BỘ
GIAO THÔNG VẬN TẢI |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2829/CHHVN-VTDVHH |
Hà Nội, ngày 15 tháng 7 năm 2021 |
Kính gửi: Các Cảng vụ hàng hải
Thực hiện mục tiêu kép phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm hoạt động vận chuyển hàng hóa ở các cảng biển thông suốt, thời gian quan Cục Hàng hải Việt Nam đã chỉ đạo các Cảng vụ hàng hải chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng, triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 ở khu vực quản lý. Cục Hàng hải Việt Nam đánh giá cao các Cảng vụ hàng hải đã triển khai, thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 từ khi bùng phát tới nay, duy trì hoạt động bình thường của hệ thống cảng biển.
Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh, thành phố áp dụng biện pháp giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19. Trên cơ sở kết quả triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch của khu vực cảng biển thành phố Hồ Chí Minh và kết quả triển khai thực hiện các biện pháp phòng chống dịch của các Cảng vụ Hàng hải trong thời gian qua, Cục Hàng hải Việt Nam đã xây dựng Phương án cho tàu thuyền đến cảng tại các khu vực tỉnh, thành phố thực hiện Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ (Phương án gửi kèm theo).
Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị các Cảng vụ hàng hải cập nhật, phổ biến tới các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện nghiêm Phương án nói trên và kịp thời phản ánh những khó khăn vướng mắc hoặc đề xuất sửa đổi bổ sung nội dung Phương án (nếu có) trong quá trình triển khai thực hiện.
Cục Hàng hải Việt Nam thông báo để đơn vị biết và thực hiện./.
|
CỤC TRƯỞNG |
PHƯƠNG ÁN
CHO TÀU THUYỀN ĐẾN CẢNG Ở CÁC CẢNG KHU VỰC TỈNH, THÀNH PHỐ THỰC HIỆN CHỈ THỊ 16/CT-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Thực hiện mục tiêu kép phòng, chống dịch Covid-19 và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm hoạt động vận chuyển hàng hóa ở các cảng biển thông suốt, Cục Hàng hải Việt Nam hướng dẫn triển khai các biện pháp khi tàu thuyền vào cảng làm hàng như sau:
1. Các quy định chung
1.1 Thuyền trưởng tàu biển nhập cảnh khai báo tình hình sức khỏe thuyền viên trên tàu trong thời gian tối thiểu 14 ngày và việc thay đổi thuyền viên (nếu có) trong 14 ngày qua để cung cấp cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật địa phương (CDC).
1.2 Trước khi tàu biển nhập cảnh, tàu biển phải vào vị trí neo đậu được chỉ định bởi cảng vụ để tiến hành các thủ tục kiểm dịch. Tàu biển chỉ được phép làm hàng sau khi thực hiện xong các thủ tục kiểm dịch.
1.3 Thủ tục ra, vào cảng cho tàu biển được thực hiện điện tử qua Cổng thông tin một cửa quốc gia.
1.4 Thuyền viên, hành khách (nếu có) không được đi bờ (trừ trường hợp thay thuyền viên và trường hợp khẩn cấp). Chỉ cho phép những người có nhiệm vụ mới được lên, xuống tàu và tuân thủ tuyệt đối sự giám sát, cấp phép của Biên phòng cảng.
1.5 Tất cả tổ chức, cá nhân vào làm việc trong khu vực cảng phải tuân thủ các quy định phòng chống dịch của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, Bộ Y tế, UBND tỉnh, thành phố và CDC địa phương.
2. Đối với tàu biển
2.1 Triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid 19 theo hướng dẫn của IMO, Bộ Y tế và CDC của địa phương
2.2 Thiết lập lối đi riêng cho tổ chức, cá nhân lên tàu làm việc.
2.3 Thiết lập khu vực làm việc ngoài cabin và nhà vệ sinh riêng để giao tiếp với tổ chức, cá nhân lên tàu làm việc.
2.4 Kiểm soát chặt chẽ người lên xuống tàu, lập danh sách người lên xuống tàu.
3. Đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan
3.1. Hoa tiêu hàng hải
- Hoa tiêu lên tàu làm việc phải mặc đồ bảo bộ y tế cơ bản bao gồm: quần áo găng tay, mũ, kính khi lên tàu.
- Tiếp cận buồng lái bằng cầu thang bộ bên ngoài cabin.
- Giữ khoảng cách tối thiểu với thuyền viên theo quy định.
3.2. Tàu lai dắt
- Thuyền viên tàu lai sẽ liên lạc với thuyền viên tàu biển thông qua VHF, không được tiếp xúc trực tiếp với thuyền viên tàu biển.
- Khi tiếp nhận và tháo bỏ dây lai phải đeo khẩu trang, găng tay, kính bảo hộ và mũ.
- Khi thực hiện nhiệm vụ phải đảm bảo giãn cách tối thiểu.
3.3. Doanh nghiệp cảng
- Bố trí công nhân ở lại tại cảng theo quy mô, nhu cầu sản xuất khai thác của từng đơn vị. Chuẩn bị chỗ ở và cung cấp đầy đủ nhu yếu phẩm cho nhu cầu thiết yếu và trang thiết bị phòng, chống dịch cho công nhân đảm bảo tuân thủ các quy định phòng, chống dịch.
