ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:
5595/SGDĐT-CTTT |
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 10 năm 2023 |
Kính gửi: |
- Trưởng phòng Giáo dục và
Đào tạo quận, huyện và thành phố trực thuộc; |
Căn cứ Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 của Bộ Y tế và Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về công tác y tế trường học;
Căn cứ Quyết định số 2457/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 8 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023 - 2024 của ngành Giáo dục;
Căn cứ Công văn số 4557/BGDĐT-GDTC ngày 24 tháng 8 năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất, hoạt động thể thao và y tế trường học năm 2023-2024;
Căn cứ Quyết định số 3679/QĐ-UBND ngày 31 tháng 8 năm 2023 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm học 2023-2024 ngành Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh.
Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác thể thao và y tế trường học năm học 2023-2024 như sau:
1. Tiếp tục triển khai thực hiện các quy định về công tác y tế trường học tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT ngày 12/5/2016 quy định về công tác y tế trường học trong các cơ sở giáo dục. Đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong quản lý sức khỏe học sinh.
2. Tổ chức lồng ghép, triển khai hiệu quả Chương trình “Sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025”; Đề án đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, HSSV để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025; Chương trình “Y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021-2025”; Đề án tổng thể phát triển giáo dục thể chất, thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.
3. Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thể thao học sinh, sinh viên (HSSV), nâng cao số lượng và hiệu quả hoạt động của các câu lạc bộ thể thao trường học để thu hút đông đảo học sinh tham gia; tổ chức thành công Đại hội thể thao học sinh Thành phố Hồ Chí Minh - Hội khỏe Phù Đổng và tham dự Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ 10 năm 2024 đạt thành tích tốt nhất.
4. Tăng cường công tác dạy bơi phòng chống tai nạn đuối nước; nâng cao tỉ lệ học sinh được học bơi và biết bơi; hoàn thiện cơ sở dữ liệu về sức khỏe học đường.
5. Tập huấn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh; hỗ trợ nhà trường trong công tác tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh.
6. Ứng dụng công nghệ kỹ thuật số Edutech 4.0 để theo dõi, quản lý sức khoẻ học sinh trong trường học, sổ sức khỏe điện tử.
II. NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Hoạt động thể thao trong nhà trường
1.1. Công tác triển khai các đề án
- Các Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục thực hiện công tác chỉ đạo, các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch số 1176/KH-SGDĐT ngày 17 tháng 03 năm 2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện Kế hoạch số 176/KH-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về triển khai Quyết định 1076/QĐ-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tổng thể phát triển giáo dục thể chất và thể thao trường học đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, giai đoạn 2022 - 2025. Xây dựng kế hoạch triển khai, mục tiêu và giải pháp thực hiện đảm bảo các chỉ tiêu đề ra từng năm hướng đến đạt và vượt chỉ tiêu giai đoạn 2022-2025.
- Các Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai và các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc Thông tư số 48/2020/TT-BGDĐT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về hoạt động thể thao trong nhà trường.
1.2. Công tác phối hợp với ngành Văn hóa và Thể thao
- Thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp giữa Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Văn hóa và Thể thao về công tác giáo dục thể chất và thể thao học đường giai đoạn 2020 - 2025.
- Các trường trung học phổ thông, các Phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác phối hợp với các Trung tâm Thể dục thể thao, Trung tâm Văn hóa Thể thao, Trung tâm Văn hóa Thể thao Thông tin của các quận huyện và thành phố Thủ Đức tận dụng hiệu quả cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động sinh hoạt, tập luyện và thi đấu thể thao. Phối hợp nhân sự chuyên môn của hai ngành nhằm phát triển phong trào thể thao trường học.
- Phối hợp tổ chức các hoạt động thông tin, truyền thông về lợi ích của tập luyện thể thao thường xuyên. Tổ chức các hoạt động tập huấn trang bị kiến thức chuyên môn về các hoạt động thể thao trong trường học.
