- Phân cấp mạnh cho địa phương, nâng cao vai trò giám sát, tham gia của người dân. Phát huy vai trò làm chủ của các cấp chính quyền địa phương từ cấp tỉnh xuống cơ sở trong việc thực thi và giám sát thực hiện chính sách dân tộc.

- Tính ưu tiên trong từng chính sách cần có nội dung rõ cả về chính sách, cơ chế và nguồn lực.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Dân tộc và hệ thống cơ quan công tác dân tộc trong việc hoạch định, xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách đối với vùng đồng bào DTTS &MN. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ người DTTS ở địa phương và giám sát, Điều phối, đánh giá hiệu quả thực hiện chính sách dân tộc.

2. Định hướng.

- Chính sách được xây dựng theo hướng dài hạn, phân rõ chính sách có tính chiến lược và chính sách giải quyết những vấn đề bức xúc, có tính tình thế.

- Ưu tiên đầu tư có trọng tâm, trọng Điểm nhất là đối với vùng ĐBKK, nhóm 16 DTTS rất ít người. Tập trung phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề và giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động đối với vùng DTTS&MN.

- Tăng cường chính sách cho vay, giảm cho không, nâng định mức, lấy mức vay hộ nghèo làm chuẩn, tính ưu tiên thể hiện ở sự chênh lệch về lãi suất. Hệ thống chính sách dân tộc sẽ được thực hiện theo nguyên tắc: Tạo cơ hội, không trợ cấp ưu đãi (để phát huy tinh thần làm chủ); Thưởng cố gắng, không thưởng thành tích (căn cứ vào kết quả đạt được chứ không căn cứ vào chỉ tiêu); Hỗ trợ qua cộng đồng, giảm cho trực tiếp cá nhân.

- Chính sách cần có tính kết nối và đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội của vùng DTTS, trong đó chú trọng 3 khâu đột phá: Hạ tầng, nguồn nhân lực, thể chế. Trong đó ưu tiên cho các lĩnh vực: đẩy mnh nâng cao nguồn nhân lực vùng DTTS và miền núi; phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất; giảm nghèo (gồm các chính sách giảm nghèo chung theo vùng và chính sách đặc thù giải quyết vấn đề bức xúc của đồng bào DTTS); chính sách an sinh xã hội (y tế, giáo dục, văn hóa...)

3. Mục tiêu.

Hoàn thành các Mục tiêu cụ thể đã đề ra tại Nghị quyết số 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020; Quyết định số 449/QĐ-TTg ngày 12/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020; Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt một số chỉ tiêu thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào DTTS gắn với Mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015.

III. Đề xuất khung chính sách thực hiện tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020.

Căn cứ Kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh về kết quả rà soát chính sách dân tộc giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020 (theo Thông báo số 7146/VPCP-V.III ngày 10/9/2015 của Văn phòng Chính phủ) “Giao Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì phối hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan, cùng với việc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 231/TB-VPCP ngày 20/7/2015, thực hiện tng hợp chung kết quả rà soát chính sách dân tộc và chính sách giảm nghèo của các Bộ, ngành liên quan, phát hiện nội dung trùng lắp, chồng chéo, không phù hợp, không khả thi; trên cơ sở đó đề xuất khung hệ thống chính sách dân tộc và chính sách giảm nghèo giai đoạn 2016 - 2020; dự kiến phân công các Bộ, ngành xây dựng và trình ban hành các chương trình, dự án, chính sách cụ thể; báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ theo quy định”.

Trên cơ sở tổng hợp các đề xuất, kiến nghị của 18 Bộ ngành và 45 tỉnh, thành phố, Ủy ban Dân tộc đã xây dựng khung hệ thống chính sách dân tộc và chương trình, chính sách đặc thù giai đoạn 2016 - 2020 do Ủy ban Dân tộc trực tiếp thực hiện như sau:

1. Khung hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn 2016 - 2020:

Tổng quan hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn 2011-2015 cho thấy với số lượng khá lớn, hệ thống chính sách dàn trải, bao trùm hầu hết mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội nhưng vẫn còn những lỗ hổng cần khắc phục. Do đó việc tiến hành lồng ghép, tích hợp chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN để phù hợp với khả năng đầu tư cũng như khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của vùng và người DTTS cần thực hiện triệt để. Song song đó, việc sửa đổi bổ sung những chính sách hiện có cũng như xây dựng những chính sách mới cũng cần tiến hành sớm để hoàn thiện hệ thống CSDT cho giai đoạn tới.

Đthực hiện các quan Điểm, định hướng và Mục tiêu nêu trên, Ủy ban Dân tộc đề xuất Khung hệ thống chính sách dân tộc giai đoạn 2016 - 2020 theo 5 nhóm lớn sau:

- Nhóm thứ nhất: Chính sách phát triển kinh tế gồm các lĩnh vực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tng bền vững; phát triển sản xuất; phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch; khoa học công nghệ...

- Nhóm thứ hai: Chính sách xã hội gồm các lĩnh vực y tế và chăm sóc sức khỏe; giáo dục - đào tạo; tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý; an sinh xã hội; bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc...

- Nhóm thứ ba: Phát triển nguồn nhân lực gồm các lĩnh vực nâng cao thể lực và phát triển trí lực, giáo dục - đào tạo nghề gắn liền với giải quyết việc làm, chính sách cán bộ người DTTS và bình đẳng giới...

- Nhóm thứ tư: Chương trình 135, chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội 16 DTTS rất ít người; chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn 2016 - 2020; chính sách giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống ....

- Nhóm thứ năm: Chính sách đảm bảo an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế gồm các chính sách về người có uy tín; xây dựng và củng cố hệ thống chính trị; chiến lược hội nhập quốc tế về công tác dân tộc...

Nội dung chính sách cần ưu tiên, kết quả cần đạt được, phân công tổ chức thực hiện được chi tiết tại Phụ lục số 3 - Khung hệ thống Chính sách dân tộc giai đoạn 2016-2020.

2. Các chương trình, chính sách đặc thù giai đoạn 2016 - 2020 do y ban Dân tc trc tiếp thực hiện. Cthể:

- Chương trình 135: Thực hiện Chương trình với 3 hợp phần: Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, Hỗ trợ phát triển sản xuất và Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở.

- Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS&MN giai đoạn 2016-2020: Là chính sách có nội dung tích hợp các chính sách hết hiệu lực năm 2015 nhưng Mục tiêu chính sách chưa hoàn thành, đối tượng thụ hưởng còn lớn (gồm các Quyết định số 755, 29, 54, 33, 1342). Tiếp tục thực hiện theo địa bàn và đối tượng đang triển khai để hoàn thành Mục tiêu và đối tượng thụ hưởng chính sách đã được phê duyệt, nhằm giải quyết những khó khăn, bức xúc nhất hiện nay. Chính sách đặc thù gồm các nội dung: Hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ nghèo ở xã, thôn bản ĐBKK và hộ nghèo DTTS; bố trí sắp xếp ổn định dân cư vùng khó khăn và hỗ trợ tín dụng.

- Đối với các Đề án, chính sách khác đã được phê duyệt và Đề án, chính sách đang hoàn thiện để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ủy ban Dân tộc kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thực hiện trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.

IV. Kiến nghị.

1. Với Quốc hội.

1.1. Đnghị Quốc hội cân đối ngân sách bố trí đủ nguồn lực cho các chính sách đã được phê duyệt.

1.2. Để đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho vùng DTTS&MN và thực hiện các chính sách dân tộc, đề nghị Quốc hội bố trí tỷ lệ (%) phù hợp trong tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm cho các chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

1.3. Nâng cao vai trò của Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trong việc chủ trì, phi hợp với Ủy ban Dân tộc và các Bộ, ngành liên quan để đề xuất, ban hành, tổ chức thực hiện chính sách dân tộc theo quy định của Hiến pháp 2013.

1.4. Đề nghị Quốc hội nâng cao hiệu quả công tác giám sát việc thực hiện các chương trình, chính sách có liên quan đến chính sách dân tộc. Phát huy vai trò giám sát của Đoàn Đại biểu Quốc hội và các Đại biểu Quốc hội đối với các chính sách cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi.

2. Với Chính phủ, Thủ tưng Chính phủ.

2.1. Đchủ động trong triển khai thực hiện chính sách dân tộc, kính đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ bố trí tăng nguồn lực, đưa dự kiến kinh phí thực hiện các chính sách dân tộc vào dự toán ngân sách trung hạn giai đoạn 2016-2020 để bảo đảm thực hiện các Mục tiêu đặt ra. Đa dạng hóa nguồn lực đầu tư vào vùng DTTS&MN; trong đó NSNN là chủ yếu, chú trọng huy động vốn ODA. Tăng cường thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp vào địa bàn vùng DTTS&MN. Việc cấp vốn và tổ chức triển khai thực hiện cần đồng bộ, kịp thời theo thứ tự ưu tiên, đầu tư có trọng tâm, trọng Điểm, tránh đầu tư dàn trải.

2.2. Xem xét, phân công cho phù hợp cơ quan đầu mối chủ trì một số chương trình, chính sách đầu tư trong vùng đồng bào dân tộc cho phù hợp với đặc thù và đối tượng quản lý.

2.3. Chỉ đạo các Bộ, ngành liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai thực hiện đy đủ các nội dung quy định tại Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc, trong đó, có việc giao Ủy ban Dân tộc thẩm định nội dung các chương trình, chính sách do các Bộ ngành xây dựng, sửa đổi, bổ sung thực hiện tại vùng DTTS và miền núi; Quyết định số 2356/QĐ-TTg ngày 4/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động thực hiện Chiến lược công tác dân tộc đến năm 2020.

2.4. Chỉ đạo các Bộ, ngành thực hiện thống nhất việc áp dụng các chính sách dân tộc theo phân định 3 khu vực theo trình độ phát triển đối với vùng DTTS&MN.

3. Với các Bộ, ngành Trung ương.

3.1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hoàn thiện Khung hệ thống chính sách dân tộc và giai đoạn 2016-2020, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Xây dựng cơ chế Điều phối, phối hợp giữa các Bộ, ngành trong việc xây dựng chính sách dân tộc, phân bổ nguồn lực và thống nhất đầu mối cơ quan chủ trì, quản lý, tổ chức thực hiện chính sách.

3.2. Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư rà soát, căn cứ khả năng cân đối ngân sách nhà nước, báo cáo Thủ tướng Chính phủ bố trí đủ nguồn vốn kịp thời, đồng bộ theo định mức đã phê duyệt để đảm bảo việc triển khai thực hiện các chương trình, chính sách đạt hiệu quả.

