BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 86/BGDĐT-GDTX |
Hà Nội, ngày 08 tháng 01 năm 2019 |
Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Để giúp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là tỉnh) có căn cứ xác định đăng ký tham gia Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam nghiên cứu, xây dựng Bộ tiêu chí thành phố học tập dành cho Việt Nam (gửi kèm công văn) và hướng dẫn cụ thể như sau:
1. Lợi ích, trách nhiệm khi tham gia Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO
Việc tham gia vào Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO sẽ giúp các thành phố thuận lợi hơn trong việc trao đổi ý tưởng, tri thức và kinh nghiệm với các thành phố thành viên khác trên toàn thế giới; được tiếp cận với các chuyên gia, nhà nghiên cứu, giáo dục của UNESCO; cũng như có cơ hội cập nhật kiến thức và thực tiễn tại các hội thảo, hội nghị học tập toàn cầu của UNESCO. Bên cạnh đó, các thành phố thành viên còn có cơ hội phấn đấu danh hiệu “Thành phố học tập toàn cầu UNESCO”. Danh hiệu này sẽ nâng cao uy tín và sự công nhận của cộng đồng quốc tế cũng như gia tăng khả năng thu hút đầu tư, nguồn nhân lực, sự thịnh vượng và phát triển bền vững của chính thành phố đó.
Khi tham gia Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO, lãnh đạo thành phố có trách nhiệm cam kết sự hỗ trợ mạnh mẽ của chính quyền thành phố và huy động nguồn lực từ các bên liên quan để thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người; chỉ đạo triển khai các nội dung, hoạt động liên quan trong việc thực hiện các tiêu chí về xây dựng thành phố học tập; đồng thời, tham dự các hội nghị quốc tế về xây dựng Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu do UNESCO tổ chức.
2. Quy trình và hồ sơ đăng ký tham gia Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO
Các thành phố tổ chức khảo sát, đánh giá hiện trạng theo các tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ số trong Bộ tiêu chí thành phố học tập dành cho Việt Nam (Bộ tiêu chí) để xác định mức độ đã đạt được và khả năng sẽ đạt được của từng tiêu chí, trên cơ sở đó, nghiên cứu, xem xét và quyết định đăng ký tham gia vào Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO.
Hồ sơ đăng ký tham gia Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO (theo mẫu gửi kèm) và gửi về các địa chỉ sau:
- Văn phòng UNESCO Hà Nội để hỗ trợ, tư vấn các vấn đề về xây dựng thành phố học tập;
- Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam để ký bảo lãnh đăng ký tham gia và phê chuẩn đơn gửi đơn đến Viện Học tập suốt đời của UNESCO (UIL) để UIL xem xét, chấp nhận trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo (qua Vụ Giáo dục thường xuyên; địa chỉ: số 35 Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội);
- Nhóm điều phối Hệ thống học tập toàn cầu UNESCO tại UIL theo địa chỉ thư điện tử: learningcities@unesco.org.
3. Những nội dung cần thực hiện trong xây dựng thành phố học tập
Sau khi trở thành thành viên của Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO, các thành phố triển khai thực hiện một số nội dung sau:
a) Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng thành phố học tập (Trưởng ban là lãnh đạo thành phố, Phó Trưởng ban thường trực là lãnh đạo phòng giáo dục và đào tạo, các thành viên gồm đại diện lãnh đạo các phòng, ban, ngành, đoàn thể và các Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố).
b) Tổ chức thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và người dân về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng thành phố học tập.
c) Xây dựng ban hành kế hoạch tổng thể và lộ trình để thực hiện xây dựng thành phố học tập phù hợp với các tiêu chí của Bộ tiêu chí và điều kiện của thành phố. Đồng thời, phân công nhiệm vụ cho các phòng, ban, ngành, đoàn thể và các Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố thực hiện triển khai các nội dung của kế hoạch.
d) Chỉ đạo việc bố trí kinh phí ngân sách hàng năm của thành phố để triển khai các nội dung, hoạt động trong kế hoạch đã đề ra; đồng thời, huy động sự đóng góp của các tổ chức và cá nhân nhằm thực hiện tốt các tiêu chí về xây dựng thành phố học tập.
e) Thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc hoạt động triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng thành phố học tập của thành phố. Cuối năm, xây dựng báo cáo đánh giá sự tiến bộ của các tiêu chí, trong đó tập trung vào việc phân tích các tiêu chí còn chưa đạt, để từ đó có những giải pháp hữu hiệu nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây dựng thành phố học tập của thành phố.
Bộ Giáo dục và Đào tạo trân trọng đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện.
Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị các địa phương liên hệ về Bộ Giáo dục và Đào tạo để phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam và Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam nghiên cứu, giải quyết./.
|
KT. BỘ TRƯỞNG |
BỘ TIÊU CHÍ XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỌC TẬP Ở VIỆT NAM
(Kèm theo Công văn số 86/BGDĐT-GDTX ngày 08 tháng 01 năm 2019 của Bộ GDĐT)
Tiêu chuẩn |
Tiêu chí |
Chỉ số |
Nguồn dữ liệu |
Số liệu thống kê hoặc kết quả khảo sát/đánh giá |
||||||||||||||||||||||||
1.1. Phát huy sự tham gia tích cực của cá nhân và thúc đẩy gắn kết xã hội |
1.1.1. Bảo đảm xóa mù chữ cơ bản vững chắc |
Tỷ lệ người trong độ tuổi 15-60 được công nhận đạt chuẩn biết chữ mức độ 2 đạt ≥ 95% |
Số liệu chính thức do Phòng GDĐT thành phố cung cấp |
% |
||||||||||||||||||||||||
Số người mới biết chữ tiếp tục học tập và không mù chữ trở lại là ≥ 90% |
Số liệu chính thức do Phòng GDĐT thành phố cung cấp |
% |
||||||||||||||||||||||||||
1.1.2. Khuyến khích và tạo điều kiện để các cá nhân tích cực tham gia vào các hoạt động chung của khu dân cư/thành phố |
70% công dân tham gia vào các hoạt động chung của tổ dân phố/thành phố |
Kết quả khảo sát (hoặc tổ trưởng tổ dân phố cung cấp) |
% |
|||||||||||||||||||||||||
1.1.3. Bảo đảm bình đẳng giới |
Bảo đảm 50% trở lên các cấp lãnh đạo của chính quyền, tổ chức, đoàn thể của thành phố có nữ tham gia quản lý |
Thống kê/Báo cáo của Thành ủy/HĐND/UBND |
% |
|||||||||||||||||||||||||
Bảo đảm tỷ lệ cân bằng giữa nam và nữ tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực nghề nghiệp |
Số liệu chính thức do Phòng GDĐT/Phòng Nội vụ thành phố cung cấp |
% |
||||||||||||||||||||||||||
1.2.Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển văn hóa bền vững |
1.2.1. Bảo đảm tăng trưởng kinh tế bền vững năm sau cao hơn năm trước |
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên đầu người gấp 1,5 lần so với GDP của cả nước |
Thống kê/Báo cáo của Thành ủy/HĐND/UBND |
% |
||||||||||||||||||||||||
Tỷ lệ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều không quá 10% |
Thống kê/Báo cáo của Thành ủy/HĐND/UBND/Phòng LĐ-TB&XH |
Hộ nghèo |
% |
|||||||||||||||||||||||||
Hộ cận nghèo |
% |
|||||||||||||||||||||||||||
1.2.2. Tạo cơ hội việc làm cho mọi công dân |
Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động (theo quy định hiện hành) không quá 5% |
Số liệu chính thức do Phòng LĐ-TB&XH thành phố cung cấp |
Nam |
% |
||||||||||||||||||||||||
Nữ |
% |
|||||||||||||||||||||||||||
Tổng |
% |
|||||||||||||||||||||||||||
1.2.3. Khuyến khích sự tham gia vào các hoạt động văn hóa - văn nghệ, vui chơi-giải trí và thể dục-thể thao |
50% dân cư thường xuyên tham gia vào hoạt động văn hóa-văn nghệ, vui chơi-giải trí và thể dục-thể thao |
Số liệu chính thức do Phòng VH&TT hoặc từ kết quả khảo sát |
% |
|||||||||||||||||||||||||
1.2.4. Tăng cường đầu tư và khuyến khích các hoạt động nghiên cứu khoa học, áp dụng khoa học, công nghệ tiên tiến vào sản xuất |
Số lượng kinh phí cho các đề tài, dự án khoa học và công nghệ tăng so với năm trước |
Số liệu chính thức do Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế - Hạ tầng hoặc từ kết quả khảo sát |
% |
|||||||||||||||||||||||||
Số sản phẩm nghiên cứu khoa học (được chuyển giao công nghệ/thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ) và sản phẩm đăng ký giải pháp hữu ích/sáng chế được thực hiện tăng so với năm trước |
Số liệu chính thức do Phòng Kinh tế/Phòng Kinh tế - Hạ tầng hoặc từ kết quả khảo sát |
Tăng |
Giảm |
|||||||||||||||||||||||||
|
|
|||||||||||||||||||||||||||
1.3. Thúc đẩy phát triển bền vững |
1.3.1. Giảm thiểu tác động tiêu cực của kinh tế và các hoạt động khác của con người đối với môi trường tự nhiên |
Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định đạt 60% |
Số liệu chính thức do Phòng Tài nguyên và Môi trường cung cấp |
% |
||||||||||||||||||||||||
70% đường phố đạt yêu cầu xanh, sạch, đẹp |
Số liệu chính thức do Phòng Tài nguyên và Môi trường cung cấp |
% |
||||||||||||||||||||||||||
Lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính giảm so với năm trước |
