BỘ
TÀI CHÍNH |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4320 TC/TCT |
Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2002 |
Kính gửi: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Những năm qua, thực hiện đường lối phát triển kinh tế nhiều thành phần, nhiều hộ tư nhân đã mua sắm phương tiện để hoạt động kinh doanh vận tải, do đó kinh doanh vận tải tư nhân phát triển mạnh. Theo Luật thuế GTGT và Luật thuế TNDN thì các hộ kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải nộp thuế GTGT, thuế TNDN. Tuy nhiên, trong thực tế thất thu thuế đối với hoạt động kinh doanh vận tải còn tương đối lớn cả về số hộ và doanh số. Theo số liệu điều tra thống kê năm 1996 cả nước có 107.558 hộ kinh doanh vận tải, năm 2001 có khoảng 141.000 hộ kinh doanh vận tải, tăng 31% so với năm 1996, năm 2001 ngành thuế cả nước mới quản lý thu được 39.046 hộ bằng 27,7% so với số hộ thống kê. Một số địa phương số lượng hộ kinh doanh vận tải hàng năm đều tăng, nhưng số quản lý lại giảm.
Nguyên nhân thất thu là do:
- Ý thức chấp hành pháp luật thuế của hộ kinh doanh chưa nghiêm chỉnh. Lợi dụng tính chất kinh doanh vận tải là cơ động, không có địa điểm, luồng tuyến cố định, cơ quan thuế khó quản lý, các hộ kinh doanh này không đăng ký thuế, trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.
- Sự phối hợp giữa ngành thuế với các ngành: Giao thông, Công an... và hoạt động đăng kiểm phương tiện giao thông chưa chặt chẽ và thường xuyên.
- Chính quyền các cấp, nhất là chính quyền phường, xã nơi các hộ kinh doanh vận tải tư nhân cư trú chưa tham gia tích cực hỗ trợ cơ quan thuế quản lý đối tượng kinh doanh, xác định doanh thu kinh doanh và đôn đốc thu nộp.
- Ở một số địa phương, cơ quan thuế chưa chủ động khảo sát, đánh giá mức độ thất thu, tìm hiểm nguyên nhân thất thu và kiến nghị kịp thời các giải pháp để UBND các cấp chỉ đạo.
Tình hình thất thu thuế đối với các hộ cá thể kinh doanh vận tải thời gian qua đã được các doanh nghiệp kinh doanh vận tải phản ánh với cơ quan thuế về việc tạo sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đối tượng kinh doanh, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách.
Thực hiện Chỉ thị số 06/2002/CT-TTg ngày 20/2/2002 của Thủ tướng Chính phủ về biện pháp tăng cường quản lý và chống thất thu NSNN năm 2002, để khắc phục tình trạng trên, Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh, Thành phố:
1/ Chỉ đạo cơ quan thuế phối hợp với các ngành, các cấp ở địa phương, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nội dung các chính sách thuế, các hành vi vi phạm và chế tài xử lý hành vi vi phạm về thuế, để các hộ cá thể kinh doanh vận tải nắm được và tự giác chấp hành. Phát hiện và xử lý nghiêm các hộ kinh doanh vận tải không chấp hành nghĩa vụ thuế, dây dưa nợ đọng, trốn lậu thuế...
2/ Chỉ đạo cơ quan thuế phối hợp với các ngành rà soát, nắm lại tất cả cá hộ tư nhân có đăng ký sử dụng phương tiện vận tải hành khách, vận tải hàng hoá và thực tế có hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn, trên cơ sở đó đối chiếu với số hộ đã quản lý thu thuế, xác định số hộ kinh doanh vận tải chưa quản lý thuế để đưa vào đối tượng quản lý thu thuế.
3/ Chỉ đạo cơ quan Công an, Giao thông công chính, cơ quan Đăng kiểm phối hợp và cung cấp kịp thời cho cơ quan thuế: Tên, địa chỉ của người có phương tiện vận tải đã đăng ký sử dụng, xin cấp đăng ký kinh doanh, đã đăng kiểm để cơ quan thuế có cơ sở đối chiếu, so sánh với số hộ đã đăng ký nộp thuế. Đồng thời phối hợp kiểm tra và tạo điều kiện để cơ quan thuế kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh, gắn việc đăng kiểm phương tiện, chuyển vùng phương tiện, xin cấp đăng ký kinh doanh và gia hạn đăng ký kinh doanh với việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
4/ Chỉ đạo cơ quan thuế phối hợp với các ngành khảo sát lại doanh thu thực tế, đối chiếu với doanh thu, mức thuế đã ấn định tính theo đầu phương tiện, nếu không phù hợp thì điều chỉnh doanh thu, mức thuế sát với thực tế, chống thất thu về doanh thu kinh doanh.
5/ Chỉ đạo UBND phường, xã phối hợp với cơ quan thuế sở tại tổ chức thông kê, nắm phương tiện hành nghề, xác định mức thuế ấn định cho từng hộ kinh doanh, tổ chức phát hành thông báo thuế và đôn đốc từng hộ nộp thuế thực hiện nộp thuế kịp thời và đầy đủ vào ngân sách. Xử lý nghiêm các hộ vi phạm, trốn thuế, lậu thuế.
Bộ Tài chính đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo sớm nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước và đảm bảo công bằng giữa các thành phần kinh tế.
|
KT/
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH |
Công văn số 4320 TC/TCT ngày 07/05/2002 của Bộ Tài chính về việc đề nghị phối hợp trong công tác chống thất thu thuế
Số hiệu: | 4320TC/TCT |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Tài chính |
Người ký: | Phạm Văn Trọng |
Ngày ban hành: | 07/05/2002 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn số 4320 TC/TCT ngày 07/05/2002 của Bộ Tài chính về việc đề nghị phối hợp trong công tác chống thất thu thuế
Chưa có Video