Bộ lọc tìm kiếm

Tải văn bản

Lưu trữ Góp ý

  • Thuộc tính
  • Nội dung
  • Tiếng anh
  • Lược đồ

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3290/TCT-TTKT
V/v thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Hà Nội, ngày 12 tháng 8 năm 2020

 

Kính gửi: Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Thực hiện Công văn số 907/TTCP-KHTH ngày 12/6/2020 của Thanh tra Chính phủ, Thông báo số 364/TB-BTC ngày 02/6/2020 của Bộ Tài chính về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và đảm bảo an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Tổng cục Thuế đề nghị Cục Thuế các tỉnh, thành phố thực hiện các nội dung sau:

1. Thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ do Lãnh đạo Cục Thuế làm Trưởng Ban chỉ đạo để tổ chức triển khai rà soát, điều chỉnh và thực hiện kế hoạch theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế.

2. Về công tác kiểm tra hồ sơ khai thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14, Tổng cục Thuế yêu cầu Cục Thuế thực hiện:

- Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành quyết định giao nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ khai thuế cho các phòng/bộ phận thanh tra, kiểm tra.

- Các phòng/bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế tổ chức việc kiểm tra hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp theo Tổ kiểm tra, với biên chế tối thiểu 02 người/01 Tổ kiểm tra/01 doanh nghiệp thuộc danh sách phải kiểm tra.

Phụ trách bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế trình Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành quyết định giao cụ thể số lượng, danh sách doanh nghiệp phải kiểm tra hồ sơ khai thuế cho từng Tổ kiểm tra.

- Phụ trách bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế phân công nhiệm vụ theo danh sách doanh nghiệp cụ thể cho Tổ trưởng và các thành viên trong Tổ kiểm tra, nội dung phân công, giao nhiệm vụ được lập thành văn bản. Phiếu nhận xét hồ sơ khai thuế phải có đủ chữ ký của các thành viên của Tổ kiểm tra.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc kiểm tra hồ sơ khai thuế, thu thập các thông tin từ các phòng/đơn vị chức năng khác thuộc cơ quan thuế (theo quy trình tố cáo, hóa đơn; thu thập thông tin từ bên thứ ba ngoài cơ quan thuế (bao gồm: truyền thông, đơn thư tố cáo, giao dịch đáng ngờ từ Cơ quan giám sát Ngân hàng, cơ quan Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, hải quan,...) để phục vụ công tác đối chiếu, rà soát hồ sơ của doanh nghiệp:

+ Hồ sơ khai thuế tháng, quý: giao các Tổ kiểm tra thực hiện kiểm tra 100% hồ sơ khai thuế. Áp dụng công nghệ thông tin để đánh giá mức độ rủi ro của hồ sơ khai thuế.

+ Hồ sơ khai thuế, quyết toán năm: Tập trung kiểm tra hồ sơ khai thuế, quyết toán năm liền kề (2018, 2019). Các Tổ kiểm tra áp dụng bộ tiêu chí tĩnh và bổ sung bộ tiêu chí động về đánh giá tình hình biến động các tiêu chí tài chính, tài sản, kết quả kinh doanh, hành vi vi phạm phổ biến trên địa bàn... thông qua ứng dụng TPR, kết hợp thông tin từ bên thứ ba để đánh giá mức độ rủi ro cao, vừa, thấp để thực hiện kiểm tra.

+ Hồ sơ rủi ro thấp thực hiện kiểm tra, lưu hồ sơ theo quy định.

+ Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế lập danh sách hồ sơ có rủi ro vừa (nêu rõ dấu hiệu rủi ro, nghi vấn) trình thủ trưởng cơ quan Thuế ký thông báo đề nghị doanh nghiệp giải trình, bổ sung thông tin tài liệu theo quy định.

+ Đối với hồ sơ rủi ro cao thì thực hiện lập danh sách người nộp thuế kiểm tra và giám sát trọng điểm về thuế báo cáo lãnh đạo bộ phận thanh tra, kiểm tra để trình thủ trưởng cơ quan thuế kế hoạch thực hiện phân tích chuyên sâu, kiểm tra và giám sát trọng điểm tại trụ sở cơ quan thuế.

