ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 667/LĐTBXH-DN |
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 19 tháng 02 năm 2008. |
Kính gửi: |
- Hiệu trưởng trường cao
đẳng nghề, trung cấp nghề; |
Luật Dạy nghề quy định ba trình độ dạy nghề: Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề, Cao đẳng nghề; và ba loại chứng chỉ, văn bằng tương ứng là: Chứng chỉ Sơ cấp nghề, Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề, Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề.
Bên cạnh đó, Luật cũng quy định phương thức Dạy nghề thường xuyên nhằm tạo điều kiện cho người lao động học suốt đời, nâng cao trình độ kỹ năng nghề thích ứng với yêu cầu của thị trường lao động, tạo cơ hội tìm việc làm, tự tạo việc làm. Ngoài ba trình độ nêu trên, Dạy nghề thường xuyên còn bao gồm: Chương trình bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề, Chương trình dạy nghề theo hình thức kềm cặp nghề, truyền nghề; Chương trình chuyển giao cõng nghệ; và người học cũng được cấp chứng chỉ khi hoàn thành khóa học.
Trong văn bản này, Sở hướng dẫn việc cấp Chứng chỉ Sơ cấp nghề và Chứng chỉ hoàn thành khóa học theo phương thức dạy nghề thường xuyên.
I- CẤP CHỨNG CHỈ THEO CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ:
1- Chứng chỉ sơ cấp nghề:
Được cấp cho người học đã tốt nghiệp chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp. Chương trình này nhằm trang bị cho người học nghề năng lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn; thời gian đào tạo từ ba tháng (hoặc 200 giờ) trở lên; có tổ chức kiểm tra công nhận tốt nghiệp cuối khóa học đúng Quy chế do Bộ LĐ-TBXH ban hành. Người học theo chương trình này có thể học theo kế hoạch đào tạo chính quy (tập trung, liên tục) tại cơ sở dạy nghề (CSDN) hoặc theo phương thức dạy nghề thương xuyên (linh hoạt về thời gian, địa điểm, phương pháp đào tạo) nhưng vẫn bảo đảm mục tiêu, nội dung, thời lượng và kết quả kiểm tra theo quy định.
2- Chứng chỉ hoàn thành khóa học:
Được cấp cho người học đã hoàn thành Chương trình bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề; Chương trình dạy nghề theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề; Chương trình chuyển giao công nghệ. Các chương trình này không bó buộc về thời lượng mà chủ yếu đáp ứng yêu cầu người học, người sử dụng lao động; và không được kể là chương trình Sơ cấp nghề mà thuộc dạng chương trình dạy nghề thường xuyên (theo Điều 32, Điều 33 Luật Dạy nghề).
II- MẪU CHỨNG CHỈ:
1- Chứng chỉ sơ cấp nghề:
Theo mẫu quy định tại Quyết định số 15/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. Các CSDN có thể tự in hoặc đặt mua mẫu do Tổng cục Dạy nghề tổ chức in và cung cấp (văn bản số 5367/LĐ-TBXH-DN ngày 30/10/2007 và văn bản 6615/LĐ-TBXH-DN ngày 31/12/2007 của Sở LĐ-TBXH).
2- Chứng chỉ hoàn thành khóa học:
Theo Khoản 3 Điều 33 Luật Dạy nghề, người đứng đầu CSDN tổ chức thực hiện và cấp chứng chỉ cho người học nghề. Tuy nhiên để các CSDN thuận tiện trong việc cấp chứng chỉ, Sở đã tạo mẫu và đặt in theo nhu cầu các CSDN đăng ký.
III- THẨM QUYỀN CẤP CHỨNG CHỈ:
Trưởng CSDN và các đơn vị có đăng ký dạy nghề trình độ hoặc phương thức nào thì cấp chứng chỉ tương ứng trình độ hoặc phương thức đó.
IV- QUẢN LÝ VIỆC CẤP CHỨNG CHỈ:
1- Chứng chỉ sơ cấp nghề:
Thực hiện theo Điều 6 Quyết định số 15/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 29/05/2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
2- Chứng chỉ hoàn thành khóa học:
Lập sổ theo dõi số lượng mẫu chứng chỉ nhận về (hoặc tự in) và số lượng cấp theo kết quả từng khóa học.
Ghi đúng và đủ nội dung chứng chỉ theo hướng dẫn tại phụ lục kèm theo văn bản này.