3.3. Các Bộ, ngành liên quan triển khai việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung, tích hp các chính sách đối với vùng dân tộc và miền núi theo phân công tổ chức thực hiện tại Khung hệ thống chính sách dân tộc và giai đoạn 2016-2020. Xây dựng văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các chương trình, chính sách tại vùng DTTS&MN cần đơn giản, thống nhất trong hệ thống văn bản.

4. Đối với các địa phương.

4.1. Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, các ngành tiếp tục quán triệt sâu sắc đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác dân tộc; xây dựng chương trình, kế hoạch và các chính sách cụ thể.

4.2. Đề cao trách nhiệm và tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về công tác dân tộc ở địa phương. Chỉ đạo thực hiện tốt chính sách tại vùng DTTS&MN.

4.3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát, phổ biến chính sách thường xuyên, sâu rộng đến đối tượng thụ hưởng chính sách để nhân dân tham gia trực tiếp vào quá trình triển khai thực hiện, phát huy nội lực, tự vươn lên thoát nghèo.

Trên đây là báo cáo tổng kết chính sách dân tộc giai đoạn 2011 - 2015, Ủy ban Dân tộc trân trọng báo cáo và kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo./.

 

KHUNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH DÂN TỘC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

(Kèm theo dự thảo Báo cáo tổng kết các chính sách dân tộc giai đoạn 2011 - 2015 ngày 24 tháng 2 năm 2016 của Ủy ban Dân tộc)

TT

Nhóm/ Lĩnh vực

Kết quả cần đạt được

Nội dung chính sách cần ưu tiên

Đxuất xây dựng chính sách

Đối tưng/Địa bàn

Tổ chức thực hin

I

NHÓM CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ

1

Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng bền vững

Đảm bảo 100% đường trục liên xã được nhựa hóa, bê tông hóa và trên 50% đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật được quy định trong Chương trình xây dựng nông thôn mới. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội ở các huyện nghèo; xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt.

Xây dựng hệ thống đường giao thông, cầu liên huyện, từ huyện đến xã, xã đến thôn bản đảm bảo đi lại quanh năm; hệ thống điện, thủy lợi phục vụ nhu cầu tưới tiêu, bệnh viện khu vực, trạm y tế, trường lớp học kiên cố đạt chuẩn, khu thương mại, dịch vụ, công trình văn hóa, du lịch.... ở vùng DTTS và MN

Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, chương trình MTQG giảm nghèo bền vững (trong đó CT 135 là dự án thành phần) theo Nghị quyết số 100/2015/QH13

Vùng DTTS, ưu tiên vùng ĐBKK

Chủ trì: CT giảm nghèo Bộ Lao động TBXH, CT Nông thôn mới: Bộ NNPTNT. UBDT và các Bộ ngành, các địa phương liên quan phối hợp.

Kết nối phát triển kinh tế xã hội giữa vùng khó khăn với vùng phát triển

Hình thành các trục giao thông huyết mạch kết nối giữa vùng sinh thái chính có nhiều đồng bào DTTS với vùng phát triển (thành phố lớn, cảng biển, sân bay, cửa khẩu quốc tế,...)

Rà soát, hoàn thiện quy hoạch, xây dựng những đề án ưu tiên phát triển giao thông (đường sắt, đường cao tốc, đường thủy)

Vùng sinh thái nông nghiệp chính, có nhiều đồng bào DTTS

Chủ trì Bộ GTVT phối hợp với Bộ KHĐT, Công thương và các Bộ ngành, địa phương liên quan

 

 

Nâng cao khả năng sản xuất hàng hóa gắn với thị trường

Kết nối giao thông từ các vùng chuyên canh nông sản chủ lực có nhiều đồng bào DTTS (cà phê, tiêu, Điều, cao su, đồ gỗ, ...) với các trục giao thông huyết mạch, hình thành hệ thống điện phục vụ SXNN

Xây dựng các dự án ưu tiên về giao thông, cấp điện sản xuất. Sửa đổi, bổ sung Nghị định 108/2006/NĐ-CP về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của luật đầu tư theo hướng bổ sung các dự án đầu tư hạ tầng thương mại trên địa bàn nông thôn vào danh Mục được hưởng ưu đãi đầu tư.

Vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa có nhiều đồng bào DTTS

Bộ GTVT và Bộ Công thương thực hiện, phối hợp với UBDT, các Bộ ngành và các địa phương liên quan

 

 

 

Quy hoạch quỹ đất sản xuất cho đồng bào DTTS ở những nơi thiếu đất ở

Rà soát tổng thể quỹ đất công hiện có

Vùng DTTS có quỹ đất công

Bộ TNMT chủ trì phối hợp với Bộ NNPTNT, UBDT, các Bộ ngành và các địa phương liên quan

 

 

 

Giao đất, giao rừng, khuyến nông khuyến lâm, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích doanh nghiệp, đào tạo nghề, việc làm, xuất khẩu lao động, làng nghề truyền thống....

Thực hiện Nghị định 75/2015/NĐ-CP của CP về cơ chế, chính sách bo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào DTTS giai đoạn 2015-2020; rà soát, sửa đổi chính sách dạy nghề theo hướng có cơ chế đặc thù cho vùng DTTS&MN; hỗ trợ khôi phục làng nghề truyền thống vùng DTTS&MN

Vùng DTTS, ưu tiên vùng ĐBKK

Bộ LĐTBXH, Bộ NNPTNT, UBDT và các Bộ ngành, các địa phương liên quan phối hợp thực hiện

2

Phát triển sản xuất

Nâng cao thu nhập đạt 75% thu nhập bình quân cả nước vào 2020, giảm nghèo bền vững, mỗi năm giảm 4% xã ĐBKK, 3% xã khu vực 2

Thu hút DN, đặc biệt DN vừa và nhỏ, đầu tư sản xuất, kinh doanh và sử dụng người DTTS thông qua ưu đãi đất đai, thuế, tín dụng,...

Thực hiện QĐ số 964/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015-2020; sửa đổi QĐ 23/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020, QĐ 92/2009/QĐ-TTg về tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng KK, 42/2012/QĐ-TTg về việc htrợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Sửa đổi NĐ 210/2013/NĐ-CP về khuyến khích DN đầu tư vào NNNT theo hướng có cơ chế đặc thù riêng cho vùng DTTS, vùng ĐBKK.

Vùng DTTS có Điều kiện thu hút đầu tư

Chủ trì: Bộ KH&ĐT, Bộ CT, Bộ NNPTNT phối hợp với UBDT và các Bộ ngành, các địa phương liên quan

Hỗ trợ khởi nghiệp cho đồng bào DTTS nhất là thanh niên DTTS

Xây dựng chính sách mới

Vùng DTTS, ưu tiên vùng ĐBKK

Phát triển các hình thức hỗ trợ, phi hợp phát triển sinh kế dựa vào cộng đồng (quản lý khai thác rừng, mặt nước, đồng cỏ, phát triển du lịch, nghề thủ công,...)

Bổ sung, lồng ghép với chương trình nông thôn mới

Vùng DTTS khó phát triển DN

Các bên thực hiện CT nông thôn mới

3

Phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch

Đt mức tăng trưởng hàng năm về giá trị của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở địa bàn miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020 Khoảng 10%-12%. Số lượng thương nhân, doanh nghiệp có năng lực thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại ở tại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo mỗi năm tăng trung bình 8-10% trong giai đoạn 2015-2020.

Thu hút, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư gắn với bao tiêu sản phẩm; cơ chế khuyến khích đầu tư du lịch, dịch vụ khai thác tim năng, lợi thế và sử dụng lao động DTTS

Chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp, cơ chế ưu tiên doanh nghiệp đào tạo, sử dụng lao động người DTTS, hỗ trợ doanh nghiệp khai thác dịch vụ, du lịch;

Vùng DTTS, ưu tiên vùng ĐBKK

Bộ KH&ĐT chủ trì, phối hợp với Bộ Công thương, Văn hóa TTDL, các Bộ, ngành và các địa phương liên quan

Hỗ trợ xây dựng chuỗi giá trị cho những ngành hàng nông sản chủ lực (cà phê, tiêu, Điều, chè,...) và những loại nông sản đặc thù (mận, ngô, gia súc,...) hiện còn đang gặp khó khăn về thị trường

Thực hiện QĐ 964/QĐ-TTg, lồng ghép với chương trình nông thôn mới

Các vùng sinh thái có nhiều DTTS là Tây Nguyên, Tây Bắc và Đông Bắc

Chủ trì: BCT, Bộ NNPTNT, phối hợp với UBDT và các Bộ ngành, các địa phương liên quan

Kết nối thị trường để hình thành những vùng chuyên canh sản xuất nông sản mới phù hợp với Điều kiện của vùng và khả năng của đồng bào DTTS (trồng rừng và chế biến gỗ, trồng hoa, cây thuốc, bò sữa,...)

Lồng ghép với chương trình nông thôn mới, chương trình phát triển thị trường, XTTM

Vùng DTTS

Có chính sách đặc thù khuyến khích ưu tiên cho các DN đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất, dịch vụ ở các vùng DT, các huyện nghèo

Xây dựng chính sách mới

Vùng DTTS, các huyện nghèo

4

Khoa học công nghệ

Tiếp tục duy trì và hỗ trợ cho các địa phương vùng DTTS&MN thực hiện các dự án chuyển giao công nghệ có tính đột phá nhằm đưa công nghệ mới phục vụ đồng bào DTTS

Đưa ra cơ sở lý luận, thực tin đxuất giải pháp quản lý, tổ chức thực hiện chính sách, chương trình khoa học công nghệ (KHCN) theo hướng giao cho địa phương và có sự tham gia của đối tượng hưởng lợi trong suốt quá trình từ lập kế hoạch, chọn địa bàn, chọn nội dung, đến đánh giá kết quả

Tập trung thực hiện hiệu quả Chương trình khoa học công nghệ quốc gia theo QĐ 1641/QĐ-BKHCB và đổi mới quản lý chương trình KHCN, dự án Điều tra cơ bản thường xuyên của UBDT

Vùng DTTS đặc biệt là vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa có nhiều đồng bào DTTS

Chủ trì: Bộ Khoa học công nghệ, BNNPTNT. UBDT và các Bộ ngành, các địa phương liên quan phối hợp thực hiện.

