Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5152/UBND-ĐTMT
Về tập trung thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 8 năm 2007

 

Kính gửi:

- Ban An toàn giao thông thành phố;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các Đoàn thể thành phố;
- Các sở-ban-ngành thành phố;
- Ủy ban nhân dân các quận-huyện;
- Các cơ quan Báo, đài thành phố.

Sau khi có Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông; Chỉ thị số 04-CT/TU ngày 12 tháng 7 năm 2007 của Ban Thường vụ Thành ủy về tăng cường lãnh đạo lập lại trật tự kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về giao thông trên địa bàn thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố đã có Chỉ thị số 19/2007/CT-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2007 về thực hiện các giải pháp để kéo giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố trong 6 tháng cuối năm 2007.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị sơ kết công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 6 tháng đầu năm 2007 và triển khai Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu Ban An toàn giao thông thành phố, Thủ trưởng các sở-ban-ngành thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố, các cơ quan Báo, đài thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện tập trung thực hiện nghiêm nội dung Chỉ thị số 19/2007/CT-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố, đồng thời khẩn trương triển khai bổ sung một số công việc sau đây:

1. Trong tháng 8 năm 2007, tổ chức phổ biến rộng rãi nội dung Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ:

a) Thủ trưởng các sở - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện tổ chức phổ biến Nghị quyết này đến tất cả cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức của các phòng - ban và đơn vị trực thuộc.

b) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức đoàn thể thành viên (Liên đoàn Lao động thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Hội Nông dân thành phố, Hội Cựu Chiến binh thành phố, Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh) tổ chức phổ biến Nghị quyết này đến tất cả hội viên, đoàn viên.

c) Các cơ quan Báo, đài thành phố phổ biến toàn văn Nghị quyết trên các phương tiện thông tin đại chúng để nhân dân thành phố biết.

2. Từ tháng 8 đến tháng 12 năm 2007, liên tục tổ chức tuyên truyền phổ biến sâu rộng về nội dung Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP của Chính phủ, trong đó có quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi đi xe môtô, xe gắn máy:

- Từ ngày 15 tháng 9 năm 2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên các quốc lộ bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm;

- Từ ngày 15 tháng 12 năm 2007, người đi mô tô, xe gắn máy trên tất cả các tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.

Riêng cán bộ, công chức, viên chức hành chính sự nghiệp phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe môtô, xe gắn máy trên tất cả tuyến đường của thành phố; thực hiện chậm nhất từ ngày 01 tháng 9 năm 2007.

Tổ chức thực hiện như sau:

a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chỉ đạo công tác tuyên truyền phổ biến quy định này cho cán bộ, công nhân viên trong quận - huyện và cho nhân dân tại các buổi họp khu phố, tổ dân phố.

b) Sở Văn hóa - Thông tin chỉ đạo thực hiện các chương trình tuyên truyền lưu động để phổ biến quy định này cho nhân dân tại các khu vực công cộng, nơi tập trung đông người.

c) Sở Giáo dục - Đào tạo tổ chức tuyên truyền phổ biến quy định này cho giáo viên và học sinh các trường trung học phổ thông (chủ yếu là học sinh cấp 3).

d) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố tổ chức các chương trình tuyên truyền phổ biến sâu rộng quy định này cho nhân dân thành phố ở các địa bàn dân cư.

e) Đề nghị Liên đoàn Lao động thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Hội Nông dân thành phố, Hội Cựu Chiến binh thành phố mở những đợt tuyên truyền phổ biến quy định này cho hội viên, đoàn viên và người lao động tại các doanh nghiệp, các khu chế xuất, khu công nghiệp.

f) Thành đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thường xuyên, liên tục mở những đợt tuyên truyền phổ biến quy định này cho đoàn viên, thanh niên; triển khai thực hiện thật sâu rộng đến các cơ sở Đoàn tại 24 quận - huyện, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và phổ thông trung học.

g) Các cơ quan Báo, đài thành phố, theo định kỳ hàng tuần, phổ biến quy định này trên các báo, đài để nhân dân thành phố biết và chấp hành.

3. Sở Văn hóa - Thông tin:

Kiểm tra, chấn chỉnh và hạn chế tối đa việc cấp phép lắp đặt các panô quảng cáo thương mại dọc đường và tại các khu vực công cộng; dành ưu tiên để lắp đặt các panô thông tin tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông.