Số liệu chính thức do Phòng Tài nguyên và Môi trường cung cấp |
Tăng |
Giảm |
|||||||||||||||||||||||||
|
|
|||||||||||||||||||||||||||
1.3.2. Cải thiện điều kiện sống của thành phố |
Tỷ lệ dân cư sống ở các khu nhà tạm không quá 5% |
Số liệu chính thức do Phòng Quản lý đô thị/Phòng LĐ-TB&XH cung cấp |
% |
|||||||||||||||||||||||||
Số vụ tai nạn giao thông giảm so với năm trước |
Số liệu chính thức do Ủy ban ATGT thành phố cung cấp |
Tăng |
Giảm |
|||||||||||||||||||||||||
|
|
|||||||||||||||||||||||||||
Tình trạng ùn tắc giao thông ngày càng được cải thiện |
Số liệu chính thức do Ủy ban ATGT thành phố cung cấp |
Tăng |
Giảm |
|||||||||||||||||||||||||
|
|
|||||||||||||||||||||||||||
Tỷ lệ người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng tăng hàng năm |
Số liệu chính thức do Ủy ban ATGT thành phố cung cấp |
Tăng |
Giảm |
|||||||||||||||||||||||||
|
|
|||||||||||||||||||||||||||
100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm có giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm |
Số liệu chính thức do Phòng Y tế thành phố cung cấp |
% |
||||||||||||||||||||||||||
100% số hộ sử dụng nước sạch đáp ứng quy chuẩn Quốc gia |
Số liệu chính thức do Phòng Y tế thành phố cung cấp |
% |
||||||||||||||||||||||||||
2.1. Thúc đẩy giáo dục hòa nhập trong hệ thống giáo dục quốc dân |
2.1.1. Mở rộng khả năng tiếp cận đối với dịch vụ chăm sóc và giáo dục mầm non |
Đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi |
Số liệu chính thức do Phòng GDĐT thành phố cung cấp |
Số trẻ em 5 tuổi đến lớp, hoàn thành chương trình giáo dục mầm non |
Nam |
Trẻ |
||||||||||||||||||||||
Nữ |
Trẻ |
|||||||||||||||||||||||||||
Tổng |
Trẻ |
|||||||||||||||||||||||||||
Tỷ lệ |
% |
|||||||||||||||||||||||||||
2.1.2. Mở rộng khả năng tiếp cận giáo dục từ bậc tiểu học đến trung học cơ sở |
Đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 |
Số liệu chính thức do Phòng GDĐT thành phố cung cấp |
Số trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 |
Nam |
Trẻ |
|||||||||||||||||||||||
Nữ |
Trẻ |
|||||||||||||||||||||||||||
Tổng |
Trẻ |
|||||||||||||||||||||||||||
Tỷ lệ |
% |
|||||||||||||||||||||||||||
Số trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình tiểu học |
Nam |
Trẻ |
||||||||||||||||||||||||||
Nữ |
Trẻ |
|||||||||||||||||||||||||||
Tổng |
Trẻ |
|||||||||||||||||||||||||||
Tỷ lệ |
% |
|||||||||||||||||||||||||||
Đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3 |
Số liệu chính thức do Phòng GDĐT thành phố cung cấp |
Số thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi 15 đến 18 tốt nghiệp trung học cơ sở |
Nam |
Người |
||||||||||||||||||||||||
Nữ |
Người |
|||||||||||||||||||||||||||
Tổng |
Người |
|||||||||||||||||||||||||||
Tỷ lệ |
% |
|||||||||||||||||||||||||||
Số thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp |
Nam |
Người |
||||||||||||||||||||||||||
Nữ |
Người |
|||||||||||||||||||||||||||
Tổng |
Người |
|||||||||||||||||||||||||||
Tỷ lệ |
% |
|||||||||||||||||||||||||||
2.1.3. Mở rộng khả năng tiếp cận và tham gia vào giáo dục đại học |
Số thanh niên từ 18 đến 24 tuổi được tiếp cận giáo dục đại học đạt 35% trở lên |
Số liệu chính thức do UBND thành phố/Phòng GDĐT thành phố cung cấp |
% |
|||||||||||||||||||||||||
2.1.4. Mở rộng khả năng tiếp cận và tham gia vào giáo dục người lớn, giáo dục đào tạo kỹ thuật và nghề |
Số người từ 25 đến 60 tuổi có tham gia học tập/đào tạo đạt 50% trở lên |
Số liệu chính thức do UBND thành phố/Phòng GDĐT thành phố cung cấp |
% |
|||||||||||||||||||||||||
2.1.5. Hỗ trợ các nhóm đối tượng thiệt thòi được học tập |
Số trẻ thuộc nhóm đối tượng thiệt thòi được học hòa nhập trong các cơ sở giáo dục đạt 70% trở lên |
Số liệu chính thức do phòng GDĐT thành phố cung cấp hoặc kết quả đánh giá của chuyên gia |
% |
|||||||||||||||||||||||||
2.2. Đổi mới học tập trong gia đình và cộng đồng |
2.2.1. Xây dựng môi trường học tập trong cộng đồng |
Số xã, phường có trung tâm học tập cộng đồng hoạt động hiệu quả (theo tiêu chí hiện hành) đạt 50% trở lên |
Số liệu chính thức do phòng GDĐT thành phố cung cấp |
% |
||||||||||||||||||||||||