Phát triển các viện, trung tâm nghiên cứu theo hướng gắn chặt với các trường đại học, đáp ứng vấn đề đang đặt ra tại địa bàn

Xây dựng chính sách mới

Vùng sinh thái có nhiu DTTS là Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và TNB

Hình thành hệ thống trạm trại đ phbiến, triển khai đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho ứng dụng dịch vụ KHCN, với Mục tiêu ưu tiên là đảm bảo cung cấp giống gốc, chất lượng của cây trồng, vật nuôi

Xây dựng chính sách mới

II

NHÓM CHÍNH SÁCH XÃ HỘI

1

Y tế và chăm sóc sức khỏe

 

 

 

 

1.1

 

Thu hút cán bộ chuyên môn tốt về công tác tại các tuyến xã, bệnh viện huyện và nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế công tác tại tuyến y tế cơ sở;

Tuyển chọn, đào tạo, sử dụng và đãi ngộ đặc biệt đối với nhân lực y tế công tác tại các vùng khó khăn, vùng DTTS và miền núi

Sửa đổi bổ sung Quyết định 1544/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án đào tạo nhân lực y tế cho vùng khó khăn, vùng núi của các tỉnh thuộc miền Bắc và miền Trung, vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên theo chế độ cử tuyển

Cán bộ y tế công tác tại các vùng khó khăn, vùng DTTS và miền núi

 

1.2

 

Chính sách đặc thù với cô đỡ thôn bản được đào tạo

Cô đỡ thôn bản được đào tạo có chứng chỉ được hưởng các quyền lợi như y tế thôn bản làm việc tại các xã thuộc vùng khó khăn

Sửa đổi Quyết định 75/2009/QĐ-TTg về Quy định chế đphcấp đối với nhân viên y tế thôn, bản

Cô đỡ thôn bản

Bộ Y tế chủ trì phối hợp với UBDT và các Bộ ngành, các địa phương liên quan

1.3

 

Bảo đảm 100% hộ nghèo tham gia BHYT; 70% xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế, trên 90% trạm y tế cấp xã có đủ Điều kiện khám chữa bệnh. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2020 là 27 ‰; tăng tỷ lệ các ca sinh của phụ nữ DTTS được cán bộ y tế qua đào tạo đđạt trên 93%, tỷ lệ phụ nữ được khám thai trên 85%.

Tăng mức bảo hiểm y tế cho người dân nghèo vùng DTTS phù hợp với thực tế.

Người DTTS nghèo, người DTTS sống ở vùng ĐBKK

Tăng cơ số thuốc cho các trạm y tế xã, cụm thôn/bản thuộc vùng DTTS.

Vùng DTTS, ưu tiên vùng ĐBKK

Tăng kinh phí cho hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng lưu động tại thôn/bản.

Xây dựng chính sách nhằm nâng cao chất lượng dân số, giảm thiểu tình trạng hôn nhân cận huyết thống, tảo hôn...

Xây dựng Chính sách hỗ trợ phát triển toàn diện đối với 16 dân tộc rất ít người

Người DTTS trong 16 dân tộc rất ít người

 

2

Giáo dục

2.1

Hỗ trhọc sinh con hộ nghèo

Điều chỉnh, tích hợp các chính sách hỗ trợ học phí cho sinh viên, học sinh

Nghiên cứu, sửa đổi các chính sách hỗ trợ học bổng cho sinh viên, học sinh các cấp theo hướng: Hp nhất thành một văn bản tạo Điều kiện cho địa phương dễ dàng triển khai thực hiện. Do hiện nay các chính sách hỗ trợ học bổng cho học sinh, sinh viên đang được quy định dưới nhiều văn bản khác nhau, tạo ra chồng chéo, nguồn lực hỗ trợ dàn trải.

Tích hp QĐ số 82/2006/QĐ-TTg về Điều chỉnh mức học bổng chính sách đối với học sinh, SV là người DTTS tại các trường PTDTNT và trường dự bị ĐH; QĐ số 66/2013/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 về quy định CS hỗ trợ chi phí học tập đối với sinh viên là người DTTS học tại các cơ sGDDH; QĐ số 152/2007/QĐ-TTg về học bổng chính sách đối với HS, SV đang học tại các CSGD thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;

Học sinh, sinh viên người DTTS, đặc biệt DTTS rất ít người

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với UBDT và các Bộ ngành, các địa phương liên quan

2.2

Chính sách thu hút giáo viên

Thu hút giáo viên về dạy tại các vùng DTTS

Có chính sách đãi ngộ thỏa đáng cho giáo viên tại các vùng DTTS. Đặc biệt giáo viên người DTTS nói và dạy được tiếng DTTS

Sửa đổi các CS hỗ trợ chế độ đối với nhà giáo theo hướng: Hợp nhất các văn bản thực hiện chế độ, chính sách cho giáo viên thành một văn bản, tạo Điều kiện cho địa phương dễ dàng triển khai thực hiện (Điều chỉnh sửa đổi NĐ số 61/2006/NĐ-CP về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có Điều kiện KT-XH ĐBKK; QĐ số 244/2005/QĐ-TTg về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục trường TH cơ sở, TH phổ thông, các TT KT tổng hợp hướng nghiệp, TTGD thường xuyên, dạy nghề ở miền núi hải đảo, vùng sâu, vùng xa)

Giáo viên vùng ĐBKK

Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với UBDT và các Bộ ngành, các địa phương liên quan

3

Tuyên truyền, phbiến giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý

3.1

 

Nâng cao nhận thức pháp luật của người DTTS; trợ giúp pháp lý miễn phí cho đồng bào DTTS khi tham gia tố tụng

Rà soát các chính sách tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Sửa đi, bổ sung QĐ s554/2009/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào DTTS từ năm 2009-2012, 2160/QĐ-TTg phê duyệt đề án tăng cường công tác phổ biến, giáo dục PL nhằm nâng cao ý thức PL cho thanh thiếu niên giai đoạn 2011-2015, 37/2008/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 theo hướng tập trung vào hình thức tuyên truyền, phổ biến phù hợp với đặc Điểm người DTTS (bằng tiếng dân tộc, bằng truyền thanh, truyền hình,...)

Vùng DTTS

Bộ Tư pháp chủ trì phối hợp với UBDT và các Bngành, các địa phương liên quan

Hỗ trợ dịch vụ, tư vấn pháp lý, trợ giúp đồng bào DTTS được hưởng các quyền lợi theo pháp luật thông qua hệ thống văn phòng trợ giúp, kênh khiếu kiện các vấn đề liên quan đến PL

Sửa đổi bổ sung 52/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào DTTS tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020, 678/2011/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển trợ giúp pháp lý ở VN đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, về CS trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào DTTS tại các xã nghèo giai đoạn 2013 - 2020, 749/QĐ-TTg phê duyệt đề án đổi mới công tác trợ giúp pháp lý giai đoạn 2015-2025

Vùng DTTS

Huy động đoàn thể, cộng đồng và chính quyền tham gia thực thi pháp luật và công bố rộng rãi kết quả thực thi pháp luật

Sửa đổi bổ sung QĐ số 52/2010/QĐ-TTg, 678/2011/QĐ-TTg, 59/2012/QĐ-TTg, 749/QĐ-TTg

Vùng DTTS

3.2

 

Nâng cao nhận thức pháp luật cho người DTTS

- Mở rộng đối tượng áp dụng mức hỗ trợ về trợ giúp pháp lý. Thực hiện hỗ trợ pháp lý trực tiếp cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo.

- Tăng cường năng lực cho các tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý, Tư pháp xã, Tổ hòa giải để trực tiếp thực hiện hỗ trợ pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo

- Bổ sung đối tượng thụ hưởng theo 52/2010/QĐ-TTg.

- Tích hp 2 Quyết định số 52/2010/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ pháp lý nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật cho người nghèo, đồng bào DTTS tại các huyện nghèo giai đoạn 2011 - 2020 và QĐ số 59/2012/QĐ-TTg về CS trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào DTTS tại các xã nghèo giai đoạn 2013 - 2020 thành 01 văn bản để thống nhất về nội dung và cơ chế tài chính.

Người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo và người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã thuộc vùng KK.

Triển khai dự án phổ biến giáo dục và nâng cao nhận thức chính sách pháp luật đất đai cho các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phạm vi cả nước; ưu tiên đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa

Tiếp tục triển khai QĐ 1892/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án nâng cao năng lực quản lý nhà nước ngành Quản lý đất đai giai đoạn 2011 - 2020

3,3

 

Nâng cao nhận thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, đồng bào DTTS, đng bào vùng biên giới

 

Xây dựng Đề án Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới, vùng có Điều kiện KT-XH đc bit khó khăn

Vùng DTTS, vùng biên giới, vùng ĐBKK

UBDT chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, các các địa phương

3,4

 

Tạo chuyển biến về nhận thức của các cấp, các ngành và các địa phương về tầm quan trọng và tính cấp thiết của công tác tuyên truyền, vận động vùng DTTS và MN

Tuyên truyền, vận động đồng bào các dân tộc thực hiện tốt đường lối của Đảng, CS pháp luật của Nhà nước, tích cực thực hiện CS dân tộc, vươn lên thoát nghèo, phát triển toàn diện về KT-XH

Xây dựng Đề án Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động vùng đồng bào dân tộc thiu số và miền núi giai đoạn 2016-2020

Vùng DTTS và MN

UBDT chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, các các địa phương

4

Chính sách an sinh xã hội

4,1

Cấp nước sạch sinh hoạt, bảo vệ môi trường sinh thái vùng DTTS và miền núi

a

 

Trên 30% hộ DTTS sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

Tuyên truyn giáo dục cộng đng kết hp với hỗ trợ vật tư, hướng dẫn kỹ thuật để đẩy mạnh phong trào sinh hoạt hợp vệ sinh (xây dựng nhà tắm và nguồn nước sạch, bếp hợp vệ sinh, hố xí hợp vệ sinh, không chăn nuôi trong nhà, có hố rác,...)

Lng ghép QĐ 366/QĐ-TTg phê duyệt chương trình MTQG Nước sạch và Môi trường NT giai đoạn 2012-2015, QĐ số 62/2004/QĐ-TTg về tín dụng thực hiện Chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, QĐ số 18/2014/QĐ-TTg về sửa đổi bổ sung QĐ số 62/2004/QĐ-TTg với chương trình NTM

Vùng DTTS, ưu tiên vùng ĐBKK và rất khó khăn về nguồn nước

Bộ NNPTNT chủ trì phối hợp với UBDT và các Bộ ngành, các địa phương liên quan

Triển khai Chương trình Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất để cung cấp nước sinh hoạt ở các vùng núi cao, vùng khan hiếm nước theo QĐ 264/QĐ-TTg.