1.3. Công tác tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa
- Tổ chức các hoạt động thể thao ngoại khóa phù hợp với nội dung môn học GDTC, đa dạng hóa các hình thức vận động, khuyến khích học sinh, học viên tích cực, chủ động tham gia rèn luyện sức khỏe, phát triển thể chất; duy trì việc tập luyện thể dục buổi sáng, thể dục giữa giờ, dạy các bài võ Cổ truyền, võ Vovinam... cho học sinh, học viên.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch tổ chức hoạt động thể thao buổi 2 theo hướng dẫn số 3005/GDĐT-GDTrH ngày 06/9/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn cụ thể hoạt động chuyên môn trường trung học dạy 02 buổi/ngày, đảm bảo tính đa dạng, phù hợp với điều kiện của từng đơn vị và nhu cầu của học sinh.
1.4. Tập trung xây dựng và tổ chức các câu lạc bộ thể thao trường học
- Thành lập và tổ chức đa dạng các câu lạc bộ thể thao học đường (khuyến khích tổ chức các môn có trong nội dung thi đấu thể thao học sinh Thành phố).
- Mỗi cơ sở giáo dục tùy theo điều kiện tại đơn vị, thành lập và tổ chức từ 03 câu lạc bộ thể thao cho học sinh tham gia tập luyện (vận dụng theo Quyết định số 898/QĐ-BGDĐT ngày 28/3/2023 về ban hành “Tài liệu hướng dẫn mô hình câu lạc bộ thể thao trong trường trung học cơ sở” của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
- Các cơ sở giáo dục bố trí linh hoạt thời gian sinh hoạt của câu lạc bộ, phù hợp với thời gian học của học sinh nhằm thu hút đông đảo học sinh tham gia, giúp học sinh hình thành thói quen tập luyện thể thao, rèn luyện thân thể và tích cực tham gia các hoạt động thể chất.
1.5. Công tác tổ chức và tham gia thi đấu các giải thể thao học sinh
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức Đại hội thể thao học sinh Thành phố - Hội khỏe Phù Đổng cấp trường, cụm trường, cấp quận huyện, thành phố Thủ Đức cho học sinh, học viên và thành lập đội tuyển tham gia thi đấu Đại hội thể thao học sinh Thành phố - Hội khỏe Phù Đổng năm học 2023-2024.
- Tạo điều kiện cho giáo viên, học sinh, học viên tham gia các hoạt động thể thao cấp cơ sở, cấp toàn quốc và quốc tế.
- Tổ chức, phối hợp tổ chức đa dạng các hoạt động thi đấu các câu lạc bộ thể thao liên trường, cụm trường để học sinh có cơ hội giao lưu, giải trí sau giờ học.
1.6. Phổ cập bơi phòng chống đuối nước
- Các phòng Giáo dục và Đào tạo tăng cường công tác chỉ đạo, giám sát về phổ cập bơi, phổ biến kiến thức phòng tránh tai nạn đuối nước trong trường học.
- Các cơ sở giáo dục tổ chức tập huấn kiến thức kĩ năng bơi, cứu đuối cho giáo viên phụ trách. Tổ chức dạy bơi và truyền thông, sinh hoạt chuyên đề về kiến thức, kĩ năng phòng chống tai nạn đuối nước cho học sinh trong trường học.
- Cập nhật kịp thời các số liệu về phổ cập bơi, học sinh được học bơi, học sinh biết bơi tại đơn vị hằng năm (có so sánh với năm học trước) báo cáo về Sở Giáo dục và Đào tạo.
- Thường xuyên tuyên truyền kiến thức về phòng chống tai nạn đuối nước đến cán bộ, giáo viên, phụ huynh, học sinh trong năm học và trước khi nghỉ hè.
1.7. Tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền về các hoạt động thể thao trường học
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của ngành, gia đình, nhà trường và xã hội về vai trò và lợi ích của hoạt động thể thao đối với sự phát triển toàn diện và lợi ích sức khỏe, lối sống cho học sinh.
