Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 2443/LĐTBXH-TL
V/v Hướng dẫn thực hiện pháp luật lao động

Hà Nội, ngày 23 tháng 7 năm 2004

 

Kính gửi:

Công ty TNHH Gạch men Hoàng Gia
KCN Mỹ Xuân A, Tân Thành, Bà Rịa Vũng Tàu

 

Trả lời công văn số 141/04/CV-HC ngày 23 tháng 6 năm 2004 của Công ty TNHH Gạch men Hoàng Gia về việc ghi tại trích yếu, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

1. Việc tạm ứng tiền lương khi bị tạm giữ, tạm giam:

Theo quy định của Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động: người lao động bị tạm giữ, tạm giam do vi phạm có liên quan đến quan hệ lao động, thì trong thời gian tạm giữ, tạm giam người lao động được người sử dụng lao động tạm ứng 50% tiền lương theo hợp đồng lao động. Trường hợp người lao động ăn cắp tài sản của doanh nghiệp bị bắt quả tang, bị doanh nghiệp xử lý kỷ luật với hình thức sa thải đúng với nội quy lao động của doanh nghiệp và đồng thời người đó bị tạm giữ, tạm giam, thì từ ngày có quyết định sa thải người lao động, doanh nghiệp không phải tạm ứng 50% tiền lương theo hợp đồng lao động do doanh nghiệp không còn quan hệ lao động với người lao động đó.

Người lao động bị tình nghi có hành vi ăn cắp tài sản liên quan đến quan hệ lao động và bị cơ quan điều tra tạm giữ, tạm giam cho đến khi có kết luận của cơ quan điều tra, thì tuỳ theo mức độ sai phạm, công ty tiến hành xử lý kỷ luật. Nếu phải xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải đúng với nội quy lao động của doanh nghiệp, thì từ ngày bị tạm giữ, tạm giam cho đến ngày bị sa thải, doanh nghiệp có trách nhiệm tạm ứng 50% tiền lương tháng cho người lao động đó, vì trong thời gian này chưa biết rõ người đó có phạm tội hay không phạm tội.

2. Về xử phạt hành chính đối với các đơn vị vi phạm pháp luật lao động:

Theo quy định tại khoản 1, Điều 82 của Bộ luật Lao động thì doanh nghiệp sử dụng từ 10 người lao động trở lên phải có nội quy lao động bằng văn bản. Nội quy lao động không được trái với pháp luật lao động và pháp luật khác. Người lao động trong quá trình làm việc tại doanh nghiệp hoàn toàn chịu sự quản lý của người sử dụng lao động thông qua các quy định của nội quy lao động và các biện pháp quản lý khác của người sử dụng lao động. Trường hợp người lao động không thực hiện việc khai Tờ khai Sổ lao động, Sổ lao động nộp ảnh 4 x 6 để làm Sổ lao động đây thuộc về trách nhiệm quản lý của doanh nghiệp và theo quy định của nội quy lao động.

Trường hợp hết hạn hợp đồng lao động hay hết thời gian thử việc mà người lao động không thực hiện ký hợp đồng lao động theo thông báo của doanh nghiệp. Người lao động có thể chưa hiểu hết các quy định của pháp luật lao động. Do vậy, trong thông báo doanh nghiệp cần phải quy định rõ thời hạn ký hợp đồng lao động và nếu người lao động không ký hợp đồng lao động thì coi như không đồng ý tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp và doanh nghiệp quyết định chấm dứt hợp đồng lao động; đối với người lao động thử việc thì coi như từ chối làm việc cho doanh nghiệp.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Công ty được biết.

 

 

TL. BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
VỤ TRƯỞNG VỤ TIỀN LƯƠNG - TIỀN CÔNG




Phạm Minh Huân

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn số 2443/LĐTBXH-TL ngày 23/07/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện pháp luật lao động

Số hiệu: 2443/LĐTBXH-TL
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký: Phạm Minh Huân
Ngày ban hành: 23/07/2004
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn số 2443/LĐTBXH-TL ngày 23/07/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện pháp luật lao động

Văn bản liên quan cùng nội dung - [2]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…