Bộ Tài nguyên Môi trường chủ trì phối hợp với các Bộ ngành và các địa phương liên quan

b

 

Trên 40% hộ DTTS sử dụng hố xí hợp vệ sinh

Khuyến khích liên kết công tư đxây dựng các công trình cấp nước đm bảo chất lượng, dịch vụ môi trường (thu và xử lý rác thải,...) có thu phí để duy trì bảo dưỡng

Sửa đổi, bổ sung QĐ 366/2012/QĐ-TTg về phê duyệt chương trình MTQG Nước sạch và Môi trường NT giai đoạn 2012-2015 đưa vào CTMTQG xây dựng NTM theo chuẩn nghèo đa chiều và các chỉ số phát triển

Vùng DTTS nơi có Điều kiện

Bộ NNPTNT, Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với UBDT và các Bộ ngành, các địa phương liên quan

Xây dựng hệ thống thoát nước, nghĩa trang, kiểm soát vệ sinh các khu công nghiệp, chế biến, xây dựng vùng chăn nuôi tập trung ra khỏi khu dân cư,...

c

 

Bảo vệ môi trường, cảnh quan vùng DTTS

Tuyên truyn g.dục, t/chức cộng đng phối hợp với các cơ quan có l.quan để giảm, loại bỏ việc sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất và đời sống; thu gom, tiêu hủy đúng KT các loại bao bì h.chất; nâng cao hiểu biết và áp dụng các KT canh tác an toàn.

Lồng ghép với Chương trình nông thôn mới

Vùng DTTS

Bộ NNPTNT chủ trì phối hợp với các Bộ ngành, các địa phương liên quan

 

 

 

Quy hoạch, giám sát và có biện pháp xử lý có sự tham gia của cộng đồng đối với các hoạt động đầu tư khai thác tài nguyên (thủy điện, khai thác khoáng sản, đá, cát, khu công nghiệp đặc biệt công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến, chăn nuôi tập trung ...) và cảnh quan (khu du lịch, sân golf, nhà ở, biệt thự,....)

Xây dựng cơ chế, chế tài đối với các công trình thủy điện, khu công nghiệp, khai thác khoáng sản...tác hại đến cảnh quan và môi trường sinh thái vùng DTTS

Vùng DTTS, đặc biệt vùng nhạy cảm về tài nguyên, an ninh quốc phòng

Bộ Tài nguyên môi trường và Bộ NNPTNT chủ trì, phối hợp với UBDT và các Bộ ngành, các địa phương liên quan

 

 

 

Rà soát chính sách phát triển rừng trong vùng DTTS theo hướng tạo sinh kế phù hợp cho người DTTS đặc biệt với rừng đặc dụng và phòng hộ, tạo Điều kiện để người DTTS tham gia quản lý và hưởng lợi từ tài nguyên phi gỗ của rừng, đặc biệt rừng ngập mặn và rừng tự nhiên.

Lồng ghép với QĐ số 1380/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án Bảo vệ và phát triển rừng vành đai biên giới giai đoạn 2011-2020, 57/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020, 07/2012/QĐ- TTg về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng, 64/2012/QĐ-TTg

vùng DTTS, đặc biệt vùng nhạy cảm về tài nguyên, an ninh quốc phòng

 

4,2

Nhà

Cải thiện cơ bản về nhà ở cho người DTTS

hỗ trợ nhà ở phù hợp với đặc thù văn hóa từng vùng và Điều kiện ngân sách NN từng thời kỳ

Tiếp tục thực hiện QĐ số 33/2015/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015 và QĐ 48/2014/QĐ-TTg chính sách hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở phòng, tránh bão, lụt khu vực miền Trung theo hướng cải tiến cách thực hiện phù hợp đặc thù văn hóa DTTS

Người DTTS đặc biệt là người nghèo khó khăn về nhà ở

Chủ trì: Bộ xây dựng, các Bộ, ngành và các địa phương liên quan phối hợp thực hiện.

4,3

Điện thắp sáng

Hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo

Các hộ DTTS nghèo đều được sử dụng điện

Tiếp tục thực hiện QĐ số 28/2014/QĐ-TTg ngày 7/4/2014 của TTCP về việc quy định về cơ cấu biểu giá bán lẻ điện

Hộ nghèo, hộ chính sách xã hội

Bộ CT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương liên quan

5

Chính sách bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đưa thông tin về cơ sở

5,1

 

100% hộ gia đình được xem truyền hình, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thu các kênh phát thanh, truyền hình kỹ thuật số;

Đẩy mạnh sử dụng tiếng dân tộc và xây dựng các nội dung phù hợp với yêu cầu, tâm lý, tập quán của người DTTS; phổ biến văn hóa cổ truyền bằng các hình thức thông tin đại chúng (truyền thanh, truyền hình, điện thoại,..); hạn chế dùng báo giấy để dễ tiếp cận với đồng bào DTTS.

Sửa đi b.sung QĐ 170/2003/QĐ-TTg về Chính sách ưu đãi hưởng thụ VH, 65/2008/QĐ-TTg về cung ứng DV bưu chính công ích, 1643/QĐ-TTg Phê duyệt CT cung cấp dịch vụ viễn thông công ích giai đoạn 2011-2015, 1598/QĐ-TTg phê duyệt Dự án công bố, phổ biến tài sản VH văn nghệ dân gian các DTVN giai đoạn II (2013 - 2017)

Vùng DTTS&MN

Bộ VHTT DL, Bộ Thông tin, Truyền thông chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành và các địa phương liên quan

 

 

Xây dựng Chính sách cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí cho vùng DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016 - 2020

Vùng DTTS&MN

UBDT chủ trì phối hợp với các Bộ ngành và các đ.phương l.quan

Hỗ trợ tiếp cận các dịch vụ xã hội cho đồng bào DTTS

Tiếp tục triển khai Quyết định số 72/2011/QĐ-TTg về cung ứng dịch vụ bưu chính viễn thông

Vùng DTTS&MN

Bộ TTTT chủ trì, phi hợp với các Bộ, ngành và các địa phương l.quan

 

Bảo tn phát triển văn hóa truyền thống và khai thác mang lại hiệu quả kinh tế

Tập trung vào các nội dung cn bảo tồn và phát triển giá trị truyền thống của DTTS (vật thể và phi vật thể), kiến thức bản địa trong đời sống và sản xuất, các giá trị đạo đức, tâm linh, bài trừ tệ nạn, hủ tục và văn hóa lai căng.

Rà soát, lồng ghép chính sách hiện có gồm 124/2003/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTSVN, 1668/2008/QĐ-TTg về Ngày văn hóa DTVN, 1270/2011/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các DTTSVN đến năm 2020”, 1211/QĐ-TTg Phê duyệt CTMTQG về VH giai đoạn 2012-2015, 2164/QĐ-TTg về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở giai đoạn 2013-2020, định hướng đến năm 2030

Vùng DTTS&MN

Bộ VHTT DL chủ trì, phối hợp với UBDT, các Bộ ngành, các địa phương liên quan

 

 

 

Phi hợp với các DN đđưa các giá trị văn hóa, di sản vào hoạt động du lịch, giáo dục, dịch vụ, kinh tế đem lại lợi ích trực tiếp cho người DTTS, góp phần củng cố p.triển vốn văn hóa này.

Sửa đi 2473/QĐ-TTg Phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 20301598/QĐ-TTg Phê duyệt Dự án công bố, phổ biến tài sản văn hóa văn nghệ dân gian các dân tộc Việt Nam giai đoạn II (2013 - 2017), lồng ghép với chương trình nông thôn mới

Vùng DTTS

Bộ VHTT DL chủ trì, phối hợp với UBDT, các Bộ ngành, các địa phương liên quan

5,2

Cơ chế chính sách đặc thù để thu hút các nguồn đầu tư từ xã hội hóa đối với các hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch cho khu vực DTTS và miền núi

- Có cơ chế đặc thù cho từng dự án thành phần của Đề án “Bảo tồn phát triển văn hóa các DTTS VN đến năm 2020 để ưu tiên tăng cường đầu tư hơn nữa cho các Mục tiêu bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống các DTTS.

- Tiếp tục thực hiện tốt các Mục tiêu của chính sách bảo tồn và phát triển văn hóa các DTTS tại Điều 13, 14, 15 của NĐ 05/2011/NĐ-CP về CTDT. Thực hiện tiếp Chương trình Mục tiêu về văn hóa, trong đó ưu tiên 3 Mục tiêu chính: Bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể; Xây dựng các th. chế VH, thể thao CS đồng bộ theo quy chuẩn quốc gia; Nâng cao đời sống tinh thần cho ĐBDT; Đẩy mạnh công tác tuyên truyn thực hiện chính sách DT đối với đồng bào DTTS; Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

III

NHÓM CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC

1

Nâng cao thể lực

1,1

 

Giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em: Đến năm 2020, giảm tỷ suất tvong trẻ em dưới 1 tuổi là 22 ‰, trẻ em dưới 5 tuổi là dưới 27‰.

Bt đu từ sức khỏe tin sinh sản như giáo dục sức khỏe sinh sản cho bà mẹ, thăm khám tiền sinh sản, thăm khám và chăm sóc cho bà mẹ trong giai đoạn mang thai và sinh sản (Hỗ trợ phụ nữ vùng khó khăn khám thai định kỳ và sinh con tại các cơ sở y tế: miễn phí khám thai và sinh con, hỗ trợ chi phí đi lại theo thực tế, cấp sữa bột để bổ sung dinh dưỡng)

Bsung QĐ số 2013/2011/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, 139/2002/QĐ-TTg về việc khám chữa bệnh cho người nghèo

Vùng DTTS, ưu tiên vùng ĐBKK

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với UBDT và các Bộ ngành, các địa phương liên quan

1,2

 

Tăng cường sức khỏe bà mẹ: Tăng tỷ lệ ca sinh của phụ nữ DTTS được cán bộ y tế qua đào tạo đỡ trên 93%, tỷ lệ phụ nữ được khám thai ít nhất 3 lần trên 85%.