Số xã, phường đều có thư viện, nhà văn hóa, câu lạc bộ hoạt động hiệu quả (theo tiêu chí hoặc quy định hiện hành) đạt 50% trở lên |
Số liệu chính thức do Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố cung cấp |
% |
||||||||||||||||||||||||||
2.2.2. Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình và cộng đồng |
Số gia đình đạt "Gia đình học tập" đạt 90% trở lên |
Số liệu chính thức do UBND thành phố hoặc Hội Khuyến học thành phố cung cấp |
% |
|||||||||||||||||||||||||
Số thôn/bản/ấp/tổ dân phố đạt danh hiệu "Cộng đồng học tập" đạt 80% trở lên |
Số liệu chính thức do UBND thành phố hoặc Hội Khuyến học thành phố cung cấp |
% |
||||||||||||||||||||||||||
Số cơ sở thuộc xã quản lý (Cơ quan/Trường học/Đơn vị/Doanh nghiệp/Lực lượng vũ trang ...) đạt danh hiệu "Đơn vị học tập" đạt 50% trở lên |
Số liệu chính thức do UBND thành phố hoặc Hội Khuyến học thành phố cung cấp |
% |
||||||||||||||||||||||||||
Hàng năm có tối thiểu 70% số xã/phường/thị trấn được đánh giá, xếp loại “Cộng đồng học tập” cấp xã từ loại Khá trở lên (theo quy định tại Thông tư 44/2014/TT-BGDĐT) |
Số liệu chính thức do UBND thành phố hoặc phòng GDĐT thành phố cung cấp |
% |
||||||||||||||||||||||||||
2.3. Tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động học tập tại nơi làm việc và học tập vì công việc |
2.3.1. Đảm bảo tất cả người lao động đều có cơ hội học tập dưới nhiều hình thức, phương thức khác nhau |
Tỷ lệ người lao động được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề đạt 80% trở lên, trong đó có 1/2 là nữ. |
Số liệu chính thức do phòng Lao động, thương binh và xã hội thành phố/Liên đoàn lao động thành phố cung cấp |
Người lao động được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề |
% |
|||||||||||||||||||||||
Người lao động nữ được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tay nghề |
% |
|||||||||||||||||||||||||||
2.3.2. Khuyến khích các chủ lao động và các công đoàn hỗ trợ việc học tập tại nơi làm việc |
Doanh nghiệp có khoản ngân sách để hỗ trợ người lao động được học tập tại nơi làm việc |
Số liệu chính thức do phòng Lao động, thương binh và xã hội thành phố/Liên đoàn lao động thành phố cung cấp |
Khu vực nhà nước |
% |
||||||||||||||||||||||||
Khu vực tư nhân |
% |
|||||||||||||||||||||||||||
2.3.3. Cung cấp các cơ hội học tập phù hợp cho thanh niên và người lớn thất nghiệp |
Tỷ lệ thanh niên thất nghiệp không quá 3% so tổng số thanh niên trong độ tuổi 15-24 |
Số liệu chính thức do phòng Lao động, thương binh và xã hội thành phố cung cấp |
% |
|||||||||||||||||||||||||
Tỷ lệ người thất nghiệp được tham gia các chương trình đào tạo việc làm khác nhau đạt 50% trở lên |
Số liệu chính thức do phòng Lao động, thương binh và xã hội thành phố cung cấp |
% |
||||||||||||||||||||||||||
2.4. Mở rộng việc sử dụng các công nghệ học tập hiện đại |
2.4.1. Đào tạo các nhà quản lý, giáo viên và nhà giáo dục sử dụng các công nghệ thúc đẩy học tập |
100% cán bộ quản lý nhà trường và giáo viên được tập huấn về công nghệ thông tin |
Số liệu chính thức do phòng GDĐT thành phố cung cấp |
Trường học |
% |
|||||||||||||||||||||||
Các không gian học tập tại cộng đồng |
% |
|||||||||||||||||||||||||||
Toàn thành phố được phủ sóng wifi miễn phí |
Kết quả khảo sát, thống kê/Phòng TT&TT |
5 Xuất sắc |
4 Rất tốt |
3 Tốt |
2 Khá |
1 Yếu |
||||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||
100% nhà trường chính quy và cơ sở giáo dục thường xuyên được trang bị máy tính có nối mạng internet |
Số liệu chính thức do phòng GDĐT thành phố cung cấp |
% |
||||||||||||||||||||||||||
80% giáo viên sử dụng CNTT trong giảng dạy ở nhà trường và ở các địa điểm học tập cộng đồng |
Số liệu chính thức do phòng GDĐT thành phố cung cấp |
% |
||||||||||||||||||||||||||
2.4.2. Tăng khả năng tiếp cận của công dân đối với các công cụ và các chương trình học tập CNTT |
70% người dân sử dụng điện thoại di động |
Kết quả khảo sát, thống kê/Phòng TT&TT |
% |
|||||||||||||||||||||||||
60% người dân sử dụng internet tại gia đình hoặc tại nơi công cộng |
Kết quả khảo sát, thống kê/Phòng TT&TT |
% |
||||||||||||||||||||||||||
2.5. Nâng cao chất lượng học tập |