- Xây dựng kế hoạch cụ thể và huy động sự tham gia có hiệu quả các phương tiện thông tin, truyền thông tổ chức các hội nghị, hội thảo, chuyên đề, các chiến dịch, sự kiện truyền thông về giáo dục thể chất và thể thao trường học. Sử dụng hiệu quả các mạng truyền thông để tuyên truyền và thông tin về các hoạt động thể thao mà đơn vị tổ chức và tham dự.
- Biểu dương, khen thưởng kịp thời các tổ chức và các cá nhân triển khai có hiệu quả, đóng góp tích cực cho phát triển thể thao trường học và học sinh đạt thành tích cao trong các giải thi đấu thể thao học sinh các cấp.
1.8. Ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong đổi mới dạy học và triển khai công tác GDTC, HĐTT; xây dựng cơ sở dữ liệu về sức khỏe học sinh, học viên; xây dựng và khai thác hiệu quả kho học liệu số trong hoạt động dạy học của giáo viên và hoạt động vận động của học sinh, học viên.
1.9. Cơ sở vật chất
- Các cơ sở giáo dục rà soát và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, sân bãi, trang thiết bị dành cho giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trong các cơ sở giáo dục.
- Đề xuất và trang bị các dụng cụ, cơ sở vật chất đảm bảo phục vụ cho công tác giáo dục thể chất và tổ chức các hoạt động thể thao trường học được thực hiện hiệu quả và an toàn.
- Xây dựng kế hoạch phối hợp với cơ quan quản lý về thể dục, thể thao tại địa phương trong việc hỗ trợ sử dụng các công trình thể thao trên địa bàn cho học sinh, học viên được tập luyện, thi đấu.
2.1. Công tác quản lý sức khỏe học sinh
Tổ chức các hoạt động quản lý, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe học sinh theo quy định. Chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra sức khỏe ban đầu học sinh, thực hiện báo cáo tình trạng sức khỏe học sinh vào cơ sở dữ liệu ngành. Lập và ghi chép vào sổ khám bệnh, sổ theo dõi sức khỏe học sinh, sổ theo dõi tổng hợp tình trạng sức khỏe học sinh và thông báo đến cha mẹ học sinh trong năm học.
2.2. Công tác sơ cấp cứu ban đầu tại trường
Phối hợp Hội Chữ thập đỏ cùng cấp tổ chức các lớp tập huấn sơ cứu, cấp cứu cho học sinh và cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia hoạt động chữ thập đỏ trong trường học.
Đảm bảo các điều kiện cơ cấp cứu tại đơn vị.
2.3. Công tác phòng, chống dịch bệnh, bệnh học đường
Tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Ngành Y tế, Ngành GDĐT về công tác phòng, chống dịch bệnh (COVID-19, Sốt xuất huyết, tay chân miệng, Sởi, Rubella, Cúm A, Đậu mùa khỉ,..) và các bệnh không lây nhiễm trong trường học1. Phối hợp chặt chẽ với hệ thống y tế cơ sở để tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng phòng chống dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cho HSSV. Triển khai hiệu quả các nội dung, tài liệu hướng dẫn chăm sóc mắt và nha học đường.
Các Phòng GDĐT phối hợp với Phòng Y tế để triển khai thực hiện tốt Kế hoạch số 980/KH-BYT-BGDĐT ngày 19/7/2023 của Bộ Y tế và Bộ GDĐT về việc phối hợp triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học tại các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học từ năm học 2023-2024 và các năm học tiếp theo.
Tổ chức giám sát, phát hiện sớm trẻ bệnh trong trường học và chuyển tuyến điều trị kịp thời. Phối hợp ngành y tế, tổ chức truyền thông cho giáo viên, phụ huynh về đặc điểm, cách nhận biết các dấu hiệu của bệnh và các biện pháp phòng, chống; cách chăm sóc, theo dõi sức khỏe cho trẻ mắc bệnh tại nhà.
