Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ LAO ĐỘNG,
THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1938/LĐTBXH-LĐVL
V/v: Giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP.

Hà Nội, ngày 06 tháng 06 năm 2007 

 

Kính gửi: Sở lao động – thương binh và xã hội tỉnh lâm đồng

 

Trả lời Công văn số 443/LĐTBXH ngày 22/5/2007 của quý Sở về nội dung ghi ở trích yếu, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:

Thực hiện Nghị quyết số 07/2007/NQ-CP ngày 06/02/2007 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 01 năm 2007 và Công văn số 826/VPCP-TH ngày 09/02/2007 của Văn phòng Chính phủ về việc thực hiện điểm 2 Nghị quyết nói trên, ngày 14/2/2007, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 583/LĐTBXH-LĐVL gửi các Bộ, ngành, địa phương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước và Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông báo việc thực hiện Nghị quyết nói trên, trong đó đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam chỉ đạo Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp tục thực hiện chế độ hưu trí đối với lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ và Thông tư số 19/2004/TT-BLĐTBXH ngày 22/11/2004 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư do sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 155/2004/NĐ-CP ngày 10/8/2004 của Chính phủ; Thông tư số 18/2005/TT-BLĐTBXH ngày 11/5/2005 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sửa đổi, bổ sung Thông tư số 19/2004/TT-BLĐTBXH ngày 22/11/2004 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Tuy nhiên, thời gian gần đây Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội nhận được phản ánh của một số địa phương, doanh nghiệp về việc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố không giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động dôi dư, bao gồm cả số lao động dôi dư có tên trong phương án sắp xếp lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt giải quyết chế độ lao động dôi dư trước ngày 01/01/2007, đã nhận trợ cấp theo quyết định xuất quỹ của Bộ Tài chính, nhưng giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội sau ngày 01/01/2007 với lý do chưa có hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và từ sau ngày 01/01/2007 (thời điểm có hiệu lực thi hành Luật Bảo hiểm xã hội) người lao động nghỉ hưu trước tuổi phải thực hiện giám định sức khoẻ, bị trừ % lương hưu do về hưu trước tuổi. Về vấn đề này, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 1812/LĐTBXH-LĐVL ngày 29/5/2007 (kèm theo) báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, giải quyết.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội thông báo để quý Sở biết./.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- TT Nguyễn Thanh Hoà (để b/c);
- Lưu VT, Vụ LĐ-VL.

TL. BỘ TRƯỞNG
VỤ TRƯỞNG VỤ LAO ĐỘNG-VIỆC LÀM



 
 
Nguyễn Đại Đồng

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn số 1938/LĐTBXH-LĐVL về chế độ bảo hiểm xã hội do Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội ban hành, để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP.

Số hiệu: 1938/LĐTBXH-LĐVL
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Người ký: Nguyễn Đại Đồng
Ngày ban hành: 06/06/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [6]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn số 1938/LĐTBXH-LĐVL về chế độ bảo hiểm xã hội do Bộ Lao Động, Thương Binh và Xã Hội ban hành, để giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động dôi dư theo Nghị định số 41/2002/NĐ-CP.

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…