Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 5042/TCT-CS
V/v chi phí tiền lương.

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2008

 

Kính gửi: Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh

Trả lời công văn số 140/SGTVT-TCCB ngày 26/11/2008 của Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh về xử lý quỹ lương chưa chi trả cho người lao động sau thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:

1. Về quỹ dự phòng tiền lương:

Tại khoản 8 Điều 5 Chương II Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ quy định về thuế TNDN quy định khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế bao gồm: “Trích các khoản dự phòng theo chế độ quy định”.

Theo chính sách hiện hành, các khoản dự phòng theo chế độ được tính vào chi phí hợp lý quy định tại Thông tư số 82/2003/TT-BTC ngày 14/08/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn về trích lập, quản lý, sử dụng, hạch toán Quỹ trợ cấp mất việc làm tại doanh nghiệp và Thông tư số 13/2006/TT-BTC ngày 27/02/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tốn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp.

Quy định tại điểm 5b Mục III Thông tư số 07/2005/TT-BLĐTBXH ngày 05/01/2005 của Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Nghị định số 206/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và thu nhập trong các công ty Nhà nước: “Công ty được trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do Tổng giám đốc, Giám đốc quyết định sau khi có ý kiến của Ban chấp hành công đoàn công ty, nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện” là quy định về cách quản lý quỹ tiền lương ở công ty Nhà nước.

Căn cứ các quy định nêu trên, công ty Nhà nước không được hạch toán khoản trích lập quỹ dự phòng tiền lương vào chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập chịu thuế TNDN.

2. Về phần tiền lương chưa thanh toán cho người lao động:

Tại điểm 2.3.a Mục III Phần B Thông tư số 134/2007/TT-BTC ngày 23/11/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định: “Chi phí tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán năm thực tế chưa chi” không được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Căn cứ quy định nêu trên, công ty Nhà nước không được hạch toán vào chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN đối với phần tiền lương, tiền công và khoản phụ cấp phải trả cho người lao động trong năm tài chính nhưng đến hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán năm (ngày 31/3 năm sau) mà thực tế chưa chi cho người lao động

Tổng cục thuế trả lời để Sở Giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh được biết./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục thuế TP HCM;
- Vụ Pháp chế;
- Ban Pháp chế;
- Lưu: VT, CS (3b).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Duy Khương

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn số 5042/TCT-CS về việc chi phí tiền lương do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu: 5042/TCT-CS
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
Người ký: Phạm Duy Khương
Ngày ban hành: 29/12/2008
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [5]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn số 5042/TCT-CS về việc chi phí tiền lương do Tổng cục Thuế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [0]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…