Thực hiện giám sát và báo cáo đầy đủ kịp thời khi có dịch bệnh xảy ra trong trường học. Tổ chức tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên y tế trường học tại các trường học trên địa bàn.
2.4. Công tác truyền thông, giáo dục sức khỏe
Biên soạn, sử dụng các tài liệu truyền thông giáo dục sức khỏe với nội dung phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện cụ thể của từng đơn vị. Lồng ghép các nội dung giáo dục sức khỏe, phòng chống bệnh tật trong các giờ giảng.
Truyền thông, giáo dục sức khỏe cho học sinh và cha mẹ hoặc người giám hộ về các biện pháp phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích và các chiến dịch truyền thông, giáo dục khác liên quan đến công tác y tế trường học do Ngành GDĐT, Ngành Y tế các cấp phát động.
Tổ chức tập huấn công tác truyền thông về giáo dục Dân số, giới tính và bình đẳng giới cho học sinh; Phối hợp với Sở Y tế xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng giáo viên, cán bộ y tế học đường về nội dung Dân số, Sức khỏe sinh sản, Sức khỏe tình dục; Đưa nội dung Dân số, sức khỏe sinh sản vào các hoạt động ngoại khóa cho học sinh tại các trường phổ thông (Truyền thông, sinh hoạt dưới cờ, Câu lạc bộ, sân chơi, góc thân thiện….). Tổ chức tập huấn truyền thông về bảo vệ sức khỏe học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động tuyên truyền về phòng chống thuốc lá, ma túy, HIV-AIDS trong trường học.
Tổ chức cho học sinh thực hành các hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng chống ngộ độc thực phẩm; dinh dưỡng hợp lý; hoạt động thể lực; phòng chống tác hại của thuốc lá; phòng chống tác hại của rượu, bia; phòng chống bệnh, tật học đường; chăm sóc răng miệng; phòng chống các bệnh về mắt; phòng chống tai nạn thương tích thông qua các hình thức, mô hình phù hợp.
2.5. Công tác nước sạch - vệ sinh môi trường
Đẩy mạnh công tác quản lý, chỉ đạo việc bảo đảm nước uống, nước sinh hoạt, điều kiện về cấp thoát nước và vệ sinh môi trường trong trường học theo quy định. Tập trung đảm bảo quy định về số lượng, chất lượng công trình vệ sinh. Thực hiện khảo sát sự hài lòng của học sinh đối với công trình vệ sinh tại đơn vị vào mỗi học kỳ trong từng năm học. Trên cơ sở đó, lãnh đạo đơn vị có phương pháp khắc phục hạn chế, tồn tại
2.6. Thực hiện các chương trình y tế trong trường học
Tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 4659/QĐ-BGDĐT ngày 14/12/2021 của Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch thực hiện “Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025”; Quyết định số 945/QĐ-BGDĐT ngày 06/4/2022 của Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình Y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2021- 2025 theo Quyết định số 85/QĐ-TTg ngày 17/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch số 716/KH-BGDĐT ngày 28/6/2022 của Bộ GDĐT về thông tin, tuyên truyền Chương trình Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025.
Tiếp tục thực hiện hiệu quả Quyết định số 41/QĐ-TTg ngày 08/1/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Bảo đảm dinh dưỡng hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, HSSV để nâng cao sức khỏe, dự phòng bệnh ung thư, tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hen phế quản giai đoạn 2018-2025. Các cơ sở giáo dục có tổ chức bữa ăn bán trú phải triển khai mô hình Bữa ăn học đường đảm bảo dinh dưỡng hợp lý kết hợp tăng cường các hoạt động vận động thể lực phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương; triển khai, sử dụng hiệu quả tài liệu Hướng dẫn công tác tổ chức bữa ăn học đường kết hợp với tăng cường hoạt động thể lực cho trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục mầm non và tiểu học ban hành kèm theo Quyết định số 2195/QĐ-BGDĐT ngày 10/8/2022 của Bộ GDĐT.
