Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2433/LĐTBXH-TCCB
V/v sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII

Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2022

 

Kính gửi:

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Ngày 31/5/2022, Ban Kinh tế Trung ương có Công văn số 2043-CV/BKTTW về công tác sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đ có cơ sở xây dựng báo cáo sơ kết 05 năm tình hình thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW đối với các nhiệm vụ được giao thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trân trọng đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW đối với đơn vị sự nghiệp công lập trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền quản lý theo Đ cương Báo cáo và tng hp số liệu theo các Phụ lục đính kèm.

Báo cáo của Quý Cơ quan xin gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 18/7/2022 để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Lưu: VT, TCCB.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Tấn Dũng

 

GỢI Ý ĐỀ CƯƠNG BÁO CÁO

SƠ KẾT 5 NĂM TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 19-NQ/TW NGÀY 25/10/2017 CỦA BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG ĐẢNG KHÓA XII VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐVSNCL

(Gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

(đính kèm Công văn số      -CV/BKTTW của Ban Kinh tế Trung ương ngày 31 tháng 5 năm 2022)

PHẦN THỨ NHẤT

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐỐI VỚI CÁC NHIỆM VỤ ĐƯỢC GIAO THUỘC CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LĨNH VỰC LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

I- CÔNG TÁC THỂ CHẾ HÓA NGHỊ QUYẾT

1- Những nội dung Bộ đã tham mưu để Quốc hội, Chính phủ ban hành các quy định pháp luật, chương trình, đề án về lĩnh vực của Bộ có liên quan đến việc tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL; Các văn bản liên quan do Bộ ban hành. Việc ban hành các văn bản hướng dẫn địa phương và địa phương ban hành văn bản pháp quy liên quan (xây dựng danh mục văn bản đã ban hành).

2- Đánh giá kết quả thực hiện các nhiệm vụ, đề án được giao tại Nghị quyết số 08/NQ-CP, làm rõ những nhiệm vụ đã làm được, chưa làm được so với tiến độ đề ra; trách nhiệm tổ chức, cá nhân; nguyên nhân; nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới.

2.1- Các Dự án Luật theo hướng bao quát, tiến độ, hiệu lực, hiệu quả.

2.2- Về xây dựng Đề án: (1) Đề án sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp; (2) Đề án phát triển các trung tâm nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công.

2.3- Quy định về việc hợp nhất các trung tâm bảo trợ có chức năng, nhiệm vụ tương đồng thành trung tâm bảo trợ đa chức năng.

2.4- Về xây dựng, hoàn thiện tiêu chí cụ thể phân loại, điều kiện thành lập, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội .

2.5- Việc rà soát, hoàn thiện quy hoạch định hướng mạng lưới các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương; chuyển từ quy hoạch theo đơn vị hành chính sang quy hoạch theo ngành, lĩnh vực, nhu cầu của xã hội và thị trường.

2.6- Về xây dựng và hoàn thiện định mức biên chế sự nghiệp thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội.

2.7- Về danh mục dịch vụ sự nghiệp công (SNC) thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội (Phụ lục I-1).

Đánh giá sự phù hợp của danh mục dịch vụ SNC thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đã được ban hành, trong đó đánh giá cụ thể việc cung cấp các loại dịch vụ SNC nêu trên theo từng lĩnh vực (giáo dục nghề nghiệp, bảo trợ xã hội, điều dưỡng người có công và dịch vụ SNC khác thuộc lĩnh vực lao động - thương binh và xã hội) và theo từng địa bàn ở địa phương để làm rõ:

- Những loại dịch vụ SNC thiết yếu và địa bàn mà Nhà nước phải bảo đảm ngân sách để cung ứng cho người dân.

- Những dịch vụ SNC cơ bản và địa bàn mà Nhà nước có sự hỗ trợ cung ứng dịch vụ SNC ở các mức độ khác nhau

- Những dịch vụ SNC và địa bàn không sử dụng ngân sách nhà nước và có khả năng xã hội hóa cao.

2.8- Về xây dựng, hoàn thiện cơ chế tự chủ của ĐVSNCL thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội

2.9- Về ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí; ban hành khung giá dịch vụ SNC sử dụng ngân sách nhà nước thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội theo lộ trình giá dịch vụ được tính đủ chi phí

2.10- Về xây dựng cơ chế tài chính để huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho dịch vụ SNC thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội

2.11- Về ban hành tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và chất lượng dịch vụ của ĐVSNCL thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội

2.12- Về hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh người làm việc trong ĐVSNCL thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội

2.13- Hướng dẫn việc áp dụng mô hình quản trị đối với các đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội như mô hình quản trị doanh nghiệp

2.14- Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia vào hoạt động giáo dục nghề nghiệp

II- ĐÁNH GIÁ VIỆC ĐỔI MỚI HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐVSNCL

1- Đánh giá kết quả sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội của các Bộ, ngành, địa phương[1] và sự phù hợp với quy hoạch mạng lưới ĐVSNCL đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (Phụ lục I-2).