Giáo dục bà mẹ kỹ năng chăm sóc trẻ em dưới 3 tuổi để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe: Trẻ em con hộ nghèo ở vùng khó khăn từ sơ sinh đến 3 tuổi được hỗ trợ dinh dưỡng “uống sữa miễn phí” với định mức 100.000đ/trẻ/tháng;

Bổ sung QĐ số 2013/2011/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, 139/2002/QĐ-TTg về việc khám chữa bệnh cho người nghèo

Vùng DTTS, ưu tiên vùng ĐBKK

1,3

 

Tăng tỷ lệ tham gia BHYT

Hoàn thiện CSHT, đội ngũ cán bộ, trang thiết bị cho công tác y tế tại cấp xã

75/2009/QĐ-TTg về việc quy định chế độ phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản

Vùng DTTS, ưu tiên vùng ĐBKK

1,4

 

 

Hỗ trợ, đãi ngộ, tạo Điều kiện sinh hoạt ổn định để thu hút đội ngũ cán bộ y tế có chất lượng làm việc tại địa bàn, chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ y tế người DTTS.

Rà soát, chỉnh sửa chính sách liên quan

Vùng DTTS, ưu tiên vùng ĐBKK

1,5

 

Nâng cao kiến thức, sức khỏe gia đình

Mở rộng dịch vụ tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân miễn phí cho thanh niên DTTS ở vùng KK và ĐBKK

Rà soát, chỉnh sửa chính sách liên quan

Vùng DTTS, ưu tiên vùng ĐBKK

2

Phát triển trí lực:

 

 

 

 

2,1

Mầm non, mẫu giáo

Từng bước xây dựng hệ thống giáo dục ở cấp mầm non và mẫu giáo ti các vùng DTTS đạt chuẩn chất lượng

Hỗ trợ trẻ em DTTS không nơi nương tựa

Sửa đổi, bổ sung chính sách hiện có như QĐ 239/2010/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015, 60/2011/QĐ-TTg quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011 -2015

Vùng DTTS có Điều kiện, ưu tiên DTTS rt ít người

Bộ Giáo dục đào tạo chủ trì, phối hợp với UBDT và các Bộ ngành, các địa phương liên quan

Xây dựng CSHT và đội ngũ giáo viên có chất lượng cho bậc học mầm non, mẫu giáo ở thôn bản

Bổ sung chính sách hiện có theo QĐ 2123/2010/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015

 

 

 

Hoàn thiện hệ thống trường bán trú và nội trú đạt chuẩn, ưu tiên xây dựng hệ thống trường tiểu học phù hợp với Điều kiện miền núi và khả năng di chuyển của trẻ em. Mở rộng các trường phổ thông dân tộc bán trú ở các huyện nghèo; tổ chức liên thông hệ trung học cơ sở và trung học phổ thông tại trường dân tộc nội trú cấp huyện;

Bổ sung QĐ số 1640/2011/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Củng cố và phát triển hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú giai đoạn 2011 - 2015, 85/2010/QĐ-TTg Ban hành một số chính sách hỗ trợ học sinh bán trú và trường phổ thông dân tộc bán trú

Vùng DTTS

2,2

Phổ thông

Trên 97% trẻ em DTTS nhập học đúng tuổi và hoàn thành bậc tiểu học; trên 92% người DTTS từ 10 tuổi trở lên biết chữ

Từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy thông qua chính sách hỗ trợ, thu hút giáo viên đảm bảo chất lượng, ưu tiên giáo viên người DTTS

Điều chỉnh hỗ trợ theo chính sách hiện có như QĐ 244/2005/QĐ-TTg chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập, 2123/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án Phát triển giáo dục đối với các dân tộc rất ít người giai đoạn 2010 - 2015, 1210/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chương trình Mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012 - 2015

Vùng DTTS

Tuyên truyền, khuyến khích, hỗ trợ để trẻ em đi học đúng tuổi gồm miễn học phí, cấp sách vở (Nâng mức học bổng học sinh dân tộc nội trú lên bằng 100% mức lương tối thiu, định mức hỗ trợ học sinh bán trú bằng 60% mức lương tối thiểu)

Điều chỉnh hỗ trợ theo CS hiện có như QĐ 82/2006/QĐ-TTg về việc Điều chỉnh mức học bổng CS và trợ cấp xã hội đối với HS, SV là người DTTS học tại các trường đào tạo công lập; QĐ 152/2007/QĐ-TTg về học bổng CS đối với HS, SV học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, QĐ 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với HS, SV; QĐ 12/2013/QĐ-TTg quy định CS hỗ trợ HS THPT ở vùng có Điều kiện KT-XH ĐBKK

Vùng DTTS

2,3

Cao đng, đại học

Một trường đại học đạt chuẩn/vùng sinh thái chính (Tây Nguyên, miền núi phía Bắc, Tây Nam bộ)

Củng cố, nâng cao chất lượng và Điều kiện học tập giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng và mạng lưới trường trung học chuyên nghiệp

Bổ sung chính sách theo QĐ số 2010/QĐ-TTg

Vùng sinh thái có nhiều đồng bào DTTS

Có chính sách phát triển bộ phận dự bị đại học ở các trường đại học đđảm bảo chất lượng sinh viên người DTTS khi bắt đầu học đại học,...thay vì áp dụng chế độ cử tuyển và ưu đãi Điểm, tăng chỉ tiêu, quy mô tổ chức đào tạo hệ dự bị đại học cho học sinh DTTS để đảm bảo đầu vào khi xét tuyển học trình độ đại học;

Thu hẹp dần chế độ cử tuyển, bổ sung hình thức dự bị đại học vào chính sách theo QĐ số 2010/QĐ-TTg

Vùng DTTS

Cấp học bổng cho các đối tượng cần khuyến khích đào tạo như các dân tộc rất ít người, các lĩnh vực còn thiếu nhân lực,.... (nâng học bổng cho SV DTTS tại các trường ĐH, CĐ và THCN lên mức bng 100% lương tối thiểu; Người DTTS trong nhóm DT có c.lượng nguồn nhân lực thấp học trình độ sau ĐH, nghiên cứu sinh được miễn học phí, giáo trình, tài liệu học tập và được hỗ trợ tiền ăn, ở hàng tháng (thời gian học) bằng mức lương tối thiểu)

Điều chỉnh hỗ trtheo CS hiện có theo QĐ số 82/2006/QĐ-TTg, về việc Điều chỉnh mức học bổng CS và trợ cấp xã hội đối với HS, SV là người DTTS học tại các trường đào tạo công lập; QĐ 152/2007/QĐ-TTg về học bổng CS đối với học sinh, sinh viên học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, 12/2013/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ HS THPT vùng có Điều kiện KT-XH ĐBKK, 66/2013/QĐ-TTg về CS hỗ trợ chi phí học tập đối với SV là người DTTS học tại các sở giáo dục đại học

Vùng DTTS

Nâng cao kiến thức xã hội, kỹ năng sống, có khả năng hội nhập quốc tế cho học sinh

 

3

Giáo dục - đào tạo nghnghiệp gn lin giải quyết việc làm

3,1

Giáo dc nghề nghiệp gắn liền giải quyết việc làm

Cung cấp thông tin thị trường lao động, việc làm cho người trong độ tuổi lao động. Tăng cường cung cấp thông tin thị trường lao động, đẩy mạnh và mở rộng công tác tư vấn, hướng nghiệp, giới thiệu việc làm cho đồng bào DTTS. Đến năm 2020

Rà soát danh Mục nghề, xây dựng c. trình, giáo trình, tài liệu và thời gian đào tạo các c.trình giáo dục nghề nghiệp phù hợp với trình độ, VH, ngôn ngữ của đồng bào DTTS và đặc Điểm vùng DTTS&MN.

Thực hiện chính sách theo QĐ số 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” và QĐ 971/QĐ-TTg sửa đổi bổ sung QĐ 1956/QĐ-TTg

Vùng DTTS và miền núi

Bộ LĐTBXH chủ trì phối hợp với UBDT, các Bộ ngành và các địa phương liên quan

 

Học sinh con hộ nghèo người DTTS khi học ở các CSGD nghề nghiệp được hưởng chính sách như HS DTNT

Xây dựng chính sách mới

Vùng DTTS và miền núi

 

Phấn đấu có 50% số lao động người DTTS trong độ tuổi từ 18 đến 35 tuổi được cung cấp thông tin thị trường lao động, việc làm.

Xây dựng cơ chế phù hợp giải quyết việc làm

Vùng DTTS và miền núi

 

Ủy ban nhân dân cấp xã bố trí cán bộ kiêm nhiệm theo dõi công tác giáo dục nghề nghiệp và giới thiệu việc làm để thông tin, tư vấn và tổng hợp nhu cầu hc nghề, cung cấp thông tin về các khóa đào tạo nghề, nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp cũng như quyền lợi và trách nhiệm của người lao động đến người dân vùng DTTS

Xây dựng cơ chế chính sách mới

Vùng DTTS và miền núi

Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với BLĐTBXH, UBDT, các Bộ ngành và các địa phương liên quan

3,2

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm

Chuyển đổi nghề cho phần lớn đồng bào DTTS nghèo, không có đất sản xuất

Phát triển các hình thức du lịch đa dạng tại vùng DTTS gắn chặt với cộng đồng; khuyến khích, hỗ trợ ĐBDTTS tham gia tích cực thông qua đào tạo nghề, cho vay vốn, cung cấp thông tin, dịch vụ hỗ trợ, kết nối thị trường,...

Lồng ghép với chương trình nông thôn mới

Vùng sinh thái có Điều kiện tự nhiên phù hợp, gần các thắng cảnh lớn

Bộ Văn hóa, Bộ LĐ-TB-XH chủ trì phối hợp với UBDT và các địa phương thực hiện

Phát triển ngành tiểu thủ công nghiệp có lợi thế và phù hợp với người DTTS, gắn với du lịch thông qua cho vay vốn, hỗ trợ công nghệ, thương hiệu, tiêu chuẩn, xúc tiến thương mại,... (tham khảo mô hình mỗi làng một sản phẩm)

Xây dựng cơ chế chính sách mới

Vùng DTTS và miền núi

Bộ LĐTBXH chủ trì phối hợp với UBDT

Phát triển một số ngành chăn nuôi có lợi thế ở miền núi (bò thịt, dê, cừu, gà bản địa,...) dựa vào cộng đồng (cộng đồng quản lý và phát triển đồng cỏ, rừng, mặt nước,...)