Thu hồi chứng chỉ đã cấp khi phát hiện hành vi gian lận trong học tập, kiểm tra, hoặc trong việc làm hồ sơ để được cấp chứng chỉ; chứng chỉ cấp cho người không đủ điều kiện; chứng chỉ bị tẩy xóa, sửa chữa; chứng chỉ do người không có thẩm quyền cấp.
Định kỳ 6 tháng, hàng năm , báo cáo tình hình cấp chứng chỉ về Phòng Dạy nghề Sở.
V- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
Ngay khi nhận được văn bản này, Trưởng CSDN rà soát lại các chương trình dạy nghề ngắn hạn trước đây:
Điều chỉnh bổ sung theo mục tiêu dạy nghề trình độ sơ cấp, đảm bảo các nội dung nêu trong mục tiêu; đảm bảo thời lượng để triển khai giảng dạy và cấp chứng chỉ Sơ cấp nghề đúng quy định.
Các chương trình chưa đảm bảo mục tiêu, nội dung và thời lượng theo yêu cầu dạy nghề trình độ sơ cấp thì chuyển thành chương trình khóa học (theo dạng dạy nghề thường xuyên ) và cấp Chứng chỉ hoàn thành khóa học.
Riêng chương trình đào tạo lái xe theo hướng dẫn của Cục Đường bộ được kể là chương trình sơ cấp nghề.
Tiến hành đăng ký lại từng loại chương trình theo hướng dẫn của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
|
KT.
GIÁM ĐỐC |
PHỤ LỤC
MẪU
CHỨNG CHỈ HOÀN THÀNH KHÓA HỌC
(Kèm theo công văn số 667/LĐTBXH-DN ngày 19 tháng 02 năm 2008 của Sở LĐ-TBXH)
(Trang 4) |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
CHỨNG CHỈ HOÀN THÀNH KHÓA HỌC
(Trang 1) |
|
|
|
|
Số hiệu:. . . . . (10). . . . /. . . . . (11) . . . . .
Vào sổ số: . . (12). . . ., ngày . . .tháng . . .năm. . . . .
(Trang 2) |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM . . . . . . . . . . . . . .(1) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . (2) . . . . . . . . . . . . . . . . . CẤP Chứng chỉ hoàn thành khóa học Cho: . . . . . . (3) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Ngày sinh:. . (4). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Nơi sinh: . . . (5) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Tên khóa học: (6). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Thời gian: Từ . . . / . . ./ . . (7) . . . đến . . / . . ./ . Tổng số giờ: . (8). . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tp. HCM, ngày . . .tháng. . .năm . . . (9)
(Trang 3) |
* Ghi chú:
Ghi đầy đủ và chính xác các nội dung trong “Chứng chỉ hoàn thành khóa học ” . Các nội dung ghi vào Chứng chỉ (trang 2 và 3) được in trên máy vi tính hoặc được viết bằng loại mực mầu đen, xanh đen; chữ viết rõ ràng; họ tên của học viên được cấp viết kiểu chữ in hoa.
(1) : Chức danh người đứng đầu cơ sở dạy nghề.
(2) : Tên cơ sở dạy nghề.
(3) : Họ tên của học viên (chữ in hoa).
(4) : Ghi theo hình thức: ngày (2 chữ số), tháng (2 chữ số), năm sinh (4 chữ số).
(5) : Tên Tỉnh, Thành phố thuộc Trung ương.
(6) : Ghi đúng, đủ tên khóa học đã đăng ký và được chấp thuận; không viết tắt..
(7) : Ghi theo hình thức: ngày (2 chữ số), tháng (2 chữ số), năm sinh (4 chữ số).
(8) : Ghi tổng số thời gian đào tạo được tính bằng giờ.
(9) : Chức danh người đứng đầu CSDN; ký tên, đóng dấu, ghi rõ họ và tên.
(10): Do CSDN ghi theo số tự nhiên (đủ 5 chữ số :x x x x x ).
(11): Chữ viết tắt, ký hiệu riêng của cơ sở dạy nghề.
(12): Số thứ tự trong sổ cấp chứng chỉ (5 chữ số); ngày, tháng, năm: như số (4).
Công văn số 667/LĐTBXH-DN về việc cấp chứng chỉ trong dạy nghề do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 667/LĐTBXH-DN |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Trần Trung Dũng |
Ngày ban hành: | 19/02/2008 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn số 667/LĐTBXH-DN về việc cấp chứng chỉ trong dạy nghề do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chưa có Video