2.7. Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất
Đảm bảo điều kiện phòng y tế, nhân viên y tế theo quy định.
Kiện toàn và nâng cao năng lực đội ngũ nhân viên y tế trường học: Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch số 2055/KH-UBND ngày 22 tháng 6 năm 2022 của Ủy ban nhân dân Thành phố về thực hiện Chương trình Y tế trường học trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông gắn với y tế cơ sở giai đoạn 2022-2025. Chủ trì, phối hợp với ngành Y tế xây dựng kế hoạch, triển khai kiện toàn và bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên y tế trường học (chuyên trách và kiêm nhiệm) theo Chương trình bồi dưỡng do Bộ GDĐT ban hành2. Tiếp tục chỉ đạo, tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên về công tác y tế trường học, phòng chống dịch bệnh, các bệnh không lây nhiễm cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên y tế trường học.
2.8. Đảm bảo dinh dưỡng hợp lý, an toàn thực phẩm, tổ chức bữa ăn học đường
Triển khai thực hiện Chương trình sức khỏe học đường giai đoạn 2021 - 2025. Triển khai thực hiện có hiệu quả bộ thực đơn cân bằng dinh dưỡng. Thực hiện dinh dưỡng hợp lý với các nội dung: dinh dưỡng phù hợp với lứa tuổi học sinh, tăng cường vận động cho trẻ em lứa tuổi học sinh, hướng dẫn và quản lý học sinh bị suy dinh dưỡng và thừa cân, béo phì tại trường. Triển khai việc uống bổ sung viên sắt/thuốc bổ máu phòng ngừa thiếu máu dinh dưỡng cho các em nữ sinh tại các trường trung học phổ thông.
Triển khai Kế hoạch liên tịch số 1746/KHLT-BQLATTP-SGDĐT ngày 26 tháng 7 năm 2023 về đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2023 đến năm 2025; công văn số
5244/SGDĐT-CTTT ngày 15 tháng 9 năm 2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác đảm bảo an toàn trường học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Phối hợp Ban Quản lý An toàn thực phẩm Thành phố tổ chức tập huấn công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại trường học. Đảm bảo các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định. Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, chính quyền địa phương trong việc giáo dục, hướng dẫn trẻ em, học sinh thực hiện các quy định về an toàn thực phẩm.
Phối hợp Ngành Y tế, Bản Quản lý an toàn thực phẩm tổ chức kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tại các cơ sở giáo dục.
2.9. Về thực hiện bảo hiểm y tế học sinh
Thực hiện Hướng dẫn số 4103/HDLS/BHXH-GDĐT ngày 01 tháng 8 năm 2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Bảo hiểm xã hội Thành phố về hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế học sinh, sinh viên năm học 2023 - 2024.
Trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác phối hợp với cơ quan Bảo hiểm Xã hội các cấp tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền thực hiện Bảo hiểm y tế học sinh sinh viên, bảo đảm quyền lợi được chăm sóc sức khỏe ban đầu của Học sinh sinh viên trong trường học, phấn đấu đạt tỷ lệ 100% HSSV tham gia bảo hiểm y tế. Triển khai việc cài đặt và sử dụng ứng dụng VssID- Bảo hiểm xã hội số trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đối với công tác y tế trường học: Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức và các quận, huyện phối hợp với ngành Y tế địa phương tham mưu với Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức và các quận, huyện trong việc lập kế hoạch, triển khai thực hiện công tác y tế trường học trên địa bàn; tập huấn công tác chuyên môn, nghiệp vụ cho nhân viên y tế trường học trên địa bàn; đôn đốc, giám sát và thanh tra, kiểm tra các trường học trong việc thực hiện các nội dung về công tác y tế trường học; cuối năm học tiến hành tổng kết, thống kê, báo cáo kết quả hoạt động y tế trường học theo quy định. Thủ trưởng cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch công tác y tế trường học năm học 2023-20243 nhằm triển khai thực hiện đầy đủ các nội dung về y tế trường học được quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, đặc biệt đảm bảo thực hiện tốt những nội dung trọng tâm trong hướng dẫn này.