1.1- Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp:

- Đánh giá các kết quả của các Bộ, ngành, địa phương (có số liệu cụ thể) về:

+ Thực hiện sáp nhập trường trung cấp vào trường cao đẳng

+ Giải thể các trường trung cấp, cao đẳng hoạt động không hiệu quả

+ Sáp nhập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề thành một cơ sở giáo dục dạy nghề ở cấp huyện

- Tổng hợp số lượng các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp do bộ, ngành, địa phương quản lý. Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch mạng lưới ĐVSNCL đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

1.2- Đối với trung tâm bảo trợ

- Đánh giá kết quả thực hiện về việc hợp nhất các trung tâm bảo trợ có chức năng, nhiệm vụ tương đồng thành trung tâm bảo trợ đa chức năng (có số liệu cụ thể)

- Thống kê số lượng các trung tâm bảo trợ của từng bộ, ngành, địa phương. Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch mạng lưới ĐVSNCL đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

1.3- Đối với trung tâm điều dưỡng người có công: Thống kê số lượng các trung tâm của từng bộ, ngành, địa phương. Đánh giá sự phù hợp với quy hoạch mạng lưới ĐVSNCL đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt

2- Đánh giá kết quả đẩy mạnh tự chủ tài chính của các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội. Tổng hợp kết quả thực hiện tự chủ của các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội do Bộ, ngành, địa phương quản lý (Phụ lục I-2).

3- Đánh giá về quản lý biên chế sự nghiệp của các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội. Tổng hợp biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước và hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp tại các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội do Bộ, ngành, địa phương quản lý (Phụ lục I-3, I-4).

4- Đánh giá kết quả chuyển các ĐVSNCL thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội thành công ty cổ phần (Phụ lục I-5).

5- Đánh giá về đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ SNC thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội. Tổng hợp số lượng các đơn vị ngoài công lập (doanh nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội...) tham gia cung ứng dịch vụ thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội (Phụ lục I-6).

PHẦN THỨ HAI

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐỐI VỚI CÁC ĐVSNCL TRỰC THUỘC BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

I- TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

Đánh giá kết quả đạt được, hạn chế yếu kém và nguyên nhân, của:

1- Công tác tuyên truyền, học tập, quán triệt, kế hoạch thực hiện Nghị quyết của các cấp ủy, cơ quan, tổ chức, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động

2- Ban hành kế hoạch, chương trình hành động, các văn bản có liên quan triển khai thực hiện Nghị quyết (trừ các văn bản đã nêu ở phần thứ nhất)

II- KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT

Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Nghị quyết đã đề ra đến năm 2021, các nội dung tiếp tục thực hiện năm 2022 (xây dựng biểu mẫu số liệu, kết quả thực hiện). Đối với 08 nhiệm vụ và giải pháp cần làm rõ các nội dung sau:

1- Về nhận thức và đồng thuận

Làm rõ những thay đổi căn bản về nhận thức và đồng thuận của các ngành, các cấp, các đơn vị sự nghiệp và toàn xã hội đối với việc đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các ĐVSNCL.

2- Về sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL

2.1- Kết quả xây dựng, trình cấp có thẩm quyền Đề án sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL thuộc Bộ

2.2- Kết quả chuyển các ĐVSNCL có tính chất cung cấp dịch v nghiệp công của Bộ về chính quyền địa phương quản lý, Bộ chỉ thực hiện chủ quản đối với các ĐVSNCL phục vụ quản lý nhà nước của Bộ và những đơn vị trọng điểm, chuyên sâu.

2.3- Đánh giá kết quả về sắp xếp, tổ chức lại các ĐVSNCL do Bộ quản lý, so sánh với mục tiêu đến năm 2021, giảm tối thiểu 10% (bình quân mỗi năm giảm tối thiểu 2,5%) ĐVSNCL so với năm 2015; đánh giá sự phù hợp với quy hoạch mạng lưới ĐVSNCL đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và kết quả thực hiện các nội dung sau (Phụ lục II-1):

- Lĩnh vực giáo dục - đào tạo: Về sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các trường đại học, cơ sở giáo dục - đào tạo hoạt động không hiệu quả

- Lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

+ Về sáp nhập trường trung cấp vào trường cao đẳng

+ Về giải thể các trường trung cấp, cao đẳng hoạt động không hiệu quả

- Lĩnh vực y tế: Chuyển các bệnh viện thuộc bộ về địa phương quản lý

- Lĩnh vực khoa học và công nghệ

+ Sắp xếp lại hệ thống tổ chức khoa học và công nghệ nhằm giảm mạnh đầu mối, khắc phục tình trạng chồng chéo, dàn trải, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực nghiên cứu, gắn với quá trình cơ cấu lại ngành khoa học và công nghệ.