2.5.1. Đẩy mạnh đổi mới trong giáo dục và học tập |
100% trường phổ thông có thành lập câu lạc bộ nghiên cứu khoa học và hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học và thực hiện dự án khoa học kỹ thuật gắn với thiết kế các chủ đề dạy học theo định hướng giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình GDPT hiện hành |
Số liệu chính thức do phòng GDĐT thành phố cung cấp |
% |
||||||||||||||||||||||||
50% trong tổng số người đã tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục, các thiết chế văn hóa vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học để giải quyết những vấn đề cơ bản cần thiết tối thiểu trong cuộc sống |
|
% |
||||||||||||||||||||||||||
2.5.2. Có đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên được đào tạo, đạt chuẩn |
100% cán bộ quản lý trường học và giáo viên đạt chuẩn theo quy định. |
Số liệu chính thức do phòng GDĐT thành phố cung cấp |
% |
|||||||||||||||||||||||||
2.5.3. Xây dựng môi trường học tập thân thiện |
100% người học hài lòng với môi trường học tập của mình |
Số liệu chính thức do phòng GDĐT thành phố cung cấp |
% |
|||||||||||||||||||||||||
2.6. Thúc đẩy văn hóa học tập trong suốt cuộc đời |
2.6.1. Tổ chức các sự kiện nhằm khuyến khích việc học |
Có tổ chức các sự kiện và sử dụng tất cả các phương tiện thông tin để tuyên truyền về học tập suốt đời |
Báo cáo của phòng GDĐT thành phố cung cấp |
5 Xuất sắc |
4 Rất tốt |
3 Tốt |
2 Khá |
1 Yếu |
||||||||||||||||||||
2.6.2. Hỗ trợ mọi công dân được học tập dưới nhiều hình thức khác nhau |
Người dân được cung cấp đầy đủ thông tin và các cơ hội đa dạng để tham gia học tập suốt đời |
Đánh giá của chuyên gia |
5 Xuất sắc |
4 Rất tốt |
3 Tốt |
2 Khá |
1 Yếu |
|||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
||||||||
3.1. Củng cố ý chí chính trị và cam kết mạnh mẽ |
3.1.1 Sự cam kết xây dựng "Thành phố học tập" của lãnh đạo |
Cấp ủy và chính quyền thành phố có quyết tâm và cam kết mạnh mẽ đối với việc đầu tư xây dựng thành phố học tập |
Đánh giá của chuyên gia |
5 Xuất sắc |
4 Rất tốt |
3 Tốt |
2 Khá |
1 Yếu |
||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||
3.1.2 Hoạch định và triển khai chiến lược thúc đẩy học tập suốt đời cho tất cả mọi người |
Thành phố ban hành các văn bản, chính sách và chiến lược thúc đẩy việc học tập suốt đời cho mọi người dân |
Đánh giá của chuyên gia |
5 Xuất sắc |
4 Rất tốt |
3 Tốt |
2 Khá |
1 Yếu |
|||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||
3.1.3. Giám sát tiến độ xây dựng thành phố học tập |
Có biện pháp quản lý, giám sát, đôn đốc kiểm tra, đánh giá việc xây dựng thành phố học tập theo định kỳ |
Đánh giá của chuyên gia |
5 Xuất sắc |
4 Rất tốt |
3 Tốt |
2 Khá |
1 Yếu |
|||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||
3.2. Tăng cường sự quản lý và tham gia của tất cả các bên liên quan |
3.2.1. Thiết lập các cơ chế phối hợp giữa các sở, ban ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp (nhà nước và tư nhân) trong xây dựng thành phố học tập |
Có các biện pháp khuyến khích sự tham gia và phối hợp của các sở, ban ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp để xây dựng thành phố học tập |
Đánh giá của chuyên gia |
5 Xuất sắc |
4 Rất tốt |
3 Tốt |
2 Khá |
1 Yếu |
||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||
3.2.2. Các sở ban ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp có liên quan cùng có trách nhiệm cung cấp các cơ hội học tập có chất lượng cho mọi công dân trong thành phố |
Các sở, ban ngành, đoàn thể và các doanh nghiệp cam kết tạo các cơ hội học tập cho mọi người trong thành phố hoặc cho hội viên, công nhân của mình về lĩnh vực mà mình phụ trách. |
Đánh giá của chuyên gia |
5 Xuất sắc |
4 Rất tốt |
3 Tốt |
2 Khá |
1 Yếu |
|||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||
3.3. Đẩy mạnh huy động và sử dụng các nguồn lực |
3.3.1. Tăng cường đầu tư tài chính của thành phố đối với học tập suốt đời |
% ngân sách thành phố đầu tư cho giáo dục; và tỷ lệ phân bổ cho giáo dục chính quy và giáo dục không chính quy hoặc giữa giáo dục trẻ em và giáo dục người lớn |
Đánh giá của chuyên gia |