Cơ quan thuế khuyến khích người nộp thuế gửi thông báo, tiếp nhận thông tin giải trình thông qua phương thức trao đổi điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế (được cơ quan thuế thông báo xác nhận, doanh nghiệp đăng ký với cơ quan thuế) hoặc điện thoại, email,....

- Định kỳ ngày 30 hàng tháng, bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế lập biểu tổng hợp phiếu nhận xét hồ sơ sau kiểm tra theo mức độ rủi ro thấp, vừa, cao:

+ Số hồ sơ rủi ro thấp thực hiện lưu hồ sơ.

+ Số hồ sơ rủi ro vừa thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế, thông báo đề nghị người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin tài liệu theo quy định.

+ Số hồ sơ rủi ro cao đã thực hiện lập danh sách người nộp thuế kiểm tra và giám sát trọng điểm.

- Mỗi hồ sơ khai thuế qua kiểm tra có tổng số xử lý thuế (truy thu, phạt, truy hoàn, giảm lỗ, giảm khấu trừ,...) vượt trên mức bình quân truy thu của Cục Thuế về kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế thì được tính như một cuộc kiểm tra thuế tại doanh nghiệp khi tính tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ, cơ quan thuế cấp trên giao nhiệm vụ kiểm tra để tính kết quả thi đua công tác thuế năm 2020.

Bộ phận thanh tra, kiểm tra thuế lập danh sách theo dõi các hồ sơ khai thuế đủ điều kiện được tính như một cuộc kiểm tra để tổng hợp chung vào báo cáo tổng kết công tác thanh tra, kiểm tra thuế năm 2020.

3. Đối với kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2020 tại trụ sở doanh nghiệp đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt:

- Trên cơ sở kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2020 được duyệt, cơ quan thuế thực hiện phân tích so sánh mức độ điểm rủi ro của người nộp thuế trên Ứng dụng TPR sau khi cập nhật hồ sơ khai thuế mới nhất (năm 2019) với điểm rủi ro khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra lần đầu; So sánh tổng doanh thu của hàng hóa dịch vụ bán ra trên tờ khai thuế GTGT 06 tháng (02 quý) đầu năm 2020 với cùng kỳ năm trước để xác định mức độ rủi ro cao, vừa, thấp và thực hiện điều chỉnh kế hoạch theo chủ trương của Chính phủ, Bộ Tài chính như sau:

+ Đối với trường hợp người nộp thuế thuộc ngành nghề, lĩnh vực có ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, dịch bệnh theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền, thuộc kế hoạch thanh tra, kiểm tra được duyệt, qua cập nhật dữ liệu và kết quả phân tích chuyên sâu:

++ Mức độ rủi ro thấp về thuế thì thực hiện trình cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giảm kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế năm 2020 theo quy định của pháp luật.

++ Mức độ rủi ro vừa thì thực hiện trình cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh giảm kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế năm 2020 và thực hiện kiểm tra hồ sơ khai thuế tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định.

++ Mức độ rủi ro cao về thuế thì thực hiện lập danh sách giám sát trọng điểm về thuế, báo cáo lãnh đạo bộ phận thanh tra, kiểm tra thuê để trình Thủ trưởng cơ quan thuế thực hiện kiểm tra và giám sát trọng điểm tại trụ sở cơ quan thuế.

+ Kết quả phân tích, so sánh mức độ điểm rủi ro trên Ứng dụng TPR sau khi cập nhật hồ sơ khai thuế mới nhất (năm 2019) và mức độ tăng trưởng khi so sánh tổng doanh thu của hàng hóa dịch vụ bán ra trên tờ khai GTGT 06 tháng (02 quý) đầu năm 2020 với cùng kỳ năm trước là cơ sở để cơ quan thuế xem xét, thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp người nộp thuế có mức tăng trưởng doanh thu của hàng hóa dịch vụ bán ra trên tờ khai thuế GTGT 06 tháng (02 quý) đầu năm 2020 với cùng kỳ năm trước bị giảm sâu, thì cơ quan thuế xem xét, đánh giá mức độ ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh, kết hợp với kết quả phân tích rủi ro trên Ứng dụng TPR để xem xét, báo cáo tác động của thiên tai, dịch bệnh, trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh giảm kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và chuyển sang thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định.