Lồng ghép với chương trình phát triển KTXH địa phương và chính sách đất đai

Vùng DTTS và miền núi có Điều kiện sinh thái phù hợp

Bộ NNPTNT chủ trì phối hợp với UBDT, các Bộ ngành và các địa phương liên quan

Khoán, thuê người DTTS trả công bằng tiền hoặc lương thực để bảo tồn tài nguyên, tham gia thực hiện các nhiệm vụ công ích

 

Vùng DTTS và miền núi

Bộ NNPTNT và Bộ Tài nguyên môi trường chủ trì, phối hợp với UBDT và các Bộ ngành, các địa phương liên quan

Ưu tiên khoán, thuê người DTTS trong các hoạt động xây dựng CSHT, từng bước nâng cao tay nghề để chuyên nghiệp hóa lao động người DTTS

Xây dựng cơ chế chính sách mới

Vùng DTTS, ưu tiên vùng DTTS có các dự án phát triển lớn

4

Chính sách cán bộ người DTTS và bình đng gii

4,1

 

Nâng cao tỷ lệ cán bộ người DTTS, ưu tiên cán bộ nữ

Xây dựng quy hoạch dài hạn và có kế hoạch, ngân sách để triển khai thực hiện cụ thể cho từng địa phương để từng bước hoàn thiện cả về số lượng và chất lượng cán bộ người DTTS.

Bổ sung QĐ số 08/2011/QĐ-TTg, 1097/QĐ-TTg, 1374/2011/QĐ-TTg, 567/QĐ-TTg, 170/QĐ-TTg, 1758/QĐ-TTg theo hướng tăng ngân sách cho những địa phương có nhu cầu cao về cán bộ người DTTS hoặc làm việc tại vùng DTTS

Vùng DTTS ưu tiên vùng ĐBKK

Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với UBDT, các Bộ, ngành và các địa phương

Có chính sách đào tạo thường xuyên và hình thành hệ thống đánh giá khách quan theo hiệu quả công việc để lựa chọn cán bộ người DTTS có đủ năng lực đưa vào quy hoạch, bổ nhiệm tại địa phương

y dựng chính sách và tiêu chí luân chuyển cán bộ

Cán bộ làm công tác dân tộc

UBDT chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ và các địa phương

4,2

 

Thu hút cán bộ có năng lực làm việc tại vùng DTTS và miền núi đặc biệt cán bộ người DTTS rất ít người

Có chính sách đi với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương ở vùng có Điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn

Tiếp tục thực hiện Dự án thí Điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó chủ tịch xã thuộc 62 huyện nghèo theo Quyết định số 170/QĐ-TTg và Đề án thí Điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển nông thôn, miền núi giai đoạn 2013 - 2020 theo Quyết định số 1758/QĐ-TTg

62 huyện nghèo và vùng

Bộ Nội vụ phối hợp với UBDT và các Bộ ngành liên quan

Có chính sách hỗ trợ về lương, chế độ đãi ngộ và tạo việc làm để thu hút học sinh DTTS tốt nghiệp đại học và trung học chuyên nghiệp về công tác tại vùng DTTS

Bổ sung QĐ 08/2011/QĐ-TTg Tăng cường cán bộ cho các xã thuộc huyện nghèo để thực hiện Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo; 1097/QĐ-TTg Sửa đổi, bổ sung Dự án thí Điểm tuyển chọn 600 trí thức trẻ ưu tú, có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 62 huyện nghèo được phê duyệt theo Quyết định số 170/QĐ-TTg; 1374/2011/QĐ-TTg Phê duyệt Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015, 567/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án bồi dưỡng nâng cao năng lc quản lý nhà nước cho CBCC trẻ ở xã giai đoạn 2014-2020, 170/QĐ-TTg về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, định mức trang thiết bị và phương tiện làm việc của cơ quan và CBCC, VC nhà nước; 1758/QĐ-TTg Phê duyệt Đề án thí Điểm tuyển chọn trí thức trẻ tình nguyện về các xã tham gia phát triển NT, MN giai đoạn 2013-2020 theo hướng hỗ trợ cao hơn cho cán bộ người DTTS hoặc làm việc tại vùng DTTS

Sinh viên, học sinh DTTS tốt nghiệp đại học, trung học chuyên nghiệp về công tác tại vùng DTTS

Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với UBDT

 

Tích hợp các chế độ phụ cấp và VB hướng dẫn thành một văn bản chung, tạo Điều kiện cho địa phương dễ thực hiện (Nghị định 116/2010/NĐ-CP về CS đối với CBCC, VC và người hưng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có Điều kiện KT - XHĐBKK; Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC về hướng dẫn thực hiện NĐ 116, trong đó quy định phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm; Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT và Thông tư số 83/2005/TT- BNV của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp KV; Thông tư 09/2005/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn chế độ phụ cấp đặc biệt đối với CBCC, VC và lực lượng vũ trang)

Cán bộ công chức, viên chức và người hưởng lương ở vùng DTTS &MN

Bộ Nội vụ phối hợp với UBDT và các Bộ ngành liên quan và các địa phương

 

- Rà soát lại hệ sphụ cấp đi với các vùng miền trên toàn quốc do các Điều kiện đxét phụ cấp cũng như tình hình PT KT-XH từng địa giới hành chính đã thay đổi.

- Đối với địa bàn vùng DTTS&MN: Để đảm bảo tính công bằng giữa các vùng miền trong đó có ưu tiên hơn đối với nhng vùng còn khó khăn, ĐBKK nghiên cứu, áp dụng tính các chế độ phụ cấp theo trình độ phát triển từng khu vực vùng DT&MN.

Cán bộ công chức, viên chức và người hưởng lương ở vùng DTTS và miền núi

Bộ Nội vụ phối hợp với UBDT và các Bộ ngành liên quan

IV

NHÓM CHÍNH SÁCH ĐẶC THÙ VÙNG DTTS VÀ MIN NÚI

1

Chính sách đi với các dân tộc thiu s rt ít người

1.1

Đề án hỗ trợ phát triển KT-XH vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao

Giảm tỷ lệ hộ nghèo 4 dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao

 

Tiếp tục thực hiện Quyết định 1672/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc: Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”

vùng DTTS 4 dân tộc và 4 tỉnh thực hiện đề án

UBDT chủ trì phối hợp với các Bộ ngành và các địa phương liên quan

1.2

Hỗ trợ phát triển KT-XH các DTTS rất ít người giai đoạn 2016-2025

Giảm tỉ lệ hộ nghèo 12 DTTS thuộc 93 xã của 36 huyện trên địa bàn 12 tỉnh từ 5 - 7%/năm. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho các xã, thực hiện phát triển SX cho 100%, phát triển giáo dục, văn hóa, y tế cho 12 DTTS ít người.

- Xây dựng, hoàn thiện kết cấu CSHT tại các thôn bản phấn đấu theo tiêu chí nông thôn mới.

- Hỗ trợ phát triển sản xuất

- Hỗ trợ phát triển giáo dục các cấp để tăng chất lượng nguồn nhân lực, tạo nguồn cán bộ dân tộc.

- Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống, nâng cao đời sống tinh thần cho đồng bào và tiếp nhận văn hóa tốt đẹp giữa các dân tộc

- Hỗ trợ cải thiện chăm sóc sức khỏe, giống nòi.

Đxuất chính sách mới

12 DTTS rất ít người thuộc địa bàn 36 huyện của 12 tỉnh vùng DTTS và miền núi

UBDT chủ trì phối hợp với các Bộ ngành và các địa phương liên quan

2

Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020

 

 

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo 4%/năm ở xã, thôn th. hiện CT.

- Đến năm 2020 cơ bản các xã, thôn, bản có đường giao thông đi lại thuận lợi quanh năm; 100% TTX, hộ gia đình có điện lưới quốc gia phục vụ sinh hoạt và phát triển sx; các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 70% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây hàng năm; trên 50% trạm y tế xã được chuẩn hóa; các công trình hạ tầng giáo dục, văn hóa... được quan tâm đầu tư để đạt các Mục tiêu của CTMTQG xây dựng nông thôn mới.

- Phấn đấu đến năm 2020, ít nhất 30% số xã thuộc CT 135 giai đoạn 2016-2020 hoàn thành các Mục tiêu CT đã đề ra.

Thực hiện Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020 theo 3 hợp phần:

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng;

- Hỗ trợ phát triển sản xuất;

- Hỗ trợ nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở.

Xây dựng Chương trình 135 giai đoạn 2016 - 2020 theo hướng tiếp tục thực hiện Chương trình 135 theo Quyết định 551/QĐ-TTg và có bổ sung thêm hợp phần nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở thụ hưởng chính sách (nằm trong CTMTQGGNBV).

Xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu và các thôn ĐBKK

Ủy ban Dân tộc chủ trì phi hp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển NT, Lao động TB&XH, KH&ĐT, TC...

3

Chính sách đặc thù hỗ trphát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016 - 2020

 

 

Giải quyết tình trạng hộ đồng bào DTTS, hộ nghèo vùng khó khăn không có đất ở

Cấp đất ở và hình thành cụm dân cư

Tích hợp, sửa đổi bổ sung vào các chính sách về đất ở theo QĐ 755/QĐ-TTg Phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu snghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013-2015; QĐ 29/2013/QĐ-TTg Về một số chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu snghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 - 2015

 

UBDT chủ trì phối hợp với các Bộ ngành và các địa phương liên quan

3.1

 

 

Di dân khỏi các vùng có nguy cơ thiên tai lớn và các vùng nhạy cảm với môi trường (vùng lõi vườn quốc gia, khu bảo tồn, vùng dự trữ sinh quyển) đến vùng có quỹ đất và phù hợp với Điều kiện sống của đồng bào DTTS.

Lồng ghép chính sách di dân TĐC theo Quyết định 1776/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình bố trí dân cư các vùng: thiên tai, đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, di cư tự do, khu rừng đặc dụng giai đoạn 2013 - 2015 và định hướng đến năm 2020; 33/2013/QĐ-TTg về việc tiếp tục thực hiện CS hỗ trợ di dân thực hiện ĐCĐC cho đồng bào DTTS đến năm 2015 với CT nông thôn mới, CT phòng chng thiên tai, chống biến đổi khí hậu.

Vùng DTTS có nguy cơ thiên tai lớn và các vùng nhạy cảm với môi trường

Bộ NN & PTNT chủ trì phối hợp với Bộ Tài nguyên Môi trường, UBDT và các địa phương

3.2

 

Giải quyết tình trạng hộ đồng bào DTTS không có đất sản xuất, chuyển đổi nghề cho 80% số hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo thiếu đất sản xuất;

Quy hoạch lại đất nông lâm trường quốc doanh (NLT) trước đây, làm rõ việc khoán, thuê, mướn với các hộ gia đình.