5 Xuất sắc |
4 Rất tốt |
3 Tốt |
2 Khá |
1 Yếu |
||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||
3.3.2. Có chính sách hỗ trợ các nhóm thiệt thòi |
Có dành kinh phí và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí đó để hỗ trợ các nhóm thiệt thòi tham gia học tập |
Đánh giá của chuyên gia |
5 Xuất sắc |
4 Rất tốt |
3 Tốt |
2 Khá |
1 Yếu |
|||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||
3.3.3. Khuyến khích công dân đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết của mình |
Tỷ lệ người dân tham gia đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm, hiểu biết của mình với những người khác |
Đánh giá của chuyên gia |
5 Xuất sắc |
4 Rất tốt |
3 Tốt |
2 Khá |
1 Yếu |
|||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||
3.3.4. Khuyến khích trao đổi ý tưởng, kinh nghiệm, giữa các thành phố |
Thúc đẩy và tận dụng các cơ hội hợp tác và giao lưu với các thành phố học tập khác, kể cả các thành phố của nước ngoài |
Đánh giá của chuyên gia |
5 Xuất sắc |
4 Rất tốt |
3 Tốt |
2 Khá |
1 Yếu |
|||||||||||||||||||||
|
|
|
|
|
||||||||||||||||||||||||
Membership application for the UNESCO Global Network of Learning Cities (GNLC)
Part 1 (to be filled in by the city)
Your city
Name of city: ............................................................................................................
Country: ............................................................................................................
Official city website: ............................................................................................................
............................................................................................................................................
Mayor
Full name (surname, first name): ..................................................................................
□ Ms □ Mr
Exact official title: ........................................................................................................
______________________________________________________________
Contact person for the UNESCO Global Network of Learning Cities
Full name (surname, first name): ....................................................................................
□ Ms □ Mr
Exact official title: .........................................................................................................
Organization (if other than municipality): .......................................................................
Postal address: ........................................................................................................
Postcode: ...............................................................................................
Telephone number (including country code):................................................
Fax number (including country code): ...................................................
Email address: ........................................................................................................
Language of communication: □ English □ French □ Spanish
The City of hereby applies to join the UNESCO Global Network of Learning Cities. With this application, the city pledges to support the objectives and activities of the UNESCO Global Network of Learning Cities by adopting its key documents, the Beijing Declaration on Building Learning Cities and the Key Features of Learning Cities.
Date:
Mayor’s signature and official stamp:
Your city profile
Please note that the information you provide will be displayed on the UNESCO Global Network of Learning Cities website (uil.unesco.org/learning-cities) once your city’s application has been processed by the UNESCO GNLC Coordination Team.
|
Data |
Year |
|
|
|
Population of your city |
|
|
Area of your city (in square kilometres) |
|
|
GDP per capita in your city (in US dollars) |
|
|
GDP per capita in your country (in US dollars) |
|
|
Average number of years of schooling in your city (formal schooling received, on average, by adults over age 25) |
|
|
What is your motivation for adopting the learning city concept?