- Tổ chức giám sát thường xuyên việc triển khai các quy định phòng, chống dịch của cán bộ, người lao động.
- Tổ chức lấy mẫu xét nghiệm đối với người lao động theo quy định.
- Bố trí, phân bổ nhân công làm việc theo ca phù hợp đủ để đảm bảo tiến độ, khối lượng công việc vừa đảm bảo giãn cách theo quy định.
- Kiểm soát đo thân nhiệt của công nhân trước khi lên tàu làm việc, lập sổ theo dõi công nhân lên tàu làm việc.
- Công nhân khi làm việc phải trang bị quần áo bảo hộ lao động, găng tay, khẩu trang, kính và giữ khoảng cách an toàn khi làm việc trên tàu.
- Công nhân không ăn, uống với thuyền viên tàu; tuyệt đối không được vào khu vực ở, sinh hoạt của thuyền viên.
- Phương án xếp, dỡ hàng hóa được đại diện cảng và đại diện tàu biển thống nhất bằng giao tiếp qua thiết bị VHF hoặc các thiết bị thông tin liên lạc khác để tránh tiếp xúc trực tiếp với thuyền viên tàu biển.
- Thường xuyên tổ chức đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh để kịp thời bổ sung, điều chỉnh “Phương án phòng chống dịch bệnh Covid-19” và các “quy trình, biện pháp ứng phó, xử lý trong trường hợp có người nhiễm vi rút Covid-19 trong cảng”.
3.4. Các đối tượng khác (giám định, đăng kiểm, đại lý, thợ kỹ thuật...)
- Chỉ được phép lên tàu thực hiện công việc khi công tác kiểm dịch y tế đã được hoàn tất và được sự cho phép của Biên phòng cảng.
- Khi lên tàu phải trang bị đồ bảo hộ y tế theo quy định, thực hiện giãn cách đối với thuyền viên và thực hiện các hướng dẫn phòng chống dịch của Bộ Y tế/ CDC trong suốt quá trình làm việc trên tàu.
4. Đối với phương tiện thủy nội địa
4.1 Thủ tục cho phương tiện thủy nội địa:
- Thông báo kịp thời cho các phương tiện thủy nội địa, yêu cầu liên hệ với đại diện của công ty hoặc đơn vị dịch vụ để thực hiện làm thủ tục vào, rời cảng cho phương tiện (hồ sơ, bằng cấp có thể chụp gửi nếu hệ thống phần mềm của cảng vụ chưa lưu trữ dữ liệu của tàu thuyền, thuyền viên và không thể tra cứu được không xuất trình bản chính).
- Trong trường hợp chủ phương tiện thủy nội địa không có người trên bờ làm thủ tục cho phương tiện, Cảng vụ chủ động phối hợp với doanh nghiệp cảng nơi tàu neo đậu:
+ Thông báo thông tin của phương tiện cho Cảng vụ để tiến hành làm thủ tục cho phương tiện.
+ Hồ sơ, bằng cấp của phương tiện và thuyền viên có thể chụp gửi nếu hệ thống phần mềm của cảng vụ chưa lưu trữ dữ liệu của tàu thuyền, thuyền viên và không thể tra cứu được, không xuất trình bản chính.
+ Cảng vụ sau khi làm thủ tục cho phương tiện sẽ gửi bản scan giấy phép vào, rời cảng, biên lai thu phí, lệ phí hàng hải điện tử cho doanh nghiệp cảng và phương tiện.
+ Doanh nghiệp cảng tạm thu Giấy phép rời cảng cuối cùng của phương tiện, bản khai và phí, lệ phí để chuyển cho Cảng vụ sau.
4.2 Thuyền viên trên phương tiện thủy nội địa hạn chế tối đa việc đi bờ, chỉ đi bờ khi thực sự cần thiết và phải được sự cho phép của Biên phòng cảng và cơ quan y tế.
4.3 Thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa thống nhất phương án cập mạn, làm dây và làm hàng với thuyền trưởng tàu cập mạn qua VHF hoặc điện thoại, thuyền viên không tiếp xúc với thuyền viên tàu cập mạn.
4.4 Thuyền viên phải mặc đồ bảo hộ lao động, khẩu trang, găng tay khi ra ngoài cabin làm việc và thực hiện nghiêm các hướng dẫn của CDC địa phương về công tác phòng chống dịch.
Công văn 2829/CHHVN-VTDVHH năm 2021 về Phương án phòng chống dịch cho tàu thuyền ra vào cảng làm hàng do Cục Hàng hải Việt Nam ban hành
Số hiệu: | 2829/CHHVN-VTDVHH |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Cục Hàng hải Việt Nam |
Người ký: | Nguyễn Xuân Sang |
Ngày ban hành: | 15/07/2021 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 2829/CHHVN-VTDVHH năm 2021 về Phương án phòng chống dịch cho tàu thuyền ra vào cảng làm hàng do Cục Hàng hải Việt Nam ban hành
Chưa có Video