4. Công an thành phố:

a) Kiên quyết xử lý nghiêm, công khai và đúng pháp luật đối với những người vi phạm về trật tự an toàn giao thông, không phân biệt người vi phạm đi bộ, đi xe đạp, đi mô tô hay lái xe ô tô.

b) Tổ chức thông báo về cơ quan chủ quản, trường học, phường - xã - thị trấn danh sách những cán bộ, công chức, viên chức, học sinh, sinh viên và người vi phạm pháp luật trật tự an toàn giao thông để kiểm điểm, giáo dục.

c) Tạm giữ mô tô, xe gắn máy 30 ngày trở lên nếu người điều khiển vi phạm một trong các quy định sau: chở quá số người cho phép, đi vào đường ngược chiều, đường cấm, lạng lách đánh võng, vượt đèn đỏ, không chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.

d) Tạm giữ xe mô tô, xe gắn máy 90 ngày không phân biệt sở hữu đối với trường hợp học sinh, sinh viên chưa đủ tuổi hoặc không có Giấy phép lái xe điều khiển mô tô, xe gắn máy.

e) Tổ chức bắt buộc học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ trước khi nhận lại Giấy phép lái xe, giấy tờ khác và phương tiện bị tạm giữ đối với những người vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông và bị hình phạt bổ sung tạm giữ Giấy phép lái xe từ 30 ngày trở lên.

f) Thực hiện đình chỉ lưu hành các phương tiện cơ giới đường bộ vi phạm các quy định về bảo đảm trật tự an toàn giao thông bằng hình thức tạm giữ phương tiện hoặc tạm giữ đăng ký phương tiện, biển số đăng ký, sổ chứng nhận bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo thời hạn quy định của pháp luật
hiện hành.

g) Chủ trì phối hợp với Sở Giao thông công chính tổ chức lực lượng phối hợp thực hiện những công tác sau:

- Kiểm tra và xử lý nghiêm đối với các cá nhân có hành vi xâm hại công trình giao thông, cản trở giao thông; truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nếu hành vi xâm hại công trình giao thông, cản trở giao thông có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm.

- Kiểm tra để tiến tới thực hiện từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 việc đình chỉ lưu hành ô tô đã hết niên hạn sử dụng, xe tự chế 3-4 bánh; tịch thu xử lý bán phế liệu, sung vào công quỹ những trường hợp phương tiện đã bị đình chỉ lưu hành nhưng vẫn cố tình vi phạm.

- Thu hồi không thời hạn Giấy phép lái xe của những lái xe nghiện ma túy.

- Thu hồi không thời hạn Giấy phép lái xe của lái xe khách chuyên nghiệp các loại D, E để xảy ra tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng hoặc chở quá 100% số khách theo quy định.

h) Nghiên cứu từng bước áp dụng công nghệ mới trong tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, giám sát việc chống tiêu cực trong lực lượng cảnh sát của thành phố.

i) Kiến nghị Bộ Công an tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Cảnh sát giao thông đường bộ của thành phố.

5. Sở Giao thông-Công chính:

a) Chủ trì, phối hợp với Công an thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện hoàn thành cải tạo các “điểm đen” về tai nạn giao thông đã phát hiện trên địa bàn thành phố trong năm 2007. Từ năm 2008, phải tập trung tuần tra phát hiện và xử lý nhanh những “điểm đen” về tai nạn giao thông trong vòng 90 ngày, kể từ ngày hoàn tất hồ sơ.

b) Chủ trì, phối hợp với Công an thành phố khẩn trương tổ chức khảo sát, tổ chức phân làn riêng cho xe mô tô, xe gắn máy trên những tuyến đường có đủ điều kiện để khắc phục tình trạng lưu thông hỗn hợp; nghiên cứu tham mưu cho Ủy ban nhân dân thành phố quy định cấm xe mô tô, xe gắn máy lưu thông trên một số tuyến đường trong khoảng thời gian phù hợp để phòng tránh ùn tắc giao thông đô thị.

c) Nghiên cứu để từ tháng 9 năm 2007 đưa thêm nội dung giáo dục về đạo đức, lương tâm và trách nhiệm của người lái xe cơ giới vào giáo trình của các cơ sở đào tạo lái xe ôtô và xe môtô.

d) Thường xuyên kiểm tra chất lượng đào tạo, cấp phép lái xe cơ giới đường bộ; thu hồi có thời hạn hoặc vĩnh viễn Giấy phép đăng ký kinh doanh đối với những cơ sở đào tạo lái xe không đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định hoặc bị phát hiện có tiêu cực, cắt giảm chương trình đào tạo lái xe.

e) Kiểm tra và đình chỉ hoạt động các cơ sở lắp ráp, tự chế các loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và đường thủy nội địa trái phép; tịch thu trang thiết bị trực tiếp sản xuất của cơ sở đã bị đình chỉ hoạt động nhưng vẫn cố tình vi phạm.

f) Quản lý chặt chẽ công tác đăng kiểm phương tiện thủy nội địa nhằm nâng cao chất lượng kỹ thuật của phương tiện thuỷ nội địa đang lưu hành.