Please describe your city’s social context and motivation for becoming a learning city (max. 200 words)
How does your city implement or plan to implement the learning city concept?
Please give an introduction to your city’s actions and provide links to available reports or additional information.
Your interests and expertise: What challenges do you face in your city?
Please rate the degree of the challenges you face in your city on a scale from 1-5, where 1 = no challenge and 5 = substantial challenge |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Individual empowerment and social cohesion |
|
|
|
|
|
Economic development and cultural prosperity |
|
|
|
|
|
Sustainability |
|
|
|
|
|
Others (please specify): |
|
|
|
|
|
In which areas would you like support and in which areas is your city a pioneer?
Please tick the appropriate box |
The city would like support |
The city is a pioneer |
Inclusive learning in the education system |
□ |
□ |
Learning in families and communities |
□ |
□ |
Learning in the workplace |
□ |
□ |
Extensive use of modern learning technologies |
□ |
□ |
Creating a widespread culture of learning |
□ |
□ |
Improving governance and participation of all stakeholders |
□ |
□ |
Boosting resource mobilization and utilization |
□ |
□ |
Others (please specify): |
□ |
□ |
Part 2 (to be filled in by the National Commission for UNESCO)
The National Commission for UNESCO in HaNoi hereby endorses the application of the City of to become a member of the Global Network of Learning Cities.
Name of the representative of the National Commission for UNESCO:
Signature and date:
_______________________________________________________________
Thank you for your application.
Please note:
1. Once your city has completed Part 1 of this form, please email it to the National Commission for UNESCO in your country and send a copy to the Coordination Team of the UNESCO Global Network of Learning Cities at UIL (learningcities@unesco.org). For the National Commissions’ contact information, please visit the Database of National Commissions for UNESCO.
2. Once the National Commission for UNESCO has endorsed your membership by signing the application (Part 2), it will forward the complete application to the Coordination Team of the UNESCO Global Network of Learning Cities at UIL (learningcities@unesco.org) and send a copy to you.
3. Cities wishing to provide an initial voluntary contribution to support the activities of the UNESCO Global Network of Learning Cities should contact the Coordination Team of the UNESCO Global Network of Learning Cities at UIL by email or by post.
UNESCO Institute for Lifelong Learning
Coordination Team of the UNESCO Global Network of Learning Cities Feldbrunnenstrasse 58, 20148 Hamburg, Germany
Tel: +49 (0)40 44 80 41 11 Fax: +49 (0)40 410 77 23
Email: learningcities@unesco.org
Website: http://uil.unesco.org/learning-cities
Mẫu đơn đăng ký Mạng lưới các thành phố học tập toàn cầu của UNESCO
Phần 1 (dành cho đơn vị đăng ký điền)
Tên thành phố: ................................................................................................
Quốc gia: ................................................................................................
Website chính thức: ................................................................................................
Chủ tịch
Họ và tên đầy đủ: ................................................................................................
Giới tính: Nam/Nữ ................................................................................................
Chức danh: ................................................................................................
_______________________________________________________________
Đầu mối liên lạc
Họ và tên đầy đủ: .....................................................................................
Giới tính: Nam/Nữ
Chức danh: ................................................................................................
______________________________________________________
Đơn vị (nếu ngoài cấp tỉnh/thành phố): ...............................................................................
Địa chỉ bưu điện: ................................................................................................
Mã bưu điện: ................................................................................................
Số điện thoại (gồm mã quốc gia): .......................................................................................
Số Fax (gồm mã quốc gia): ................................................................................................
Địa chỉ Email: ................................................................................................
Thành phố .......................................... sau đây xin được đăng ký tham gia Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu UNESCO. Bằng việc đăng ký này, chúng tôi xin cam kết hỗ trợ cho mục tiêu và các hoạt động của Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu UNESCO thông qua việc áp dụng bộ tài liệu hướng dẫn của UNESCO, là bản tài liệu Tuyên bố Beijing về Xây dựng thành phố học tập, Bản Tuyên bố tại Tp. Mexico về các Thành phố Học tập bền vững và những đặc điểm chính của các thành phố học tập và Tuyên bố Cork về thành phố học tập và những yêu cầu của thành phố học tập.
