Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 748/LĐTBXH-BHXH
V/v: Giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội

Hà Nội, ngày 10 tháng 03 năm 2006 

 

Kính gửi:

Trung tâm điện thoại di động CDMA S TELECOM
11 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội 

 

Trả lời công văn số 308/CV/S-Telecom HN ngày 12/10/2005 của Trung tâm đề nghị giải đáp về việc đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiệm y tế đối với lao động trong thời gian thử việc, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

Về hiệu lực của hợp đồng lao động:

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 33 Bộ Luật lao động thì hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày giao kết hoặc từ ngày do 2 bên thỏa thuận hoặc từ ngày người lao động bắt đầu làm việc và tại khoản 1 Điều 8 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9/5/2003 của Chính phủ về hợp đồng lao động, thì ngày có hiệu lực của hợp đồng lao động là ngày người lao động bắt đầu làm việc.

Về quy định đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

Theo quy định tại Điều 141 Bộ luật lao động thì bảo hiểm xã hội bắt buộc được áp dụng đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên và hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Ở những doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức này, người sử dụng lao động, người lao động phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 149 của Bộ luật này; đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động dưới 3 tháng thì các khoản bảo hiểm xã hội được tính vào tiền lương do người sử dụng lao động trả theo quy định của Chính phủ, để người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo loại hình tự nguyện hoặc tự lo liệu về bảo hiểm xã hội. Khi hết hạn hợp đồng lao động mà người lao động tiếp tục làm việc hoặc giao kết hợp đồng lao động mới, thì áp dụng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Căn cứ vào các quy định nêu trên, người lao động của Trung tâm, sau thời gian thử việc từ 1 đến 2 tháng (thỏa thuận miệng) nếu đạt yêu cầu, trung tâm sẽ ký hợp đồng lao động chính thức với người lao động bằng văn bản. Nếu thời gian thử việc được tính trong thời hạn của hợp đồng lao động chính thức, thì hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày người lao động bắt đầu làm thử việc và hai bên phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày người lao động bắt đầu vào làm thử việc; nếu thời gian làm thử việc là hợp đồng lao động riêng (thỏa thuận miệng), thì hợp đồng này là hợp đồng thứ nhất có hiệu lực từ ngày người lao động bắt đầu làm thử việc và hợp đồng lao động ký kết bằng văn bản là hợp đồng thứ hai, có hiệu lực từ ngày ký kết (ngày hết hạn thời gian làm thử việc), hai bên phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ ngày ký kết hợp đồng lao động chính thức theo quy định tại Điều 141 của Bộ luật lao động.

Về việc đóng Bảo hiểm y tế, đề nghị Trung tâm liên hệ với Bộ Y tế để được trả lời theo thẩm quyền.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, BHXH

T/L. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI



 
Phạm Đỗ Nhật Tân

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn số 748/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế dối với lao động trong thời gian thử việc

Số hiệu: 748/LĐTBXH-BHXH
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký: Phạm Đỗ Nhật Tân
Ngày ban hành: 10/03/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn số 748/LĐTBXH-BHXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế dối với lao động trong thời gian thử việc

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…