+ Đối với trường hợp người nộp thuế không chịu ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, dịch bệnh thuộc kế hoạch kiểm tra được duyệt, nhưng có kiến nghị không thực hiện kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, qua phân tích chuyên sâu dữ liệu báo cáo tài chính cập nhật mới nhất về kết quả phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính, tờ khai thuế, mức độ tuân thủ của người nộp thuế và các thông tin thu thập khác, nếu có mức độ rủi ro thấp hơn khi lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra và doanh nghiệp bị giảm mức tăng trưởng (có tổng doanh thu của hàng hóa dịch vụ bán ra trên tờ khai GTGT 06 tháng (02 quý) đầu năm 2020 thấp hơn cùng kỳ năm trước) thì cơ quan thuế xem xét trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và chuyển sang thực hiện kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế theo quy định.

- Cơ quan thuế triển khai phân loại doanh nghiệp để lập danh sách doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch Covid- 19 trên cơ sở kết hợp nhiều nguồn thông tin: thông tin quản lý, thông tin từ các cơ quan thống kê, sở kế hoạch đầu tư các tỉnh. Danh sách doanh nghiệp được xác định bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 phải được lập bằng văn bản; có thuyết minh đầy đủ các căn cứ xác định điều chỉnh kế hoạch.

- Tăng cường công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế trong thời kỳ dịch bệnh diễn biến phức tạp để đảm bảo không ảnh hưởng đến chỉ tiêu về thu Ngân sách nhà nước qua công tác thanh tra, kiểm tra thuế. Lũy kế kết quả điều chỉnh qua công tác kiểm tra tại trụ sở cơ quan thuế so với mức thu bình quân 01 cuộc kiểm tra năm 2019 để làm cơ sở xác định số lượng doanh nghiệp được bù trừ với doanh nghiệp điều chỉnh giảm kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế năm 2020 do dịch bệnh Covid-19 khi xét thi đua cuối năm.

4. Khẩn trương rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra chuyên ngành năm 2020 theo chỉ đạo tại Công văn số 907/TTCP-KHTH ngày 12/6/2020 của Thanh tra Chính phủ và Thông báo số 364/TB-BTC ngày 02/6/2020 của Bộ Tài chính, cụ thể:

- Báo cáo Tổng cục Thuế (qua Vụ Thanh tra - Kiểm tra thuế), đề xuất phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra thuế của đơn vị theo quy định, hoàn thành trước ngày 20/8/2020.

- Chỉ đạo, phê duyệt điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền đối với các Chi cục Thuế, hoàn thành trước ngày 25/8/2020.

- Thông báo ngay cho doanh nghiệp về điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra (sau khi được phê duyệt) để doanh nghiệp chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc đề nghị các đơn vị báo cáo về Vụ Thanh tra - Kiểm tra thuế để được hướng dẫn, xử lý./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Tổng cục Trưởng (để báo cáo);
- Vụ QLT DNL (để thực hiện);
- Lưu: VT, TTKT.

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Đặng Ngọc Minh

 

Nội dung văn bản đang được cập nhật

Công văn 3290/TCT-TTKT năm 2020 thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP do Tổng cục Thuế ban hành

Số hiệu: 3290/TCT-TTKT
Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Thuế
Người ký: Đặng Ngọc Minh
Ngày ban hành: 12/08/2020
Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết
Văn bản được hướng dẫn - [0]
Văn bản được hợp nhất - [0]
Văn bản bị sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản bị đính chính - [0]
Văn bản bị thay thế - [0]
Văn bản được dẫn chiếu - [3]
Văn bản được căn cứ - [0]
Văn bản liên quan ngôn ngữ - [0]

Văn bản đang xem

Công văn 3290/TCT-TTKT năm 2020 thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP do Tổng cục Thuế ban hành

Văn bản liên quan cùng nội dung - [3]
Văn bản hướng dẫn - [0]
Văn bản hợp nhất - [0]
Văn bản sửa đổi bổ sung - [0]
Văn bản đính chính - [0]
Văn bản thay thế - [0]
Hãy đăng nhập hoặc đăng ký Tài khoản để biết được tình trạng hiệu lực, tình trạng đã bị sửa đổi, bổ sung, thay thế, đính chính hay đã được hướng dẫn chưa của văn bản và thêm nhiều tiện ích khác
Loading…