+ Chuyển một số tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng mà sản phẩm khoa học có khả năng thương mại hóa thành doanh nghiệp hoặc chuyển về trực thuộc các tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

+ Chuyển một số tổ chức khoa học và công nghệ công lập hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu cơ bản về trực thuộc các trường đại học, học viện để thúc đẩy gắn kết giữa nghiên cứu với đào tạo.

- Lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch (nếu có)

- Lĩnh vực thông tin và truyền thông

+ Sắp xếp lại cơ quan báo chí theo quy hoạch đã được phê duyệt.

+ Chuyển các nhà xuất bản sang ĐVSNCL có thu, trường hợp thật sự cần thiết, đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì cho phép chuyển sang công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên 100% vốn nhà nước.

+ Giải thể, sáp nhập, chuyển đổi loại hình đối với những ĐVSNCL công nghệ thông tin quy mô nhỏ, hoạt động không hiệu quả, không phục vụ quản lý nhà nước hoặc hoạt động trong lĩnh vực đã xã hội hoá cao.

+ Rà soát, sắp xếp các đơn vị bưu chính, viễn thông theo hướng tinh gọn.

- Lĩnh vực sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác: Chuyển các đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện thành công ty cổ phần. Giải thể các đơn vị sự nghiệp kinh tế hoạt động không hiệu quả.

3- Về quản lý biên chế và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

3.1- Kết quả quản lý và sử dụng biên chế

- Đánh giá, so sánh với mục tiêu đến năm 2021 biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước giảm tối thiểu 10% (bình quân mỗi năm giảm tối thiểu 2,5%) so với năm 2015 (Phụ lục II-2, II-3).

- Việc đổi mới cơ chế xác định và giao biên chế theo hướng quản lý, giám sát chặt chẽ biên chế của các ĐVSNCL do ngân sách nhà nước đảm bảo một phần chi thường xuyên.

- Việc thí điểm thi tuyển và thuê giám đốc điều hành thí điểm trong ĐVSNCL.

- Việc chấm dứt tự phê duyệt, giao biên chế sự nghiệp vượt quá số lượng quy định, xử lý số viên chức và người lao động vượt biên chế được giao (trù đơn vị tự chủ tài chính) và xem xét, cắt giảm phù hợp số biên chế đơn vị chưa sử dụng hết.

- Việc phân loại viên chức theo vị trí việc làm và sắp xếp, bố trí lại cơ cấu viên chức theo hướng vị trí chuyên môn, nghiệp vụ chiếm tỉ lệ ít nhất 65%. Xây dựng kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực, tinh gọn lao động gián tiếp.

- Việc đổi mới cơ chế, phương thức tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, có chính sách thu hút nhân tài, đào tạo lại đối với viên chức và người lao động dôi dư do sáp nhập, giải thể hoặc chuyển thành đơn vị ngoài công lập.

3.2- Kết quả tinh giản biên chế

- Đánh giá kết quả thực hiện chính sách tinh giản biên chế, xây dựng Đề án tinh giản biên chế đến năm 2030.

- Việc đánh giá, phân loại viên chức hàng năm để đưa ra khỏi đội ngũ những người 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ.

3.3- Đánh giá kết quả thực hiện về số lượng lãnh đạo cấp phó do thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập (Phụ lục II-4).

4- Về đẩy mạnh cung ứng dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, thúc đẩy xã hội hóa dịch vụ sự nghiệp công

- Đánh giá kết quả thực hiện đẩy mạnh cơ chế tự chủ của ĐVSNCL (tự bảo đảm chi thường xuyên, tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư) và khả năng đạt mục tiêu đến hết năm 2021 có ít nhất 10% ĐVSNCL tự chủ tài chính, giảm bình quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho các ĐVSNCL so với năm 2015 ;

- Đánh giá kết quả thực hiện chuyển các ĐVSNCL thành công ty cổ phần (Phụ lục II-5).

- Về chuyển một số dịch vụ công mà Nhà nước không nhất thiết phải thực hiện cho doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đảm nhiệm.

5- Nâng cao năng lực quản trị của đơn vị sự nghiệp công lập

- Việc đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng lực quản trị, tinh gọn bộ máy, giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian, ứng dụng công nghệ thông tin và tiến bộ KHCN tiên tiến, tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế trong quản lý.