Rà soát tổng thể quỹ đất công hiện có, chính sách sắp xếp đất của NLT không hiệu quả giao lại cho hộ DTTS thiếu đất sx

Vùng DTTS có quỹ đất

Bộ NNPTNT chủ trì phối hợp với các Bộ ngành liên quan chỉ đạo địa phương thực hiện

Xây dựng phương án cụ thể chia cho người DTTS sử dụng làm đất nông nghiệp hay đất rừng sản xuất hoặc cho DN thuê lại nhưng có chính sách hỗ trợ và ưu tiên (vốn vay, chi phí đào tạo,...) cho những DN sử dụng lao động DTTS.

Sửa đổi, bổ sung chính sách hiện có theo các Quyết định số: 146/2005/QĐ-TTg, 57/2007/QĐ-TTg, 100/2007/QĐ-TTg, 66/2011/QĐ-TTg, 755/QĐ-TTg.

Vùng DTTS có quỹ đất

Bộ TNMT chủ trì phối hợp cùng các Bộ ngành chỉ đạo các địa phương thực hiện

Khoán, thuê người DTTS để thực hiện các dịch vụ công ích đối với đất rừng đặc dụng và rừng phòng hộ (bảo vệ, phát triển tài nguyên rừng) và do nhà nước trả công bằng tiền hoặc lương thực.

Xây dựng chính sách khoán, thuê người DTTS để thực hiện các dịch vụ công ích

Vùng DTTS không có quỹ đất, không có DN, trang trại

Bộ NNPTNT chủ trì phối hợp với các Bộ ngành chỉ đạo địa phương thực hiện

3.3

 

Cơ bản giải quyết tình trạng thiếu nước sinh hoạt cho hộ dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở địa bàn khó khăn. Đảm bảo tỷ lệ hộ DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh trên 30%

Rà soát tổng thể số hộ thiếu nước sinh hoạt. Xây dựng phương án cụ thể giải quyết nước sinh hoạt cho từng hộ dân và từng cụm Điểm dân cư (công trình nước sinh hoạt tập trung)

Sửa đổi QĐ số 755/QĐ-TTg Phê duyệt Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2013-2015

Hộ DTTS sinh sống ở vùng DTTS và miền núi; Hộ nghèo ở xã khu vực III, thôn, bản ĐBKK

UBDT chủ trì phối hợp Bộ NNPTNT, TNMT chỉ đạo các địa phương thực hiện

3.4

 

Bố trí sắp xếp dân cư nhằm ổn định đời sống, phát triển sản xuất cho các hộ còn du canh du cư, di cư không theo kế hoạch là người dân tộc thiểu số thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Rà soát thực tế số hộ DTTS còn du canh du cư, di cư không theo kế hoạch. Đối chiếu thực tế địa phương nơi hộ DTTS có dân đi và dân đến. Thực hiện quy hoạch, bố trí sắp xếp lại dân cư qua các dự án định canh định cư tập trung và xen ghép.

Sửa đổi bổ sung QĐ 33/2013/QĐ-TTg và QĐ 1342/QĐ-TTg

Số hộ cần bố trí ĐCĐC còn lại theo Quyết định số 1342/QĐ-TTg đã phê duyệt; Hộ đồng bào DTTS di cư không theo kế hoạch và chưa được quy hoạch, bố trí sắp xếp trong các chương trình, chính sách.

UBDT chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch Đầu tư, Tài chính và các địa phương

3.5

Tín dụng

Tạo Điều kiện thuận lợi để người dân tiếp cận tốt hơn với nguồn vốn tín dụng ưu đãi.

Đối tượng thụ hưởng chính sách được vay vốn để tạo quỹ đất sản xuất, làm dịch vụ hoặc làm nghề khác để tăng thu nhập

Tích hợp, sửa đổi bổ sung QĐ 54/2012/QĐ-TTg với các QĐ tín dụng khác tại vùng DTTS và miền núi thành một mức chung phù hợp với tình hình thực tế

Hộ thiếu đất sản xuất, chuyển đổi nghề do thiếu đất sx; Hộ DTTS nghèo sinh sống tại các xã khu vực III, thôn, bản ĐBKK

UBDT chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, NHCSXH, các Bộ ngành liên quan và các địa phương.

Giải quyết cơ bản tình trạng hộ đồng bào DTTS thiếu vốn sản xuất, kinh doanh

Tăng nguồn tín dụng ưu đãi, hình thành hệ thống dịch vụ hỗ trợ tiếp cận nguồn vốn phù hợp với năng lực và tập quán của đồng bào DTTS

Tích hợp các CS cho vay đối với đồng bào DTTS thành một CS chung với định mức vay bằng tín dụng cho vay với người nghèo.

Hộ DTTS đặc biệt là hộ nghèo, cận nghèo, hộ vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn

Bộ Lao động -TB và XH chủ trì phối hợp với UBDT, Bộ Tài Chính, Ngân hàng CSXH và các Bộ ngành liên quan

4

Chính sách hỗ trlao động là người dân tộc thiểu số đến làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất và doanh nghiệp các khu đô thị

Đến năm 2020 giải quyết việc làm ổn định để tạo thu nhập cho 80% lao động DTTS thuộc hộ nghèo do thiếu đất sản xuất, chưa có công việc ổn định.

- Hỗ trợ đào tạo nghề, đào tạo tiếng phù hợp với trình độ người DTTS.

- Hỗ trợ dịch vụ an sinh xã hội (nhà ở, điện nước, bảo hiểm, chi phí đi lại...)

Xây dựng chính sách mới

Người DTTS thuộc hộ nghèo chưa có việc làm ổn định cuộc sống

Ủy ban Dân tộc chủ trì phối hợp với Bộ Lao động Thương binh&XH, Nông nghiệp và Phát triển NT, KH&ĐT, TC...

5

Chính sách giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, bình đẳng gii.

5.1

Chính sách giảm thiu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Đảm bảo Mục tiêu QĐ 498/QĐ-TTg

Nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật, chuyển đổi hành vi trong hôn nhân của đồng bào DTTS nhằm giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS&MN.

Tiếp tục thực hiện QĐ 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 Phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”

Vùng đồng bào DTTS

Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế, các Bộ ngành và các địa phương liên quan

5.2

Chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện bình đng giới, hỗ trtrẻ em, nhất là trẻ em nghèo vùng DTTS và vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK

Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới vùng DTTS &MN; bảo đảm bình đẳng thực chất các quyền cho phụ nữ và trẻ em nghèo vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK

- Chính sách về y tế, giáo dục cho trẻ em nhất là trẻ em nghèo vùng DTTS & vùng có Điều kiện kinh tế - xã hội ĐBKK

- Chính sách về lao động, việc làm cho phụ nữ DTTS

- Chính sách về thông tin, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới cho đồng bào DTTS.

- Chính sách hỗ trợ cán bộ trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc làm công tác bình đẳng giới tại vùng DT&MN

Xây dựng chính sách mới

Vùng DTTS&MN, vùng ĐBKK

Ủy ban Dân tộc, Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & ĐT, Bộ LĐTBXH, Bộ Nội vụ

IV

NHÓM CHÍNH SÁCH ĐẢM BẢO AN NINH QUỐC PHÒNG VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

4.1

Chính sách người có uy tín trong đồng bào DTTS

Xây dựng, tập hợp, quản lý đội ngũ người có uy tín trong đồng bào DTTS phát huy vai trò tích cực và sức mạnh đại đoàn kết dân tộc để thực hiện nhiệm vụ chính trị chung của Đảng, Nhà nước tại địa phương

Xây dựng, ban hành tiêu chí, quy trình, thủ tục xét chọn, đánh giá người có uy tín; quy định chế độ, chính sách gắn với nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm và cơ chế hoạt động đối với người có uy tín trong thực hiện nhiệm vụ được giao; Phân cấp quản lý, phân công vận động và thực hiện chế độ, chính sách của người có uy tín; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan để thống nhất trong quản lý và tổ chức thực hiện chính sách người uy tín từ Trung ương đến địa phương;

y dựng “Chính sách vận động, tăng cường vai trò của người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” thay thế Quyết định số 18/2011/QĐ-TTg ngày 18/3/2011 và Quyết định số 56/2013/QĐ-TTg ngày 07/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số;

Người có uy tín tại vùng DTTS và miền núi

Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Bộ, ngành liên quan

4.2

Xây dựng và củng cố hệ thống chính trị

Xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vững mạnh. n định chính trị và trật tự xã hội, củng cố lòng tin của đồng bào DTTS

Htrợ kinh phí thực hiện Quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, quản lý cán bộ người DTTS trong hệ thống chính trị và cán bộ trong hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc

Xây dựng chính sách mới

Cán bộ vùng DTTS, ưu tiên các vùng ĐBKK

Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp với UBDT, các Bộ, ngành và các địa phương

Nâng cao tỷ lệ cán bộ DTTS, ưu tiên cán bộ nữ, cán bộ trẻ tham gia vào các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị các cấp.

Xây dựng chính sách mới

Cán bộ vùng DTTS, ưu tiên các vùng ĐBKK

Bộ Nội vụ chủ trì phối hợp UBDT thực hiện

4.3

Hội nhập quốc tế về công tác dân tộc

 

Tăng cường sự hỗ trợ của các đối tác phát triển trong phát triển kinh tế xã hội vùng DTTS&MN

Xây dựng chiến lược hội nhập QT về công tác DT đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và tiếp tục triển khai Đề án Tăng cường hợp tác quốc tế hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS.

Vùng DTTS&MN

UBDT chủ trì, phối hợp với các Bộ ngành, các Tổ chức Quốc tế và các địa phương

 



[1] Theo báo cáo số 136/BC-UBDT ngày 5/11/2015 của UBDT về kết quả rà soát chính sách dân tộc giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất chính sách trung hạn giai đoạn 2016 - 2020.

[2] Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 939/NQ-UBTVQH13 bố trí 5.300 tỷ đồng từ nguồn tăng thu và tiết kiệm chi NSTW năm 2014 để thực hiện các chính sách an sinh xã hội, trong đó có nhiều chính sách thực hiện trên địa bàn vùng dân tộc: hỗ trợ chính sách định canh định cư, hỗ trợ đất , đất sản xuất và nước sinh hoạt, chính sách cho vay đối với đồng bào dân tộc thiểu số ĐBKK...

[3] Tnh Lâm Đồng đã phát triển mô hình sản xuất với quy mô 10.000 ha, có mức thu từ 500 triệu đến 1 tỷ đồng/ha/năm. Các mô hình sản xuất nông nghiệp gắn với du lịch ở nông thôn như: xã Yên Đức, huyện Đông Triều, Quảng Ninh; xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang... hàng năm đã thu hút được hàng trăm ngàn lượt khách du lịch.