Chủ tịch (ký tên và đóng dấu):
Hồ sơ về thành phố
Lưu ý những thông tin được điền vào mẫu đăng ký sẽ xuất hiện trên website của Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu UNESCO (uil.unesco.org/learning-cities) ngay khi hồ sơ về thành phố của bạn được Nhóm điều phối Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO xử lý.
|
Số liệu |
Năm |
Dân số của thành phố |
|
|
Tổng diện tích thành phố (Km2) |
|
|
Mức GDP của thành phố (US dollars) |
|
|
Mức GDP của quốc gia (in US dollars) |
|
|
Số năm đi học trung bình của người dân (chương trình học chính thức, trung bình, đối với người trưởng thành trên 25 tuổi) |
|
|
Động cơ của thành phố trong việc áp dụng các khái niệm về thành phố học tập là gì?
Hãy mô tả về bối cảnh xã hội của thành phố và động cơ để trở thành một thành phố học tập (dài tối đa 200 từ)
Thành phố của các vị sẽ thực hiện hoặc dự kiến thực hiện các khái niệm về thành phố học tập bằng cách nào ?
Hãy giới thiệu về các hành động của thành phố và cung cấp đường link với các báo cáo đã làm và thông tin bổ trợ
Lĩnh vực quan tâm và chuyên môn: Thành phố của các vị gặp phải những thách thức (khó khăn) nào?
Hãy đánh giá mức độ thách thức mà thành phố đang gặp theo mức từ 1 - 5, mức 1: không có thách thức nào và mức 5: thách thức đáng kể |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
Động lực của cá nhân và sự kết nối xã hội |
|
|
|
|
|
Sự phát triển và thịnh vượng về kinh tế và văn hóa |
|
|
|
|
|
Sự bền vững |
|
|
|
|
|
Khác (Liệt kê chi tiết): |
|
|
|
|
|
Thành phố của các vị muốn hỗ trợ ở lĩnh vực nào và thành phố đang tiên phong trong lĩnh vực nào ?
Điền vào ô phù hợp |
Thành phố muốn hỗ trợ |
Thành phố đang tiên phong về |
Học tập cho tất cả trong hệ thống giáo dục |
□ |
□ |
Học tập trong gia đình và cộng đồng |
□ |
□ |
Học tập tại nơi làm việc |
□ |
□ |
Sử dụng mở rộng các công nghệ học tập hiện đại |
□ |
□ |
Tạo ra một văn hóa rộng rãi về học tập |
□ |
□ |
Nâng cao sự giám sát và tham gia của các bên liên quan |
□ |
□ |
Thúc đẩy việc huy động và sử dụng nguồn lực |
□ |
□ |
Khác (liệt kê chi tiết): |
□ |
□ |
Phần 2 (dành cho Ủy ban quốc gia về UNESCO)
Ủy ban quốc gia về UNESCO tại Hà Nội sau đây xin xác nhận bảo lãnh hồ sơ đăng ký trở thành thành viên của Hệ thống học tập toàn cầu UNESCO.
Tên và đại diện của Ủy ban quốc gia về UNESCO:
Chữ ký và ngày:
___________________________________________________________________
Thông tin lưu ý:
Ngay sau khi bạn điền xong Phần 1, đề nghị gửi email tới Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, đồng thời gửi một bản copy tới Nhóm điều phối Hệ thống học tập toàn cầu UNESCO tại UIL (learningcities@unesco.org). Để biết thêm thông tin liên lạc về Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, vào trang website: Database of National Commissions for UNESCO.
Sau khi Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam ký bảo lãnh sự đăng ký tham gia của thành phố bạn (Phần 2), hồ sơ đăng ký sẽ được chuyển tới Nhóm điều phối Hệ thống học tập toàn cầu UNESCO tại UIL. Một bản copy sẽ được gửi cho thành phố bạn.
Các thành phố có mong muốn tự nguyện đóng góp ban đầu để hỗ trợ các hoạt động của Hệ thống thành phố học tập toàn cầu UNESCO liên lạc với Nhóm điều phối của Hệ thống thành phố học tập toàn cầu UNESCO tại UIL bằng email hoặc qua bưu điện theo địa chỉ sau:
Viện UNESCO về Học tập suốt đời
Nhóm Điều phối Hệ thống Học tập suốt đời toàn cầu UNESCO Feldbrunnenstrasse 58, 20148 Hamburg, Germany
Tel: +49 (0)40 44 80 41 11 Fax: +49 (0)40 410 77 23
Email: learningcities@unesco.org
Website: http://uil.unesco.org/learning-cities
Công văn 86/BGDĐT-GDTX năm 2019 về hướng dẫn đăng ký tham gia Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
Số hiệu: | 86/BGDĐT-GDTX |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
Người ký: | Nguyễn Hữu Độ |
Ngày ban hành: | 08/01/2019 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 86/BGDĐT-GDTX năm 2019 về hướng dẫn đăng ký tham gia Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu của UNESCO do Bộ Giáo dục và đào tạo ban hành
Chưa có Video