6. Ủy ban nhân dân các quận - huyện có trách nhiệm:

a) Trong tháng 8 năm 2007, tiến hành rà soát, kiện toàn Ban An toàn giao thông ở địa phương theo hướng nâng cao trách nhiệm, quyền hạn trong tổ chức phối hợp và tính chuyên nghiệp của bộ máy này.

b) Trong năm 2007, chủ trì phối hợp với Sở Giao thông-Công chính và Công an thành phố để hoàn tất kiểm tra, lập hồ sơ cụ thể về tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn quận - huyện.

c) Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận - huyện phải trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về việc tổ chức giải tỏa dứt điểm trước ngày 30 tháng 3 năm 2009 các trường hợp lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn mình quản lý, trong phạm vi đã được đền bù, xử lý; phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra những trường hợp tái lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn.

7. Sở Y tế :

Theo dõi để tổ chức thực hiện khi có văn bản của Bộ Y tế về bổ sung, sửa đổi quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người điều khiển từng loại phương tiện cơ giới, quy định hình thức kiểm tra đột xuất, kiểm tra định kỳ sức khỏe của lái xe thay thế các quy định hiện hành không còn phù hợp.

8. Sở Tài chính:

Theo dõi, tổ chức thực hiện khi có văn bản của Bộ Tài chính về sửa đổi, bổ sung các quy định mức phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới; về các thủ tục tham gia bảo hiểm và điều kiện bồi thường thiệt hại; về hướng dẫn sử dụng một phần kinh phí từ nguồn bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới để đầu tư lại cho công tác phòng ngừa tai nạn giao thông; về chính sách hỗ trợ phát triển vận tải khách công cộng bằng xe buýt; về việc tăng lệ phí trước bạ, tăng lệ phí đăng ký mô tô và xe gắn máy ở các thành phố lớn,...

9. Thủ trưởng các sở-ban-ngành thành phố, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố, Ủy ban nhân dân các quận - huyện và các cơ quan Báo, đài thành phố có trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 19/2007/CT-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2007 và Công văn này của Ủy ban nhân dân thành phố; định kỳ hàng tháng kể từ tháng 8 năm 2007, báo cáo kết quả thực hiện cho Thường trực Ban An toàn giao thông thành phố (số 63 Lý Tự Trọng, quận 1) trước ngày 05 tháng sau để tổng hợp, báo cáo cho Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Ủy ban nhân dân thành phố.

10. Ban An toàn giao thông thành phố:

- Chủ trì tổ chức Tháng An toàn giao thông trong năm 2007 trên địa bàn thành phố một cách thiết thực và hiệu quả.

- Khẩn trương nghiên cứu, triển khai lắp đặt các panô tuyên truyền về trật tự an toàn giao thông đường bộ và đường thủy nội địa trên các tuyến đường chính và ở những nơi công cộng tập trung đông người như bệnh viện, trường học, chợ, siêu thị, trung tâm mua sắm, khu vui chơi giải trí, các bến xe, bến tàu, bến đò,... trên địa bàn thành phố.

- Chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương thực hiện nghiêm Chỉ thị số 19/2007/CT-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2007 và Công văn này của Ủy ban nhân dân thành phố; định kỳ hàng quý tổ chức giao ban với các cơ quan, đơn vị, địa phương để kiểm điểm, đánh giá tình hình thực hiện; báo cáo kết quả cho Ủy ban An toàn giao thông quốc gia và Ủy ban nhân dân thành phố; đồng thời đề xuất để Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện ./.

 


Nơi nhận:
- như trên;
- Văn phòng Chính phủ;
- Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia;
- Bộ Giao thông vận tải; Bộ Công an;
- Cục Kiểm tra văn bản - Bộ Tư pháp;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực Hội đồng nhân dân TP;
- Ủy ban nhân dân thành phố;
- Đoàn Đại biểu Quốc hội TP.HCM;
- Các Ban Đảng;
- VP HĐ-UBND: CPVP;
- Các Phòng Chuyên viên;
- Lưu: VT, (ĐTMT-Thg) P.

CHỦ TỊCH




Lê Hoàng Quân

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 5152/UBND-ĐTMT năm 2007 về tập trung thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP về giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Số hiệu: 5152/UBND-ĐTMT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
Người ký: Lê Hoàng Quân
Ngày ban hành: 10/08/2007
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [4]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 5152/UBND-ĐTMT năm 2007 về tập trung thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP về giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…