[4] Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn bộc lộ nhiều bất cập khi không có các giải pháp đồng bộ để giải quyết các khó khăn cơ bản, mở đường cho sự đầu tư của DN trong phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh (đường giao thông, điện hay các giải pháp đột phá về đất đai).

[5] Triển khai thực hiện Nghị quyết 30a/NQ-CP đã có 222.844 lượt hộ được hỗ trợ nhận khoán bảo vệ rừng; trên 21 nghìn lượt hộ được hỗ trợ trồng rừng; 39.820 lượt hộ nghèo ở thôn bản vùng giáp biên giới được hỗ trợ 799,28 tấn lương thực.

[6] Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ DTTS ĐBKK giai đoạn 2012 - 2015 theo QĐ số 54/2012/QĐ-TTg đạt lũy kế cho vay 795 tỷ đồng, thu nợ đạt 271 tỷ đồng với 92.055 hộ đang được vay vốn. Đã xóa nợ 1,6 tỷ đồng cho các hộ DTTS gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan.

Chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào DTTS nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 - 2015 theo Quyết định 29/2013/QĐ-TTg: Lũy kế cho vay 493 tỷ đồng, thu nợ đạt 58 tỷ đồng với 46.264 hộ đang được vay vốn. Đã xóa nợ 0,99 tỷ đồng.

Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào DTTS nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn bản ĐBKK theo Quyết định 755/QĐ-TTg: Lũy kế cho vay đạt 142 tỷ đồng, thu nợ đạt 0,45 tđồng với 9.438 hộ đang được vay vốn..

[7] Theo báo cáo của Bộ KHCN: Đã trin khai 317 dự án tại 61 tỉnh, thành phố, chuyn giao 2.364 lượt công nghệ và tiến bộ kỹ thuật, triển khai các dự án và xây dựng được 1.042 mô hình.

[8] Các mô hình được chuyển giao công nghệ như: phát triển sản xuất rau, quả theo tiêu chun VietGap và sản xuất trái vụ hướng tới sản phẩm hàng hóa; phát triển chăn nuôi theo quy mô công nghiệp; sản xuất cá hướng tới tiêu chuẩn GlobalGap phục vụ cho xuất khẩu; bảo quản chế biến nông lâm hi sản; ứng dụng công nghệ sinh học trong phát triển sản xuất....

[9] Ủy ban Dân tộc được phân công trực tiếp quản lý thực hiện các chương trình, chính sách giảm nghèo: Chương trình 135 về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu, các thôn bản ĐBKK theo Quyết định số 551/QĐ-TTg; Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo và hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 755/QĐ-TTg; Chính sách hỗ trợ giải quyết đất ở và giải quyết việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn vùng đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 2013 - 2015 theo Quyết định số 29/2013/QĐ-TTg; Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012 - 2015 theo Quyết định 54/2012/QĐ-TTg; Chính sách hỗ trợ định canh định cư cho đồng bào DTTS còn di cư tự do theo Quyết định số 33/2013/QĐ-TTg và 1342/QĐ-TTg; Chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo vùng khó khăn theo Quyết định 102/2009/QĐ-TTg; Đ án Phát triển kinh tế - xã hội vùng các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao theo Quyết định số 1672/QĐ-TTg.

[10] Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 38,22% cuối năm 2013 xuống còn 32,59% cuối năm 201410. Giảm tỷ lệ nghèo ở các xã, thôn ĐBKK, từ tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo là 55% (năm 2012) xuống còn Khoảng 45%, bình quân mỗi năm giảm 3,5%/năm.

[11] Theo báo cáo chưa đầy đủ các tỉnh: Các hộ được hỗ trợ trên 11.400 tấn giống cây các loại (cây lương thực, công nghiệp, ăn quả), gn 2,3 triệu con giống các loại (con giống đại gia súc, giống gia súc, gia cầm, thủy sản), trên 98 nghìn chuồng trại chăn nuôi, gần 150 triệu tấn thức ăn công nghiệp, trên 155,2 nghìn tấn phân bón các loại, 2440 mô hình phát triển sản xuất....

[12] Báo cáo của Bộ Xây dựng đến năm 2015 đã có 230.000 hộ đồng bào DTTS được hỗ trợ nhà ở theo Quyết định số 167/2008/QĐ-TTg, đạt 43% kế hoạch. 2.928 hộ nghèo hoàn thành xây dựng nhà ở phòng chống bão lũ lụt theo Quyết định số 48/2014/QĐ-TTg, đạt 45% kế hoạch.

[13] Quyết định số 1294/QĐ-LĐTBXH của Bộ LĐTBXH về phê duyệt kết quả Điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2014.

[14] Theo báo cáo số 2905/LĐTBXH-VPQGGN của Bộ LĐTBXH: Người DTTS được hỗ trợ học nghề tập trung đông nhất tại vùng Trung du và miền núi phía Bắc (chiếm 55%), tiếp đến là Tây Nam bộ (12,9%), Tây Nguyên (12%), thấp nhất là vùng Đông Nam bộ (0,4%).

[15] Theo Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Nghị quyết 70/NQ-CP của BCĐ TW, tính đến 2015 đã xây dựng gần 2 triệu công trình nước sạch.

[16] Hệ thống trường PTDTNT hiện có ở 50 tỉnh/TP với 308 trường với slượng 88.247 học sinh.Trường PTDTBT có ở 26 tỉnh gm 876 trường với 140.849 học sinh bán trú (tăng 79 trường, 12.204 học sinh so với năm học 2013 - 2014)

[17] Từ năm 2011 - 2014, tại 05 trường dự bị đại học và 4 khoa dự bị thuộc 4 trường đại học đã cử tuyển được 18.686 học sinh dự bị (đạt 99,1% chỉ tiêu được giao).

[18] Hiện có 782 trường, 5.515 lớp với 124.246 học sinh thực hiện học tiếng DTTS. Có 28 tỉnh, 77 lớp học với 3.720 CBCC vùng DT và MN tổ chức học tiếng DTTS.

[19] Dân tộc Ơ Đu đang có nguy cơ mất dần các nét văn hóa đặc trưng. Nghệ thuật diễn xướng Then của các dân tộc Tày, Nùng, Thái; Kho sách cổ của dân tộc Dao, trang phục truyền thống... với các giá trị văn hóa tiêu biểu của các dân tộc đang đứng trước nguy cơ biến mt theo xu hướng kiên cố hóa, hiện đại hóa, cần nhanh chóng được hướng dẫn, hỗ trợ bảo tồn, phát huy trong cuộc sống đương đại.

[20] Đến năm 2012, cả nước có 1.087 bệnh viện: Trong đó 36 bệnh viện thuộc tuyến trung ương; 153 bệnh viện thuộc tuyến tnh; tuyến huyện có 615 bệnh viên đa khoa, 686 phòng khám đa khoa khu vực; tuyến xã có 10.926 trung tâm y tế xã bao phủ hầu hết các xã trên phạm vi cả nước. Tại y tế tuyến xã có 98,4% xã có trạm y tế hoạt động; 87,44% số thôn bản có nhân viên y tế thôn bản hoạt động; có 74% số xã có bác sĩ làm việc; 45% số xã đạt chuẩn quốc gia y tế xã giai đoạn 2010 - 2020; 92% số xã có y sĩ sản nhi hoặc nữ hộ sinh. Mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản được củng cố, bao phủ 100% huyện, 93% xã, 84% thôn bản.

[21] Vùng Tây Bắc có độ bao phủ bác sỹ ở trung tâm y tế xã thấp nhất (chỉ đạt 32,4% / 65,9% số bình quân toàn quốc).

[22] Hiện vẫn còn 10% số phụ nữ không đi khám thai lần nào, 20% số bà mẹ các tỉnh miền núi Tây Bắc khi đẻ chưa được cán bộ y tế hỗ trợ, chăm sóc

[23] Theo số liệu thống kê của Bộ Nội vụ đến ngày 30/6/2014 đã có hơn 50.969 lượt cán bộ công chức viên chức DTTS được đào tạo kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; 22.229 lượt người được đào tạo bồi dưỡng kiến thức về lý luận chính trị; 10.516 lượt người được bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước

[24] Trong đó, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS giữ chức lãnh đạo, quản lý là 2.955 người, chiếm 8,5%. Slượng Đại biu Quốc hội là người DTTS hiện nay là 78 người, chiếm 15,6% số Đại biểu Quốc hội khóa XIII (giảm 2,05% so với khóa XII).

[25] Trong đó, tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức người DTTS giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý là 10.398 người, chiếm 17,2%.

[26] Đã lựa chọn được 59,14% đội viên dự án là người DTTS, 94,09% được đánh giá hoàn thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ; Đề án thí Điểm tuyển chọn tri thức trẻ tình nguyn về các xã tham gia phát triển nông thôn mới, miền núi giai đoạn 2013-2020: Đến tháng 7/2015, đã hoàn thành bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và kỹ năng cần thiết cho các đội viên Đề án và bố trí đủ 500 đội viên về các xã công tác; Đề án bi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức trẻ ở xã giai đoạn 2014-2020: đến năm 2020 bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho 100% cán bộ, công chức trẻ của 2.333 xã thuộc vùng có Điều kiện KT-XH đặc biệt khó khăn, vùng DTTS và miền núi, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

[27] Theo báo cáo của 41 tỉnh, thành phố đến 30/6/2014 số CBCC người DTTS chưa qua đào tạo về trình độ chuyên môn là 12,2%; chưa qua đào tạo về lý luận chính trị là 33%.

[28] Đặt 2.975 Bảng thông tin và 523 Hộp tin về Trợ giúp pháp lý tại trụ sở UBND xã, Trung tâm bưu điện, nhà sinh hoạt cộng đng, nhà văn hóa, Đồn Biên phòng đóng trên địa bàn các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn.

[29] Theo số liệu tổng hợp chưa đầy đủ của 30/52 tỉnh thực hiện Chương trình 135

[30] Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011 - 2015.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 143/UBDT-CSDT năm 2016 báo cáo kết quả thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất khung chính sách dân tộc giai đoạn 2016 - 2020 do Ủy ban Dân tộc ban hành

Số hiệu: 143/UBDT-CSDT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
Người ký: Sơn Phước Hoan
Ngày ban hành: 24/02/2016
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [105]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 143/UBDT-CSDT năm 2016 báo cáo kết quả thực hiện chính sách dân tộc giai đoạn 2011 - 2015 và đề xuất khung chính sách dân tộc giai đoạn 2016 - 2020 do Ủy ban Dân tộc ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [5]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…