Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ LAO ĐỘNG
 THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 4263/LĐTBXH-TL

V/v: hướng dẫn pháp luật lao động

 

Hà nội, ngày 29 tháng 11 năm 2006 

 

Kính gửi

CÔNG TY THỰC PHẨM J.K.LIM
(Xã Ninh Sơn, thị xã Tây Ninh, Tây Ninh)

Trả lời công văn số 04/CVBLĐ/JKL ngày 08 tháng 9 năm 2006 về việc xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương và nâng lương cho người lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1/ Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ quy định chi Tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Bộ luật Lao động về tiền lương, đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì thang lương, bảng lương phải được xây dựng cho tất cả các loại lao động trong doanh nghiệp, như lao động quản lý, lao động chuyên môn, nghiệp vụ và công nhân trực tiếp sản xuất, kinh doanh theo công việc và ngành nghề đảm nhận. Đối với mỗi loại lao động doanh nghiệp có thể xây dựng một hoặc nhiều thang lương tương ứng với mỗi công việc khác nhau căn cứ trên cơ sở yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công việc, mức độ phức tạp công việc và Điều kiện lao động (không nên chỉ căn cứ vào trình độ chuyên môn, nghiệp vụ). Mức lương của các loại lao động có thể giống hoặc khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố xác định tiền lương.

Về Khoảng cách giữa các bậc lương: hiện nay Nhà nước chỉ quy định mức lương của lao động đã qua đào tạo nghề phải cao hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định ít nhất là 7%, Khoảng cách giữa các bậc lương cao hơn do người sử dụng lao động và đại diện người lao động (Ban chấp hành công đoàn cơ sở trong doanh nghiệp hoặc tập thể người lao động – nơi doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn) bàn bạc, đồng thuận trước khi đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước.

2/ Về chế độ nâng bậc lương đối với người lao động do người lao động hoặc đại diện của người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận và phải được thể hiện trong hợp đồng và thỏa ước lao động tập thể. Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu công việc, tình hình sản xuất, kinh doanh, sau khi tham khảo ý kiến Ban Chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời, doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương đối với người lao động làm việc trong doanh nghiệp.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời để Công ty được biết và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật lao động./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Sở LĐTBXH tỉnh Tây Ninh;
- Lưu VP, Vụ TL.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ TIỀN LƯƠNG – TIỀN CÔNG





Phạm Minh Huân

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn số 4263/LĐTBXH-TL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn pháp luật lao động

Số hiệu: 4263/LĐTBXH-TL
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký: Phạm Minh Huân
Ngày ban hành: 29/11/2006
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [1]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn số 4263/LĐTBXH-TL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn pháp luật lao động

Văn bản liên quan cùng nội dung - [1]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…