Đánh giá kết quả thực hiện việc rà soát, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bên trong của ĐVSNCL theo hướng tinh gọn, giảm đầu mối, bỏ cấp trung gian (Phụ lục II-6).

- Việc nâng cao chất lượng quản trị tài chính, tài sản công của đơn vị, ban hành quy chế quản lý, xác định thẩm quyền, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân, người đứng đầu. Hoàn thiện chế độ kế toán, kiểm toán, giám sát bảo đảm công khai minh bạch hoạt động tài chính của các ĐVSNCL.

 - Việc áp dụng mô hình quản trị như doanh nghiệp đối với các ĐVSN tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.

- Việc kiểm định, đánh giá, xếp hạng các ĐVSNCL.

6- Hoàn thiện cơ chế tài chính

- Xây dựng và hoàn thiện các danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước đảm bảo các nguyên tắc đã nêu trong Nghị quyết.

- Kết quả việc đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, quản lý, cấp phát ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước bảo đảm đầu tư cho các dịch vụ công cơ bản, thiết yếu và đối với các ĐVSNCL ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người (Phụ lục II-7).

- Kết quả việc đổi mới cơ chế tài chính chuyển ngân sách nhà nước từ hỗ trợ cho các ĐVSNCL sang hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng người nghèo, đối tượng chính sách khi sử dụng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu; chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công căn cứ vào chất lượng đầu ra hoặc đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.

- Việc xác định giá trị đơn vị sự nghiệp, giao vốn, tài sản cho ĐVSNCL.

- Việc xây dựng hệ thống thông tin dữ liệu về tài chính và tài sản công của ĐVSNCL .

- Việc bảo đảm nguồn kinh phí để giải quyết chính sách đối với những người dôi dư do sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập và thực hiện tinh giản biên chế.

7- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước

- Kết quả việc phân cấp, giao quyền tự chủ cho các đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng phân định rõ việc quản lý nhà nước với quản trị đơn vị sự nghiệp công lập và việc cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.

- Lấy kết quả thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế hằng năm là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại kết quả công tác của người đứng đầu cấp uỷ, đơn vị sự nghiệp công lập.

- Việc tăng cường phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành với cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư, tài chính các cấp trong quản lý ngân sách nhà nước chi cho lĩnh vực sự nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước, tránh chồng chéo, lãng phí.

- Việc quy định rõ quyền hạn gắn với trách nhiệm người đứng đầu các bộ, ngành, cơ quan, đơn vị, đặc biệt là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

- Việc tăng cường công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình của các đơn vị cung ứng dịch vụ sự nghiệp công.

- Việc đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cố tình né tránh hoặc không thực hiện nhiệm vụ được giao đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

- Việc hình thành các tổ chức kiểm định, đánh giá độc lập về chất lượng dịch vụ sự nghiệp công theo ngành, lĩnh vực.

8- Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng

Đánh giá việc các cấp ủy tăng cường vai trò lãnh đạo, thường xuyên kiểm tra, giám sát, đối với tổ chức và hoạt động của các ĐVSNCL.

9- Đánh giá chung

Nêu tóm tắt những mặt được, trong đó, chú ý đánh giá hiệu quả kinh tế (mức giảm chi ngân sách nhà nước, huy động các nguồn lực phát triển, đầu tư của xã hội vào các ĐVSNCL, hiệu quả hoạt động hệ thống đơn vị sự nghiệp của Bộ năm 2021 so với năm 2015...) và những tồn tại, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế trong việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Bộ.

10- Bài học kinh nghiệm

PHẦN THỨ BA

QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT 19-NQ/TW

I- ĐỀ XUẤT MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GÓP PHẦN BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC HIỆN NHỮNG CHỦ TRƯƠNG VỀ TIẾP TỤC ĐỔI MỚI HỆ THỐNG TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP THUỘC NGÀNH, LĨNH VỰC LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 2022-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2045

1- Quan điểm

2- Mục tiêu

- Mục tiêu tổng quát (về sắp xếp, tổ chức lại, đẩy mạnh tự chủ... đối với ĐVSNCL thuộc lĩnh vực lao động-thương binh và xã hội)

- Mục tiêu cụ thể

+ Giai đoạn 2022 - 2025

+ Giai đoạn 2026 - 2030

+ Tầm nhìn đến năm 2045

3- Nhiệm vụ, giải pháp

II- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

 

 



[1] Gồm: Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 2433/LĐTBXH-TCCB năm 2022 về sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Số hiệu: 2433/LĐTBXH-TCCB
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Người ký: Lê Tấn Dũng
Ngày ban hành: 11/07/2022
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [2]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 2433/LĐTBXH-TCCB năm 2022 về sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…