Đối với hoạt động thể thao trường học: Căn cứ Hướng dẫn này, các Phòng Giáo dục và Đào tạo, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch triển khai hoạt động thể thao trường học năm học 2023-2024.
Chủ động, tích cực xác định những nội dung, đề ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị trong năm học 2023-2024.
Tổ chức quán triệt, triển khai nhiệm vụ đến đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo, người học và các đơn vị liên quan để thực hiện. Chủ động, tích cực xác định những nội dung, đề ra các giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của đơn vị để thực hiện tốt hoạt động thể thao trường học, công tác y tế trường học năm học 2023-2024. Chú trọng công tác truyền thông giáo dục, tăng cường thực hiện truyền thông và xây dựng các sản phẩm truyền thông về mục đích, ý nghĩa, nội dung giáo dục của tất cả các hoạt động thể thao trường học, công tác y tế trường học, đặc biệt là các hoạt động giáo dục toàn diện học sinh, sinh viên. Khai thác, phát huy ưu điểm của các phương tiện truyền thông, các kênh truyền thông nhằm lan tỏa những ảnh hưởng tích cực từ các cá nhân, đơn vị tiêu biểu, các hoạt động điển hình trong cơ sở giáo dục đến với đông đảo học sinh, cha mẹ học sinh và toàn ngành.
Thường xuyên cập nhật, khai thác thông tin liên quan đến các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, tin bài về công tác hoạt động thể thao và y tế trường học trên Cổng thông tin điện tử của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Thực hiện nghiêm túc báo cáo sơ kết triển khai thực hiện kì I trước ngày 13/01/2024, báo cáo tổng kết4 và tự đánh giá5 năm học 2023-2024 trước ngày 01/6/2024.
Gửi Kế hoạch, báo cáo về Phòng Chính trị tư tưởng - Sở Giáo dục và Đào tạo theo đường dẫn https://bit.ly/cttt2324.
Sở Giáo dục và Đào tạo đề nghị thủ trưởng đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
|
KT. GIÁM ĐỐC |
1 Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 3256/KH-GDĐT-CTTT ngày 09/9/2018 của Sở Giáo dục và Đào tạo về Thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống bệnh không lây nhiễm ngành Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2018 - 2025.
2 Quyết định số 4202/QĐ-BGDĐT ngày 13 tháng 12 năm 2022 của Bộ GDĐT về phê duyệt Chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực cho nhân viên y tế trường học.
3 Kế hoạch công tác y tế trường học xây dựng theo mẫu quy định tại Tài liệu hướng dẫn công tác y tế trường học ban hành kèm theo Quyết định số 3822/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
4 Báo cáo định kỳ hoạt động y tế trong năm học theo mẫu báo phụ lục 02 (Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT- BYT-BGDĐT).
5 Tự đánh giá kết quả thực hiện công tác y tế trường học vào cuối mỗi năm học: Cơ sở giáo dục mầm non đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 (Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT); Trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông có nhiều cấp học, trường chuyên biệt đánh giá theo mẫu quy định tại Phụ lục 04 (Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT).
Công văn 5595/SGDĐT-CTTT năm 2023 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác thể thao và y tế trường học năm học 2023-2024 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu: | 5595/SGDĐT-CTTT |
---|---|
Loại văn bản: | Công văn |
Nơi ban hành: | Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký: | Dương Trí Dũng |
Ngày ban hành: | 02/10/2023 |
Ngày hiệu lực: | Đã biết |
Tình trạng: | Đã biết |
Văn bản đang xem
Công văn 5595/SGDĐT-CTTT năm 2023 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công tác thể thao và y tế trường học năm học 2023-2024 do Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
Chưa có Video